Tag

Kiểm tra công tác phòng chống sốt xuất huyết tại cơ sở giáo dục

Tin Y tế 15/04/2024 20:53
aa
TTTĐ - Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà cho biết, thành phố sẽ kiểm tra công tác tổng vệ sinh môi trường diệt bọ gậy phòng, chống sốt xuất huyết, tay chân miệng ở các địa bàn và cơ sở giáo dục.
Cấp cứu bệnh nhân sốc chấn thương kèm sốc sốt xuất huyết Hà Nội tập trung triển khai biện pháp phòng, chống dịch từ sớm Số ca mắc sốt xuất huyết tại Hà Nội tiếp tục tăng

Chiều 15/4, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà, Trưởng ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh ở người thành phố Hà Nội, chủ trì giao ban trực tuyến với các quận, huyện, thị xã về công tác phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn thành phố.

Kiểm tra công tác phòng chống sốt xuất huyết tại cơ sở giáo dục
Toàn cảnh hội nghị

Theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, tính đến ngày 12/4, toàn thành phố ghi nhận 570 ca mắc sốt xuất huyết (tăng hơn 50% so với cùng kỳ năm 2023). Các quận, huyện có nhiều ca mắc là Đống Đa (89 ca), Hà Đông (67 ca), Hoàng Mai (46 ca), Hai Bà Trưng (39 ca), Chương Mỹ (33 ca), Bắc Từ Liêm (32 ca).

Cùng với sốt xuất huyết, từ đầu năm đến nay, thành phố đã ghi nhận 585 ca mắc tay chân miệng (tăng 63% so với cùng kỳ năm 2023) và 9 ổ dịch. Bệnh nhân phân bố rải rác ở 28 quận, huyện. Một số quận, huyện có nhiều ca mắc gồm: Ba Vì (23 ca), Hà Đông (14 ca), Thanh Trì (12 ca), Ba Đình và Hoàng Mai - mỗi nơi có 10 ca.

Ngoài ra, từ đầu năm đến nay, Hà Nội ghi nhận 46 ca mắc ho gà, trong khi cùng kỳ năm 2023 không ghi nhận ca mắc. Phần lớn ca mắc là trẻ em dưới 2 tháng tuổi (chiếm 52,2%). Trẻ chưa được tiêm chủng hoặc chưa tiêm chủng đầy đủ chiếm tỷ lệ cao (72%).

Ông Vũ Cao Cương, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết, theo quy luật hằng năm, tháng 4, tháng 5 là cao điểm bệnh tay chân miệng. Do đó, thời gian tới, số ca mắc và số ổ dịch, chùm ca bệnh sẽ tiếp tục tăng. Ngoài ra, dịch sốt xuất huyết hằng năm sẽ gia tăng khi bắt đầu vào mùa hè. Vì vậy, các đơn vị cần bảo đảm sẵn sàng thiết bị, vật tư, hóa chất phòng, chống dịch theo đúng phương châm “4 tại chỗ”. Bên cạnh đó, các địa phương và cơ quan chuyên môn cần tăng cường giám sát, xử lý ca bệnh, ổ dịch sốt xuất huyết, tay chân miệng theo đúng quy định, giảm thiểu ổ dịch lan rộng, kéo dài.

Theo ông Khổng Minh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, sốt xuất huyết không còn là bệnh phát triển theo chu kỳ mà năm nào cũng có số ca mắc cao do biến đổi khí hậu, môi trường và đặc điểm dân cư. Do đó, đây là bệnh phải tập trung phòng, chống số một.

Cũng theo ông Khổng Minh Tuấn, mỗi năm, dịch bệnh tay chân miệng có 2 chu kỳ đỉnh dịch vào tháng 4, 5 và tháng 9, 10. Hiện, thành phố bước vào đỉnh dịch tay chân miệng chu kỳ lần 1. Vì vậy, các đơn vị cần tăng cường kiểm tra, giám sát dịch bệnh tại khối các trường mầm non, tiểu học. Việc vệ sinh phòng bệnh tay chân miệng ở các trường cần chú trọng dụng cụ cá nhân của trẻ như: Cốc, khăn mặt, đồ chơi… Ngoài ra, mỗi tuần, các trường cần tổ chức tổng vệ sinh trường, lớp, dụng cụ…

Kiểm tra công tác phòng chống sốt xuất huyết tại cơ sở giáo dục
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà phát biểu chỉ đạo tại hội nghị

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà nhấn mạnh, phải xác định công tác phòng, chống dịch bệnh là nhiệm vụ trọng tâm của quý II và quý III/2024.

Phó Chủ tịch UBND thành phố đề nghị triển khai các nhiệm vụ cụ thể, bao gồm: Tăng cường công tác truyền thông theo hướng đổi mới, hiệu quả như sử dụng các nền tảng số, mạng xã hội… nhằm tác động mạnh vào từng nhóm đối tượng.

Các đơn vị, địa phương tập trung cao điểm truyền thông về sốt xuất huyết; tuyên truyền về việc xử phạt khi không chấp hành các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.

Đối với dịch bệnh sốt xuất huyết hay một số bệnh truyền nhiễm khác, công tác vệ sinh môi trường luôn là số 1. Trong tháng 4 này, mỗi địa phương đều phải triển khai chiến dịch vệ sinh môi trường phòng, chống dịch bệnh.

Riêng đối với dịch bệnh tay chân miệng, Phó Chủ tịch UBND thành phố Vũ Thu Hà đề nghị, Sở Y tế Hà Nội phối hợp Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội rà soát kế hoạch chi tiết về công tác truyền thông, hướng dẫn phòng, chống dịch bệnh trong nhà trường. Đồng thời, các đơn vị phải có cơ chế kiểm soát việc thực hành vệ sinh môi trường phòng bệnh ở các cơ sở giáo dục. Cơ sở giáo dục triển khai không nghiêm túc, sẽ xem xét xử lý kỷ luật.

