Tag

10 sự kiện nổi bật kinh tế thế giới năm 2023

Thế giới 24h 29/12/2023 09:13
aa
TTTĐ - 10 sự kiện nổi bật của kinh tế thế giới năm 2023
Nền kinh tế thế giới sẽ có nhiều thay đổi do ảnh hưởng của dịch bệnh Khủng hoảng khí hậu vẫn là mối đe dọa lớn nhất trong dài hạn Năm 2023, tăng trưởng kinh tế thế giới chỉ ở mức 1,7% Tập đoàn SCG giữ vai trò đồng Chủ tịch Cộng đồng doanh nghiệp do Diễn đàn Kinh tế Thế giới mới thành lập Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường thăm chính thức Trung Quốc và dự Hội nghị Diễn đàn Kinh tế Thế giới

1. Đà phục hồi kinh tế thế giới chậm lại

10 sự kiện nổi bật kinh tế thế giới năm 2023
Hàng hóa từ Trung Quốc và các nước khác được xếp tại cảng Long Beach, Los Angeles, California, Mỹ. Ảnh: AFP/ TTXVN

Các định chế tài chính hàng đầu thế giới nhận định kinh tế thế giới tăng trưởng thấp hơn mức tăng 3,3-3,5% của năm 2022. Nguyên nhân do cơn "địa chấn" tài chính toàn cầu bắt nguồn từ khủng hoảng ngân hàng Mỹ và Thụy Sỹ, cùng cuộc khủng hoảng năng lượng, xung đột tại Ukraine và Trung Đông. Ngân hàng trung ương nhiều nước phải cân nhắc giữa tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát và dừng tăng để hỗ trợ phục hồi kinh tế.

2. Cơn “địa chấn” trên thị trường tài chính toàn cầu

10 sự kiện nổi bật kinh tế thế giới năm 2023
Người dân tập trung bên ngoài trụ sở ngân hàng Silicon Valley Bank (SVB) ở bang California, Mỹ ngày 13/3/2023. Ảnh: THX/TTXVN

Chỉ trong ba ngày 10-12/3, hai ngân hàng lớn của Mỹ là Silicon Valley Bank và Signature Bank đã ngừng hoạt động do mất thanh khoản khi khách hàng rút tiền ồ ạt. Ngày 1/5, First Republic Bank trở thành ngân hàng Mỹ thứ ba phá sản trong gần 2 tháng. Tại châu Âu, Credit Suisse, ngân hàng lớn thứ hai Thụy Sỹ, cũng có nguy cơ phá sản. Các gói hỗ trợ tài chính kịp thời của chính phủ, ngân hàng trung ương các nước đã ngăn chặn một cuộc khủng hoảng ngân hàng lan rộng, có thể dẫn tới suy thoái kinh tế.

3. Hạn chế xuất khẩu gạo, biến đổi khí hậu đe dọa an ninh lương thực

10 sự kiện nổi bật kinh tế thế giới năm 2023
Công nhân làm việc tại một nhà máy xay xát gạo ở Hyderabad, Ấn Độ. Ảnh: AFP/TTXVN

Ngày 20/7, Ấn Độ - nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới - đã bất ngờ thực hiện lệnh cấm xuất khẩu gạo tẻ thường. Nguồn cung gạo của Ấn Độ đột ngột bị cắt giảm cùng với tác động của biến đổi khí hậu và xung đột địa chính trị đã đẩy giá gạo Thái, loại gạo chuẩn châu Á, lên mức cao nhất trong 15 năm, tạo tâm lý tích trữ tại nhiều nước. Những yếu tố này đã ảnh hưởng đến các nước tiêu thụ, nhất là các nước nghèo ở châu Á và phía Nam sa mạc Sahara. Hội nghị cấp cao An ninh lương thực toàn cầu tại Anh đã đề ra các giải pháp hướng tới hệ thống lương thực bền vững và thích ứng biến đổi khí hậu.

