Tag

Thủ tướng phê duyệt đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt

Doanh nghiệp 06/01/2017 10:58
aa
TTTĐ - Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt với mục tiêu đến cuối năm 2020, tỷ trọng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán ở mức thấp hơn 10%.

Thủ tướng phê duyệt đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt

Thủ tướng phê duyệt đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt

Thủ tướng phê duyệt đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt. Ảnh minh họa.

Thúc đẩy thanh toán điện tử trong thương mại điện tử, thực hiện mục tiêu của Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2016 - 2020 (100% các siêu thị, trung tâm mua sắm và cơ sở phân phối hiện đại có thiết bị chấp nhận thẻ và cho phép người tiêu dùng thanh toán không dùng tiền mặt khi mua hàng; 70% các đơn vị cung cấp dịch vụ điện, nước, viễn thông và truyền thông chấp nhận thanh toán hóa đơn của các cá nhân, hộ gia đình qua các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt; 50% cá nhân, hộ gia đình ở các thành phố lớn sử dụng phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt trong mua sắm, tiêu dùng).

Tập trung phát triển một số phương tiện và hình thức thanh toán mới, hiện đại, phục vụ cho khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, góp phần thúc đẩy Tài chính toàn diện (Financial Inclusion); tăng mạnh số người dân được tiếp cận các dịch vụ thanh toán, nâng tỷ lệ người dân từ 15 tuổi trở lên có tài khoản tại ngân hàng lên mức ít nhất 70% vào cuối năm 2020.

Ban hành một số chính sách khuyến khích thanh toán điện tử

Một trong các giải pháp để thực hiện mục tiêu trên là nghiên cứu triển khai một số biện pháp hành chính kết hợp với các biện pháp khuyến khích về lợi ích kinh tế nhằm phát triển thanh toán điện tử.

Cụ thể, nghiên cứu, ban hành một số cơ chế, chính sách để khuyến khích thanh toán điện tử trong việc: Thu, nộp thuế; giao dịch thương mại điện tử; thu phí, lệ phí, thủ tục hành chính; thanh toán cước, phí cho các dịch vụ thường xuyên, định kỳ như: Điện, nước, điện thoại, Internet, truyền hình cáp; triển khai ứng dụng công nghệ thanh toán điện tử mới; khuyến khích các cơ sở bán lẻ hàng hóa, dịch vụ chấp nhận và sử dụng các phương tiện thanh toán điện tử và hỗ trợ khách hàng thực hiện các giao dịch thanh toán điện tử trong quá trình mua bán hàng hóa, dịch vụ, không phân biệt giữa thanh toán bằng tiền mặt với các phương tiện thanh toán điện tử.

Ban hành các cơ chế, chính sách thích hợp về phí dịch vụ thanh toán để khuyến khích tổ chức, cá nhân thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt; quy định mức phí thanh toán chuyển khoản và mức phí nộp, rút tiền mặt tại các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo hướng tăng mức phí giao dịch tiền mặt và giảm phí thanh toán không dùng tiền mặt; giảm mức phí áp dụng cho các giao dịch thanh toán liên ngân hàng; quy định về cách thức tính phí, cơ cấu phân bổ phí của các tổ chức vận hành các hệ thống thanh toán, đảm bảo mức phí hợp lý, tạo lập thị trường cạnh tranh bình đẳng, tránh độc quyền.

Nghiên cứu, ban hành một số cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt kết hợp với việc tăng cường kiểm soát thanh toán, phát hành hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ, chống thất thu thuế; ban hành văn bản quy định về tính pháp lý của chứng từ điện tử, hướng dẫn sử dụng, lưu trữ chứng từ điện tử.

Ngoài ra, rà soát, bổ sung, sửa đổi các văn bản quy định về việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán; xem xét bổ sung quy định các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh phải mở tài khoản thanh toán tại các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán để thực hiện các giao dịch thanh toán; ban hành quy định giao dịch mua bán bất động sản và những tài sản có giá trị lớn (như ô tô, xe máy, tàu thuyền,…) thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt.

Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt khu vực nông thôn

Giải pháp khác của Đề án là xây dựng, phát triển các hệ thống và dịch vụ thanh toán bán lẻ như: Tăng cường dịch vụ thanh toán thẻ; xây dựng, phát triển Hệ thống bù trừ điện tử tự động cho các giao dịch thanh toán bán lẻ (ACH); hoàn thiện hệ thống thanh toán nội bộ của các ngân hàng; phát triển thanh toán điện tử phục vụ thương mại điện tử; phát triển thanh toán không dùng tiền mặt ở khu vực nông thôn.

