Tag

Xuất hiện vùng áp thấp trên biển Đông, có khả năng thành bão

Môi trường 27/06/2022 12:00
aa
TTTĐ - Theo các chuyên gia khí tượng dự báo, khoảng đêm nay 27/6, trên biển Đông sẽ có áp thấp nhiệt đới, có khả năng mạnh thành bão.
Nước ta chuẩn bị cùng lúc đón không khí lạnh và áp thấp nhiệt đới, bão Thời tiết diễn biến phức tạp, khả năng xuất hiện liên tiếp 2 cơn bão trong 10 ngày tới Trung Bộ tiếp tục có mưa to đến rất to trong những ngày tới Vùng áp thấp trên biển Đông đã mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới Bão Rai và có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền các tỉnh Trung Trung Bộ

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia, hiện nay, phía Nam đảo Luzon (Philippines) đang tồn tại một vùng áp thấp. Khoảng đêm nay (27/6) và ngày mai (28/6), vùng áp thấp này đi vào khu vực Bắc và giữa Biển Đông.

Ngày 29/6 - 2/7, vùng áp thấp khả năng mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới với xác suất khoảng 70 - 80%, sau có thể mạnh lên thành bão với xác suất 40 - 60% trên khu vực Bắc Biển Đông.

Trung tâm khí tượng dự báo, chiều tối 29/6 đến 2/7, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ nguy cơ xuất hiện một đợt mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ mưa rất to.

Xuất hiện vùng áp thấp trên biển Đông, có khả năng thành bão
Vùng áp thấp ở Philippines có khả năng mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới/bão trên Biển Đông

Từ 29/6 đến 3/7, Tây Nguyên và Nam Bộ khả năng mưa rào và dông, cục bộ mưa to đến rất to. Đề phòng lốc, sét, mưa đá, gió giật mạnh ở Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, sạt lở đất, lũ quét ở vùng núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, ngập úng cục bộ ở vùng trũng thấp, ven sông.

Trên các sông, suối nhỏ thuộc khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ có thể xảy ra một đợt lũ nhỏ.

Cũng theo cơ quan khí tượng thuỷ văn, từ 29/6 trở đi, phía Nam của Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Trường Sa), vùng biển từ Bình Thuận trở vào đến Cà Mau gió Tây Nam mạnh dần lên cấp 5, sau tăng lên cấp 6, giật cấp 7 - 8, sóng cao từ 2 - 3m, biển động.

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hiện nay ở khu vực từ Thanh Hóa đến Phú Yên có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt với nhiệt độ lúc 13h phổ biến 35 - 37 độ C, có nơi trên 38 độ C. Khu vực Hòa Bình, trung du và Đồng bằng Bắc Bộ có nắng nóng với nhiệt độ lúc 13h phổ biến 35 - 36 độ C, có nơi trên 36 độ C.

Dự báo ngày mai (28/6) và ngày 29/6, ở khu vực Trung Bộ tiếp tục có nắng nóng và nắng nóng gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến 35 - 38 độ C, có nơi trên 38 độ C.

Ở Bắc Bộ có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến 35 - 37 độ C, có nơi trên 37 độ C.

Ngày 29/6, ở Hòa Bình, trung du và Đồng bằng Bắc Bộ có nắng nóng cục bộ.

Khu vực Hà Nội ngày mai có nắng nóng và nắng nóng gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến 36 - 38 độ C. Ngày 29/6 có nắng nóng với nhiệt độ cao nhất phổ biến 35 - 36 độ C.

Đọc thêm

Bắc Bộ ngày nắng nóng, chiều tối và đêm có mưa to Môi trường

Bắc Bộ ngày nắng nóng, chiều tối và đêm có mưa to

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày và đêm 2/7, nhiều khu vực ngày nắng, có nơi nắng nóng gay gắt với nhiệt độ trên 38 độ C; chiều tối và đêm có mưa dông, đề phòng khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.
Nhiều khu vực nắng nóng, nhiệt độ có nơi trên 38 độ C Môi trường

Nhiều khu vực nắng nóng, nhiệt độ có nơi trên 38 độ C

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, nhiều khu vực ngày nắng nóng với nhiệt độ có nơi trên 38 độ C; chiều tối và đêm có mưa rào và dông, trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.
Bắc Bộ chiều tối và đêm có mưa dông, ngày nắng nóng Môi trường

Bắc Bộ chiều tối và đêm có mưa dông, ngày nắng nóng

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, nắng nóng ở Trung Bộ có khả năng kéo dài trong nhiều ngày tới.
Quảng Ngãi: Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển Môi trường

Quảng Ngãi: Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển

TTTĐ - Chiều 29/6, tại thành phố Quảng Ngãi, báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp cùng UBND tỉnh Quảng Ngãi tổ chức chương trình “Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển” với sự tham dự của đông đảo đại biểu, các ban ngành liên quan và bà con ngư dân trên địa bàn tỉnh.
Hà Nội nắng nóng gay gắt, nhiệt độ cao nhất 38 độ C Môi trường

Hà Nội nắng nóng gay gắt, nhiệt độ cao nhất 38 độ C

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 30/6 và 1/7, Bắc Bộ có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 35-37 độ C, có nơi trên 37 độ C; độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến 55-60%.
Bắc Bộ nắng nóng, Trung Bộ nắng nóng gay gắt Môi trường

Bắc Bộ nắng nóng, Trung Bộ nắng nóng gay gắt

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 29/6, khu vực Hòa Bình, trung du và đồng bằng Bắc Bộ có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 35-37 độ C, có nơi trên 37 độ C; độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến 55-60%.
Hà Nội còn 19 điểm úng ngập cục bộ Môi trường

Hà Nội còn 19 điểm úng ngập cục bộ

TTTĐ - Năm 2024 trên địa bàn TP còn tồn tại 11 điểm úng ngập đối với các trận mưa có cường độ 50-70mm/h; 19 điểm úng ngập cục bộ và một số điểm ứ đọng nước do mặt đường trũng, thấp với những trận mưa đến 100mm/h trở lên gây quá tải cho hệ thống thoát nước.
Bắc Bộ nắng nóng, có nơi trên 35 độ C Môi trường

Bắc Bộ nắng nóng, có nơi trên 35 độ C

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, do ảnh hưởng của rìa phía Nam rãnh áp thấp có trục ở khoảng 24-27 độ vĩ Bắc nối với vùng áp thấp nóng phía Tây có xu hướng phát triển và mở rộng dần về phía Đông Nam, kết hợp với gió Tây Nam gây hiệu ứng phơn trên khu vực Trung Bộ, ngày 28/6, đồng bằng Bắc Bộ, Thanh Hóa đến Phú Yên có nắng nóng với nhiệt độ cao nhất trên 35 độ C.
Ngày đầu thi tốt nghiệp trung học phổ thông, cả nước có mưa, dông Môi trường

Ngày đầu thi tốt nghiệp trung học phổ thông, cả nước có mưa, dông

TTTĐ - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia đã đưa ra cảnh báo mưa lớn cục bộ trên phạm vị các quận nội thành của Thủ đô Hà Nội trong sáng 27/6.
Kon Tum: Đổ hàng nghìn mét khối đất, đá xuống sông kè sạt lở? Môi trường

Kon Tum: Đổ hàng nghìn mét khối đất, đá xuống sông kè sạt lở?

TTTĐ - Hàng nghìn mét khối đất, đá được Công ty TNHH Tuấn Dũng (tại TP Kon Tum) đổ xuống hai bên bờ sông với mục đích "kè sạt lở" khiến người dân lắc đầu ngao ngán.
Xem thêm