4. COP28 đạt thỏa thuận lịch sử về hạn chế nhiên liệu hóa thạch

10 sự kiện nổi bật kinh tế thế giới năm 2023
Sau 2 tuần đàm phán căng thẳng, Hội nghị lần thứ 28 Các bên tham gia Công ước khung của LHQ về biến đổi khí hậu (COP28) tại Dubai, Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) đã khép lại ngày 13/12/2023. Hội nghị đã thông qua được thỏa thuận mang tính bước ngoặt về chuyển đổi nhiên liệu hóa thạch, song các bên vẫn chưa thể đi đến đồng thuận về triển khai một thị trường giao dịch carbon. Ảnh: THX/TTXVN
Hội nghị lần thứ 28 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP28) ngày 13/12 đã tạo bước đột phá lớn khi lần đầu tiên đưa vấn đề cắt giảm nhiên liệu hóa thạch vào tuyên bố chung. Sau gần ba thập kỷ tổ chức hội nghị thượng đỉnh về khí hậu, các nước này đã đạt được sự thống nhất về việc dần chuyển dịch khỏi các nguồn năng lượng hóa thạch, nhằm thực hiện mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

5. Các ứng dụng AI tạo sinh trở thành hiện tượng của năm

10 sự kiện nổi bật kinh tế thế giới năm 2023
Biển quảng cáo ứng dụng ChatGPT tại triển lãm công nghệ trí tuệ nhân tạo ở Tokyo, Nhật Bản, ngày 10/5/2023. Ảnh: AFP/TTXVN

AI tạo sinh trở thành một trong những xu thế công nghệ bùng nổ nhất trong năm, sau khi ChatGPT gây “cơn sốt” trên toàn cầu với việc cán mốc 100 triệu người dùng vào cuối tháng 1/2023 sau 2 tháng ra mắt. AI tạo sinh đã có một năm phát triển vượt bậc về tính năng sử dụng thông qua chatbot, nhân bản giọng nói, ứng dụng video. Công nghệ mang tính đột phá này đang cách mạng hóa cách thức hoạt động của các lĩnh vực kinh tế, làm thay đổi mạnh mẽ thị trường việc làm và định hình lại tương lai các ngành nghề.

6. Giá vàng thế giới phá đỉnh mọi thời đại

10 sự kiện nổi bật kinh tế thế giới năm 2023
Trang sức vàng được bày bán tại cửa hàng ở Chennai, Ấn Độ. Ảnh: AFP/ TTXVN

Giá vàng thế giới phiên 4/12 tăng lên mức cao kỷ lục 2.152,3 USD/ounce, và đến nay chưa có dấu hiệu dừng lại. Nguyên nhân đẩy giá vàng "phá đỉnh" là do xung đột địa chính trị leo thang, lạm phát cao, vàng trở thành tài sản "trú ẩn" an toàn. Các ngân hàng trung ương đã mua vào một khối lượng vàng lớn chưa từng có. Các dòng vốn đổ vào vàng đã ảnh hưởng tới các thị trường toàn cầu, khiến chứng khoán giảm điểm và nối dài đà lao dốc của đồng USD.

7. EU đánh thuế carbon đối với hàng hóa nhập khẩu

10 sự kiện nổi bật kinh tế thế giới năm 2023
Một nhà máy điện than tại Garzweiler, Đức. Ảnh: AFP/TTXVN

Từ ngày 1/10, Liên minh Châu Âu (EU) thực hiện giai đoạn thí điểm của Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM), bước đầu tiên để tiến tới áp thuế đối với hàng nhập khẩu từ các nước không đáp ứng tiêu chuẩn môi trường vào năm 2024. Đây là công cụ hiệu quả để khuyến khích các doanh nghiệp bên ngoài châu Âu giảm thải carbon. Họ sẽ mất lợi thế cạnh tranh, nếu không điều chỉnh giảm mức phát thải trong quá trình sản xuất để tuân thủ quy định về môi trường của EU.