Trong đó, về tăng cường dịch vụ thanh toán thẻ, tiếp tục phát triển (cả về số lượng và chất lượng) kết hợp với sắp xếp hợp lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả mạng lưới POS; phát triển mạng lưới POS dùng chung, thanh toán POS trên thiết bị di động (mPOS); tăng cường chấp nhận thanh toán thẻ trong các giao dịch thanh toán trực tuyến; mở rộng ra các cơ sở y tế, bệnh viện, trường học...

Nghiên cứu, áp dụng các công nghệ thanh toán hiện đại mới với chi phí hợp lý, tốc độ thanh toán nhanh, đơn giản, tiện dụng và chất lượng cao; khuyến khích phát triển các loại thẻ đa dụng, đa năng, thẻ phi vật lý, thẻ không tiếp xúc (để thu phí cầu đường, mua xăng dầu, mua vé xe buýt, đi taxi, chi trả bảo hiểm xã hội, thu học phí...).

Đẩy mạnh phát triển, ứng dụng các phương tiện và mô hình thanh toán/chuyển tiền hiện đại, dễ sử dụng và phù hợp với điều kiện ở nông thôn (thanh toán qua điện thoại di động, thiết bị kỹ thuật số…) nhằm thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt ở những khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, hải đảo và cả đối với những đối tượng chưa có tài khoản ngân hàng, trên cơ sở sử dụng mạng lưới sẵn có của các tổ chức tín dụng, mạng lưới bưu điện, mạng lưới của các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, một số tổ chức không phải ngân hàng khác, gắn với việc xây dựng chương trình; kế hoạch triển khai thúc đẩy Tài chính Toàn diện tại Việt Nam.


Đề án nêu rõ, đẩy mạnh thanh toán điện tử trong khu vực Chính phủ, dịch vụ hành chính công. Cụ thể, hoàn thiện, tăng cường kết nối xử lý giải pháp trao đổi thông tin dữ liệu giữa các cơ quan trong ngành Tài chính (Kho bạc Nhà nước, Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan) với hệ thống ngân hàng để đáp ứng tốt hơn yêu cầu phối hợp thu ngân sách nhà nước bằng phương thức điện tử; nhất là thu, nộp thuế điện tử để hỗ trợ công tác quản lý, thu thuế, tạo điều kiện thuận lợi cho chính phủ, doanh nghiệp và người dân thực hiện đa dạng, linh hoạt các dịch vụ thanh toán điện tử trong việc thu, nộp thuế điện tử.

Triển khai lắp đặt thiết bị POS, mPOS, ứng dụng phương thức thanh toán điện tử tiên tiến đối với các đơn vị hành chính, sự nghiệp công để thực hiện việc thu phí, lệ phí các thủ tục hành chính, dịch vụ công, y tế, giáo dục, giao thông và các dịch vụ công khác; phát triển và ứng dụng các sản phẩm, dịch vụ thanh toán điện tử phục vụ chi tiêu công vụ của các cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước.

Tăng tỷ lệ chi trả trợ cấp xã hội, lương hưu thông qua các phương tiện thanh toán điện tử, tài khoản thanh toán cho các đối tượng thụ hưởng, kết hợp với mở rộng các điểm tiếp cận tiền mặt (bưu điện, đại lý) và các hình thức thanh toán mới, hiện đại, tiện lợi, có chi phí hợp lý.

Tiếp tục mở rộng triển khai việc trả lương, thu nhập qua tài khoản; có các biện pháp vận động, khuyến khích để cán bộ, công chức, người lao động tăng cường sử dụng các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt thông qua tài khoản (thực hiện chuyển khoản trực tiếp trên máy ATM, sử dụng thanh toán qua POS, sử dụng các dịch vụ thanh toán hiện đại khác).

Tin liên quan

Đọc thêm

Sản lượng thép xây dựng, thép chất lượng cao Hòa Phát liên tục tăng Doanh nghiệp

Sản lượng thép xây dựng, thép chất lượng cao Hòa Phát liên tục tăng

TTTĐ - Tháng 4/2024, Tập đoàn Hòa Phát sản xuất 738.000 tấn thép thô, giảm nhẹ so với tháng trước. Bán hàng các sản phẩm phôi thép, thép xây dựng, thép cuộn cán nóng (HRC) đạt 805.000 tấn, tăng 16% so với tháng 3/2024. Trong đó riêng thép xây dựng, thép chất lượng cao đạt 471.000 tấn, tăng 24% so với tháng trước đó.
Agribank với chùm hoạt động kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ Doanh nghiệp

Agribank với chùm hoạt động kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

