150 người tử vong do các biến chứng từ tiểu đường mỗi ngày
![]() |
Tiểu đường (đái tháo đường) là tình trạng cơ thể con người không sử dụng glucose một cách bình thường. Glucose là nguồn năng lượng chính cho tế bào.
Nồng độ glucose trong máu được kiểm soát bởi insulin, là nội tiết tố được tiết ra từ tụy, giúp glucose đi vào tế bào, nhằm chuyển hóa thành năng lượng giúp cơ thể hoạt động. Nhưng vì một lý do nào đó, hệ miễn dịch của cơ thể tấn công tế bào sản xuất insulin, gây thiếu hụt insulin tuyệt đối, hoặc tuy tuyến tụy vẫn sản xuất ra insulin, nhưng các tế bào của cơ thể lại không chấp nhận nó.
![]() |
Với cả hai trường hợp, lượng glucose đều ứ lại trong máu, gây nên tình trạng đường huyết cao, cùng với các rối loạn về chuyển hóa đường, đạm, mỡ, và được bài tiết qua nước tiểu, gây nên bệnh tiểu đường. Đây là một loại bệnh mạn tính, cực kỳ nguy hiểm, có thể biến chứng gây mù lòa, đột quỵ, suy thận, thần kinh (phải cắt cụt chi dưới không do chấn thương)... Đây là căn bệnh đứng thứ 4 trong số các nguyên nhân gây tử vong.
Theo GS Thái Hồng Quang, Chủ tịch Hội Nội tiết và Đái tháo đường Việt Nam, thì mỗi ngày ở Việt Nam có 150 người tử vong do các biến chứng từ tiểu đường, gấp 7 lần số người chết do tai nạn giao thông. Và Việt Nam hiện là nước có số bệnh nhân tiểu đường gia tăng nhanh nhất thế giới. Chỉ trong 10 năm, số người bị căn bệnh này đã tăng gấp đôi, và hiện đã chiếm khoảng 5,4% dân số, với hơn 5 triệu người mắc, tức là cứ 18 người dân thì có 1 người mắc bệnh tiểu đường.
Đó là chưa kể số người bệnh tiềm tàng, tức là những người đã mắc tiểu đường nhưng chưa phát hiện ra, bởi tiểu đường chính là một “kẻ giết người thầm lặng”, bệnh không có biểu hiện gì đặc biệt khi mới mắc. Vì vậy, rất nhiều người chỉ biết mình mắc căn bệnh này khi bệnh đã đến giai đoạn biến chứng.
Trước sự nguy hiểm của căn bệnh này, trong Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số giai đoạn 2016 - 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 31/7/2017, Chính phủ đã đặt ra những biện pháp cụ thể nhằm phòng chống, kiềm chế căn bệnh này.
Đó là “Điều tra, giám sát dịch tễ học bệnh đái tháo đường; phát hiện sớm người bệnh đái tháo đường, tiền đái tháo đường để áp dụng các biện pháp quản lý, điều trị; nghiên cứu, tập huấn chuyên môn phòng, chống bệnh đái tháo đường”.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Đẩy mạnh phát triển y học cổ truyền kết hợp y học hiện đại

"Gỡ khó" về cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực dược

Bệnh viện Nam Thăng Long đủ điều kiện triển khai bệnh án điện tử

Thêm bệnh viện thứ 15 hoàn thành triển khai bệnh án điện tử

Traphaco CNC: Nền tảng xanh cho chiến lược phát triển bền vững

Nâng cao chất lượng quản lý và phòng chống ung thư tại Việt Nam

Tiếp tục đảm bảo y tế kỳ thi tốt nghiệp THPT

Vì sao chiều cao người Việt vẫn “lùn” hơn khu vực?

Chủ động tiên phong tiến hành “kiểm tra kép vì sức khỏe người dân và khách hàng”