8. Các ngân hàng trung ương hãm phanh đà tăng lãi suất

10 sự kiện nổi bật kinh tế thế giới năm 2023
Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell (ảnh) trong cuộc họp báo ngày 13/12/2023 công bố quyết định giữ nguyên lãi suất cho vay chủ chốt ở mức từ 5,25% đến 5,50%, cao nhất trong 22 năm qua. Tuy nhiên, Fed cũng đưa ra tín hiệu sẽ 3 lần cắt giảm lãi suất trong năm 2024. Ảnh: THX/TTXVN

Ngày 14/6, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) dừng tăng lãi suất sau 10 lần tăng liên tiếp kể từ tháng 3/2022. Tiếp đó, ngày 26/10, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) tạm dừng chuỗi 10 lần tăng lãi suất. Tín hiệu tích cực hơn từ thị trường việc làm và lạm phát là những căn cứ đầu tiên để Fed, ECB và các ngân hàng trung ương hàng đầu khác dừng tăng lãi suất. Động thái này đã hỗ trợ các nước ngăn chặn xu hướng đồng nội tệ rớt giá mạnh so với đồng USD và kiểm soát nợ ngoại tệ.

9. EU, Mỹ ban hành luật chưa từng có để bảo vệ không gian mạng cho người dùng

Ngày 25/8, Liên minh châu Âu (EU) ban hành hai đạo luật kiểm soát công nghệ mang tên Đạo luật Dịch vụ số và Đạo luật Thị trường số. Tổng thống Mỹ ngày 30/10 đã ký sắc lệnh hành pháp toàn diện đầu tiên về trí tuệ nhân tạo để ngăn chặn rủi ro an ninh-kinh tế quốc gia. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, EU, Mỹ áp dụng luật để siết chặt kiểm duyệt nội dung trực tuyến và hoạt động của doanh nghiệp công nghệ. Những văn bản pháp lý mang tính đột phá trên buộc các công ty này phải triển khai phương thức mới để đảm bảo an toàn cho không gian mạng.

10. Nguy cơ khủng hoảng vận tải quốc tế từ tuyến hàng hải huyết mạch qua Biển Đỏ

10 sự kiện nổi bật kinh tế thế giới năm 2023
Tàu chở hàng Galaxy Leader (phải), bị lực lượng Houthi bắt giữ hai ngày trước, về tới cảng tỉnh Hodeida, ngoài khơi Biển Đỏ. Ảnh: AFP/TTXVN

Các vụ tấn công của lực lượng Houthi (Yemen) nhằm vào tàu chở hàng đi qua Biển Đỏ bắt đầu từ ngày 3/12 đã làm ngưng trệ hoạt động vận chuyển dầu mỏ và hàng hóa Á - Âu. Các công ty tàu biển đã chuyển hướng vận chuyển hơn 30 tỷ USD hàng hóa khỏi Biển Đỏ. Đây là tuyến hàng hải huyết mạch lưu chuyển khoảng 12% thương mại toàn cầu và là cửa ngõ dẫn đến kênh đào Suez. Vụ việc châm ngòi cho cuộc khủng hoảng vận tải biển và có nguy cơ làm đảo lộn chuỗi cung ứng, đẩy giá dầu, chi phí vận tải và lạm phát gia tăng.

bnews.vn

Đọc thêm

Phó Thủ tướng Lê Thành Long hội kiến Bí thư Tỉnh ủy, Tỉnh trưởng Chiết Giang, Trung Quốc Thế giới 24h

Phó Thủ tướng Lê Thành Long hội kiến Bí thư Tỉnh ủy, Tỉnh trưởng Chiết Giang, Trung Quốc

Trong khuôn khổ dự Đại hội Internet thế giới năm 2024 và thăm tỉnh Chiết Giang, ngày 21/11, tại Hàng Châu (Chiết Giang, Trung Quốc), Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long đã hội kiến đồng chí Vương Hạo, Ủy viên Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Bí thư Tỉnh ủy kiêm Tỉnh trưởng tỉnh Chiết Giang.
Việt Nam trúng cử Ủy ban Luật Thương mại Quốc tế của LHQ nhiệm kỳ 2025 - 2031 Thế giới 24h

