Tag

Cắt giảm tối thiểu 70% kinh phí hội nghị, công tác phí để đảm bảo ngân sách Nhà nước

Thời sự 15/06/2020 20:23
aa
TTTĐ - Trước tình hình sản xuất, kinh doanh, cân đối thu chi ngân sách còn khó khăn, các Bộ, ngành, địa phương cần điều hành chi ngân sách Nhà nước (NSNN) chặt chẽ, triệt để tiết kiệm chi thường xuyên; Rà soát cắt giảm tối thiểu 70% kinh phí hội nghị, công tác phí trong và ngoài nước và tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên khác còn lại của năm 2020, đặc biệt là các khoản chi mua sắm chưa thực sự cần thiết.

Cắt giảm tối thiểu 70% kinh phí hội nghị, công tác phí để đảm bảo ngân sách Nhà nước

Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng giải trình làm rõ một số nội dung được các đại biểu Quốc hội đặt ra tại phiên thảo luận

Bài liên quan

Ngân sách nhà nước chuyển từ hỗ trợ theo cơ chế cấp phát bình quân sang cơ chế đặt hàng

Hà Nội tiết kiệm chi thường xuyên 13 nghìn tỷ đồng nhờ tinh giản bộ máy

Chiều 15/6, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển, Quốc hội tiếp tục thảo luận ở hội trường về kinh tế, xã hội.

Giải trình làm rõ một số nội dung được các đại biểu Quốc hội đặt ra tại phiên thảo luận, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng nêu rõ, cân đối NSNN là vấn đề lớn nhất trong đảm bảo an ninh an toàn tài chính quốc gia, là yếu tố quan trọng đánh giá tín nhiệm quốc gia.

Theo Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng, từ đầu năm đến nay, do tác động của tình hình thiên tai, dịch bệnh, đặc biệt là đại dịch Covid-19 đã tác động lớn đến tình hình kinh tế - xã hội và thu, chi, cân đối NSNN năm 2020. Bộ Tài chính đã chủ động phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng phương án điều hành; Đề xuất các giải pháp về tài khóa để ứng phó với tác động của dịch bệnh, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, đảm bảo an sinh xã hội và an toàn xã hội.

Mặc dù đến nay, chúng ta đã cơ bản kiểm soát được dịch Covid-19 song diễn biến thế giới còn rất phức tạp. Với một nền kinh tế hội nhập sâu rộng, có độ mở cao, tác động của đại dịch này tới nền kinh tế là rất nghiêm trọng và có thể kéo dài. Trên cơ sở kịch bản của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Chính phủ, Quốc hội, Bộ Tài chính đã đưa ra các kịch bản tác động đến cân đối NSNN.

Kết quả thu ngân sách 5 tháng đầu năm mới đạt 38,2% dự toán, giảm 9,2% so cùng kỳ và là mức thấp nhất từ năm 2014 đến nay. Dự báo thu ngân sách năm 2020 sẽ không đạt dự toán Quốc hội quyết định. Theo quy định của Luật NSNN, trường hợp thu ngân sách không đạt dự toán, các cấp ngân sách (cả Trung ương và địa phương) đều phải rà soát, sắp xếp lại các nhiệm vụ chi, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng nêu rõ.

Trên cơ sở thực hiện các biện pháp tiết kiệm chi, sắp xếp, cắt giảm các nhiệm vụ chi, quản lý chặt chẽ sử dụng dự phòng ngân sách; Các địa phương sử dụng các nguồn lực hợp pháp, bao gồm cả nguồn tăng thu ngân sách năm 2019 chuyển sang, để đảm bảo cân đối ngân sách địa phương, Bộ Tài chính dự kiến trường hợp tăng trưởng GDP khoảng 4,5%, bội chi NSNN khoảng 4,73% GDP, tương ứng tăng 75 nghìn tỷ đồng so với dự toán đầu năm; Nợ công khoảng 55,5% GDP. Trường hợp tăng trưởng GDP khoảng 3,6%, bội chi NSNN khoảng 5,02% GDP, tương ứng tăng 90 nghìn tỷ đồng so với dự toán đầu năm; Nợ công khoảng 56,4% GDP.

Tuy nhiên, với cả 2 kịch bản này, dự kiến bội chi NSNN bình quân 5 năm vẫn nhỏ hơn 3,9% GDP, nợ công khoảng 55% GDP. Trước tình hình sản xuất, kinh doanh, cân đối thu chi ngân sách còn khó khăn, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng nêu rõ, từ nay đến cuối năm cần triển khai có hiệu quả các giải pháp tài khóa hỗ trợ sản xuất kinh doanh, đảm bảo an sinh xã hội, góp phần khôi phục sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, đảm bảo nhịp sống sinh hoạt bình thường của người dân, trong khi vẫn phải tiếp tục cảnh giác cao với dịch bệnh.

Các Bộ, ngành, địa phương điều hành chi NSNN chặt chẽ, triệt để tiết kiệm chi thường xuyên; rà soát để cắt giảm tối thiểu 70% kinh phí hội nghị, công tác phí trong và ngoài nước và tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên khác còn lại của năm 2020, đặc biệt là các khoản chi mua sắm chưa thực sự cần thiết.