Phó Chủ tịch UBND thành phố Vũ Thu Hà cho biết, thành phố sẽ kiểm tra công tác tổng vệ sinh môi trường diệt bọ gậy phòng, chống sốt xuất huyết, tay chân miệng ở các địa bàn và cơ sở giáo dục. Các địa phương không được chủ quan. Nếu làm tốt công tác phòng, chống dịch bệnh ngay từ bây giờ thì khi vào thời kỳ cao điểm sẽ kiểm soát tốt hơn, giảm thiểu số ca mắc.

Đọc thêm

Nâng cao chất lượng các đơn vị sự nghiệp công lập Tin Y tế

Nâng cao chất lượng các đơn vị sự nghiệp công lập

TTTĐ - Ngày 26/4, Đoàn giám sát số 1 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội do đồng chí Phan Viết Lượng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục - Tổ trưởng Tổ 2 đoàn giám sát đã có buổi làm việc với Sở Y tế Hà Nội về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập giai đoạn 2018-2023 thuộc Sở Y tế Hà Nội.”
Quyết liệt phòng, chống dịch bệnh dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 Tin Y tế

Quyết liệt phòng, chống dịch bệnh dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

TTTĐ - Ngày 26/4, Bộ Y tế đã có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc chủ động triển khai hoạt động phòng, chống dịch bệnh.
Em bé bị ngộ độc chì do uống thuốc Nam không rõ nguồn gốc Tin Y tế

Em bé bị ngộ độc chì do uống thuốc Nam không rõ nguồn gốc

TTTĐ - Bệnh viện Nhi Trung ương đã tiếp nhận và điều trị cho bệnh nhi (3 tuổi, ở Thanh Hóa) bị ngộ độc chì nặng, nguy kịch, do cha mẹ cho dùng thuốc Nam không rõ nguồn gốc để chữa bệnh động kinh.
29 ca tử vong do bệnh dại tại 17 địa phương Tin Y tế

29 ca tử vong do bệnh dại tại 17 địa phương

TTTĐ - Theo báo cáo của Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), tại 17 tỉnh, thành phố đã ghi nhận 29 ca tử vong do bệnh dại từ đầu năm 2024 đến nay, tăng gấp 2 lần so với cùng kỳ năm 2023.
Cấp cứu bệnh nhân cùng lúc bị viêm túi mật và ruột thừa Tin Y tế

Cấp cứu bệnh nhân cùng lúc bị viêm túi mật và ruột thừa

TTTĐ - Theo thông tin của Bệnh viện Đa khoa Medlatec, đơn vị này đã tiếp nhận bệnh nhân nam Đ.N.T (58 tuổi) nhập viện cấp cứu trong tình trạng đau bụng kèm sốt cao và rét run. Sau khi thực hiện thăm khám, ngay lập tức bệnh nhân được làm thủ tục phẫu thuật và thực hiện thành công sau 1,5 giờ.
Chấn chỉnh chất lượng bệnh viện, khuyến cáo nguy cơ sự cố y khoa Tin Y tế

Chấn chỉnh chất lượng bệnh viện, khuyến cáo nguy cơ sự cố y khoa

TTTĐ - Bộ Y tế có Công văn số 2100/BYT-KCB gửi các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế; Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Y tế các Bộ, ngành; các bệnh viện trực thuộc trường đại học về việc chấn chỉnh công tác quản lý chất lượng - an toàn người bệnh, khuyến cáo phòng, ngừa sự cố y khoa.
Cả nước ghi nhận hơn 16.800 ca mắc sốt xuất huyết Tin Y tế

Cả nước ghi nhận hơn 16.800 ca mắc sốt xuất huyết

TTTĐ - Theo thống kê của Bộ Y tế, đến nay cả nước ghi nhận hơn 16.000 trường hợp mắc sốt xuất huyết, 1 trường hợp tử vong.
Sốt mò ở bệnh nhân đái tháo đường có thể gây biến chứng Tin Y tế

Sốt mò ở bệnh nhân đái tháo đường có thể gây biến chứng

TTTĐ - Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Nội tiết Trung ương) đã tiếp nhận bệnh nhân nữ L.T.Q (71 tuổi, Hưng Yên) nhập viện với chẩn đoán: Sốt mò, hạ natri máu, suy giáp sau phẫu thuật cắt tuyến giáp toàn bộ do ung thư tuyến giáp thể nhú, viêm gan theo dõi do thuốc.
Cấp cứu bệnh nhân sốc nhiễm trùng do hoại tử ruột Tin Y tế

Cấp cứu bệnh nhân sốc nhiễm trùng do hoại tử ruột

TTTĐ - Bệnh viện Đa khoa Hà Đông đã thành công cứu sống bệnh nhân N.V.Đ (74 tuổi, Hà Nội) bị sốc nhiễm trùng nhiễm trùng do hoại tử ruột.
Phẫu thuật cắt nang thận kích thước lớn cho bệnh nhân nữ Tin Y tế

Phẫu thuật cắt nang thận kích thước lớn cho bệnh nhân nữ

TTTĐ - Khoa Ngoại thận tiết niệu, Bệnh viện đa khoa Đức Giang đã tiến hành phẫu thuật cắt nang thận có kích thước lên đến 11x12cm gây chèn ép kèm thận trái xơ teo mất chức năng thận cho bệnh nhân nữ.
Xem thêm