Việt Nam trúng cử Ủy ban Luật Thương mại Quốc tế của LHQ nhiệm kỳ 2025 - 2031

Việt Nam đã tiếp tục tái cử vị trí thành viên Ủy ban Luật Thương mại Quốc tế của Liên hợp quốc (UNCITRAL) nhiệm kỳ 2025-2031 với số phiếu cao 175/183.
Thủ tướng tiếp Tổng Bí thư Đảng Phong trào Cánh tả thống nhất Dominica Thế giới 24h

Thủ tướng tiếp Tổng Bí thư Đảng Phong trào Cánh tả thống nhất Dominica

Chiều 20/11 (theo giờ địa phương), tiếp chương trình thăm chính thức Cộng hòa Dominica, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp đồng chí Miguel Mejia, Tổng Bí thư Đảng Phong trào Cánh tả thống nhất (MIU), Bộ trưởng Chính sách Hội nhập khu vực Cộng hòa Dominica.
Góp phần mạnh mẽ đưa quan hệ Việt Nam - Cộng hòa Dominica lên tầm cao mới Thế giới 24h

Góp phần mạnh mẽ đưa quan hệ Việt Nam - Cộng hòa Dominica lên tầm cao mới

Chiều 20/11, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Dominica, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có các cuộc hội kiến lần lượt với Chủ tịch Thượng viện Ricardo de los Santos Polanco và Chủ tịch Hạ viện Alfredo Pacheco tại Trụ sở Quốc hội Cộng hòa Dominica.
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Dominica Thế giới 24h

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Dominica

Sáng 20/11/2024 (giờ địa phương), tại Cung Quốc gia ở Thủ đô Santo Domingo, sau nghi lễ đón trang trọng, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Tổng thống Luis Abinader Corona cùng đoàn đại biểu cấp cao hai nước đã có cuộc hội đàm.
Cam kết và đề xuất của Việt Nam vì các thế hệ tương lai Thế giới 24h

Cam kết và đề xuất của Việt Nam vì các thế hệ tương lai

Ngày 19/11 (theo giờ địa phương), tại Rio de Janeiro, Brazil, Hội nghị thượng đỉnh G20 năm 2024 đã tiếp tục diễn ra với Phiên thảo luận về phát triển bền vững và chuyển đổi năng lượng dưới sự chủ trì của Tổng thống Brazil Luiz Inácio Lula da Silva, Chủ tịch G20 năm nay. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tham dự và có bài phát biểu tại Phiên thảo luận.
Việt Nam tham gia tích cực các hoạt động đa phương do Trung Quốc tổ chức Thế giới 24h

Việt Nam tham gia tích cực các hoạt động đa phương do Trung Quốc tổ chức

Ngày 19/11, nhân dịp tham dự Đại hội Internet thế giới năm 2024 và thăm tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long đã có cuộc hội đàm với đồng chí Đinh Tiết Tường, Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Phó Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.
Việt Nam là một hình mẫu, là điểm sáng trong quan hệ quốc tế Thế giới 24h

Việt Nam là một hình mẫu, là điểm sáng trong quan hệ quốc tế

Ngày 18/11 (theo giờ địa phương), trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại Rio de Janeiro, Brazil, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có nhiều cuộc tiếp xúc, trao đổi với lãnh đạo các nước và các tổ chức quốc tế tham dự Hội nghị.
Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Thủ tướng Đức Olaf Scholz Thế giới 24h

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Thủ tướng Đức Olaf Scholz

Ngày 18/11 (theo giờ địa phương), trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại Rio de Janeiro, Brazil, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có nhiều cuộc tiếp xúc, trao đổi với lãnh đạo các nước và các tổ chức quốc tế tham dự Hội nghị, trong đó có Thủ tướng Đức Olaf Scholz.
Indonesia luôn coi trọng phát triển, nâng tầm quan hệ hợp tác với Việt Nam Quốc tế

Indonesia luôn coi trọng phát triển, nâng tầm quan hệ hợp tác với Việt Nam

Gặp Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Tổng thống Prabowo Subianto khẳng định Indonesia luôn coi trọng phát triển, nâng tầm quan hệ hợp tác với Việt Nam tương xứng với lợi thế, tiềm năng của mỗi nước.
Xem thêm