Cùng với đó, các địa phương đẩy nhanh giải ngân, phấn đấu giải ngân hết số vốn kế hoạch đầu tư công năm 2020 (bao gồm cả năm 2019 chuyển sang) khoảng 700 nghìn tỷ đồng (bằng 2,2 lần số vốn thực giải ngân năm 2019); Đồng thời tranh thủ, đẩy mạnh thu hút các nguồn vốn đầu tư nước ngoài để hỗ trợ tăng trưởng của nền kinh tế.

Các địa phương chủ động sử dụng dự phòng, dự trữ, nguồn tăng thu ngân sách năm 2019 chuyển sang năm 2020 và nguồn lực tại chỗ để chi phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh; Thực hiện các chính sách đảm bảo an sinh xã hội, an toàn trật tự trên địa bàn và các nhiệm vụ chi cấp thiết phát sinh theo chế độ và hỗ trợ trong trường hợp bị hụt thu; Rà soát, cắt giảm, giãn các nhiệm vụ chi chưa thật cần thiết để đảm bảo cân đối ngân sách địa phương.

Đọc thêm

Ông Trần Thanh Mẫn được bầu làm Chủ tịch Quốc hội Tin tức

Ông Trần Thanh Mẫn được bầu làm Chủ tịch Quốc hội

TTTĐ - Chiều 20/5, tại kỳ họp thứ 7, với 100% đại biểu có mặt tán thành, Quốc hội đã thông qua nghị quyết bầu ông Trần Thanh Mẫn giữ chức vụ Chủ tịch Quốc hội khóa XV nhiệm kỳ 2021-2026.
Tân Chủ tịch Quốc hội dự kiến tuyên thệ trong chiều nay Tin tức

Tân Chủ tịch Quốc hội dự kiến tuyên thệ trong chiều nay

TTTĐ - Theo dự kiến, chiều nay (20/5), ngay sau khi Quốc hội thảo luận, biểu quyết thông qua Nghị quyết bầu Chủ tịch Quốc hội, tân Chủ tịch Quốc hội sẽ tuyên thệ và phát biểu nhậm chức.
Bồi dưỡng, nâng cao năng lực, kiến thức chuyên sâu cho cán bộ Tin tức

Bồi dưỡng, nâng cao năng lực, kiến thức chuyên sâu cho cán bộ

TTTĐ - Sáng 20/5, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội tổ chức Lễ khai giảng lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức ở trong nước đối với cán bộ diện Ban Thường vụ Thành ủy quản lý năm 2024.
Quốc hội bắt đầu chương trình nghị sự kéo dài gần 27 ngày Tin tức

Quốc hội bắt đầu chương trình nghị sự kéo dài gần 27 ngày

TTTĐ - Sáng 20/5, kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV khai mạc trọng thể tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội, bắt đầu chương trình nghị sự 26,5 ngày; xem xét, quyết định hơn 40 nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền.
Đại biểu Quốc hội vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh Tin tức

Đại biểu Quốc hội vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

TTTĐ - Sáng 20/5, trước phiên khai mạc Kỳ họp thứ 7, các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước cùng đại biểu Quốc hội đã đến đặt vòng hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Công tác lập pháp là nội dung trọng tâm của kỳ họp thứ bảy Thời sự

Công tác lập pháp là nội dung trọng tâm của kỳ họp thứ bảy

TTTĐ - Sáng 20/5, tại Nhà Quốc hội (Thủ đô Hà Nội), kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV đã khai mạc trọng thể.
Tấm gương sáng, mẫu mực cho cán bộ, đảng viên và nhân dân Thủ đô noi theo Thời sự

Tấm gương sáng, mẫu mực cho cán bộ, đảng viên và nhân dân Thủ đô noi theo

Đồng chí Đào Duy Tùng sinh ngày 20-5-1924 trong một gia đình nhà nho yêu nước tại xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nôi. Truyền thống yêu nước cách mạng của quê hương và gia đình đã hun đúc ngọn lửa nhiệt tình cách mạng cháy bỏng và tác động sâu sắc đến nhận thức tư tưởng của đồng chí Đào Duy Tùng.
Đà Nẵng lập Tổ công tác xúc tiến hợp tác với Hoa Kỳ Tin tức

Đà Nẵng lập Tổ công tác xúc tiến hợp tác với Hoa Kỳ

TTTĐ - UBND thành phố Đà Nẵng vừa có quyết định số 997-QĐ/UBND về việc thành lập Tổ công tác xúc tiến hợp tác Đà Nẵng - Hoa Kỳ tại TP Đà Nẵng.
Hôm nay, Quốc hội bầu Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước Tin tức

Hôm nay, Quốc hội bầu Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước

TTTĐ - Sáng nay (20/5), kỳ họp thứ 7 Quốc hội khoá XV khai mạc tại Nhà Quốc hội. Vào cuối buổi sáng, Quốc hội sẽ bắt đầu làm công tác nhân sự, dự kiến sáng 22/5 sẽ hoàn thành nội dung này.
TP HCM kiện toàn nhân sự mới, bầu 2 Phó Chủ tịch UBND Nhân sự

TP HCM kiện toàn nhân sự mới, bầu 2 Phó Chủ tịch UBND

TTTĐ - Kỳ họp chuyên đề HĐND TP HCM lần thứ 15 đã có sự thay đổi, điều động nhiều nhân sự mới cho cấp lãnh đạo thành phố.
Xem thêm