TTTĐ - Hòa chung khí thế cả nước hướng về Điện Biên chào mừng Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) triển khai chùm hoạt động có ý nghĩa nhân sự kiện đặc biệt này.
Cơ hội để người dân “chốt nhà” khi lãi vay xuống dưới 4%/năm Doanh nghiệp

Cơ hội để người dân “chốt nhà” khi lãi vay xuống dưới 4%/năm

TTTĐ - Trong bối cảnh một số ngân hàng thương mại chủ động điều chỉnh hạ lãi suất cho vay, thị trường bất động sản được kỳ vọng có khả năng sẽ phục hồi mạnh ở giai đoạn sắp tới. Đây là yếu tố thuận lợi vừa giải quyết nhu cầu nhà ở cho người dân, vừa kích cầu trở lại đối với phân khúc nhà ở/căn hộ chung cư.
EVNNPC đã sẵn sàng đảm bảo điện phục vụ chuỗi các sự kiện Doanh nghiệp

EVNNPC đã sẵn sàng đảm bảo điện phục vụ chuỗi các sự kiện

TTTĐ - Thông tin từ Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) cho biết, công tác ứng trực, chỉ huy và thực thi các phương án đảm bảo điện đã sẵn sàng phục vụ chuỗi các sự kiện Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2024).
Cát Vạn Lợi - doanh nghiệp tiên phong vươn ra thế giới Doanh nghiệp

Cát Vạn Lợi - doanh nghiệp tiên phong vươn ra thế giới

TTTĐ - Ngày 3/5, ông Lê Mai Hữu Lâm - Tổng Giám đốc Công ty CP Sản xuất thiết bị điện công nghiệp Cát Vạn Lợi đã tham dự buổi Kick-off gói hỗ trợ “Doanh nghiệp tiên phong Việt Nam vươn ra thế giới” (Chương trình PE) tại Văn phòng Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) thuộc dự án Tăng cường năng lực cạnh tranh khu vực tư nhân Việt Nam (USAID-IPSC).
Thế khó của doanh nghiệp trong hoàn thành nghĩa vụ thuế Doanh nghiệp

Thế khó của doanh nghiệp trong hoàn thành nghĩa vụ thuế

TTTĐ - Dự án còn vướng mắc, tiền giải phóng mặt bằng đã ứng trước nhưng chưa được đối trừ, doanh nghiệp kiến nghị nhiều lần nhưng chưa có hồi đáp đã bị cưỡng chế thuế. Phải dừng hóa đơn, doanh nghiệp rơi vào thế khó vì những quy định và hướng dẫn không rõ ràng trong việc hoàn thành nghĩa vụ thuế.
Triển lãm quốc tế ngành sữa và sản phẩm sữa 2024 diễn ra từ ngày 30/5 - 2/6 Doanh nghiệp

Triển lãm quốc tế ngành sữa và sản phẩm sữa 2024 diễn ra từ ngày 30/5 - 2/6

TTTĐ - Triển lãm quốc tế ngành sữa và sản phẩm sữa lần thứ 4 tại Việt Nam diễn ra từ ngày 30/5 đến 2/6/2024, quy tụ gần 200 gian hàng là các thương hiệu, sản phẩm. Dịp này, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) đồng hành với vai trò là nhà tài trợ chính của triển lãm.
Văn Phú - Invest tiếp tục lọt top 10 chủ đầu tư tiêu biểu Doanh nghiệp

Văn Phú - Invest tiếp tục lọt top 10 chủ đầu tư tiêu biểu

TTTĐ - Với kết quả kinh doanh đầy ấn tượng, chất lượng tài sản ở mức cao và uy tín thương hiệu ngày càng gia tăng, Công ty Cổ phần Đầu tư Văn Phú - Invest đã vinh dự được bình chọn là một trong 10 chủ đầu tư bất động sản tiêu biểu nhất Việt Nam năm 2024.
ROX Cons được vinh danh tại hai bảng xếp hạng của Vietnam Report Doanh nghiệp

ROX Cons được vinh danh tại hai bảng xếp hạng của Vietnam Report

TTTĐ - Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng ROX Cons Việt Nam (tiền thân là TNCons Vietnam) vinh dự lọt Top 10 Nhà thầu xây dựng hạ tầng - công nghiệp năm 2024 và Top 500 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam theo khảo sát của Công ty Cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report).
Vietcombank tiếp tục là ngân hàng sáng tạo và kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam Doanh nghiệp

Vietcombank tiếp tục là ngân hàng sáng tạo và kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam

TTTĐ - Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) tiếp tục được đánh giá là ngân hàng sáng tạo và kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam năm 2024.
Xem thêm