Tag
Bộ Y tế

38.807 ca sốt phát ban nghi sởi, 3.447 ca mắc, 5 ca tử vong

Tin Y tế 15/03/2025 16:28
aa
TTTĐ - Chiều 15/3, Bộ Y tế đã tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc phòng, chống công tác phòng bệnh sởi.
Ca mắc sởi tiếp tục tăng mạnh Tiếp tục mở chiến dịch tiêm vaccine phòng sởi Yêu cầu Quảng Nam đẩy nhanh tiêm chủng vắc xin phòng sởi Chỉ trong 1 tuần ghi nhận thêm hơn 130 ca mắc sởi

Khẩn trương tiêm bù, tiêm vét, mở rộng đối tượng

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho biết: Theo thống kê của Bộ Y tế, từ đầu năm 2025 đến nay, cả nước ghi nhận rải rác 38.807 trường hợp nghi sởi tại 63 tỉnh, thành phố, trong đó có 3.447 trường hợp dương tính với Sởi tại 61 tỉnh, thành phố; 5 trường hợp tử vong liên quan đến sởi tại TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương và Bình Phước.

Như vậy, số mắc tăng cao so với cùng kỳ năm 2024 (111 trường hợp). Số trường hợp nghi sởi ghi nhận cao nhất tại khu vực miền Nam (57%), miền Trung (19,2%), miền Bắc (15,1%), Tây Nguyên (8,7%).

38.807 ca sốt phát ban nghi sởi, 3.447 ca mắc, 5 ca tử vong
Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan

Số mắc tăng mạnh trong giai đoạn tháng 6/2024 - 12/2024. Năm 2025 số ca mắc vẫn tiếp tục tăng nhưng có dấu hiệu chững lại.

Số mắc sốt phát ban chủ yếu là từ 9 tháng tuổi đến dưới 15 tuổi với 72,7%; dưới 6 tháng tuổi chiếm 5,4% và từ 6 tháng tuổi đến dưới 9 tháng tuổi là 9,9% (đây là 2 nhóm chưa đến độ tuổi tiêm chủng). Số mắc là trẻ nam cao hơn so với trẻ nữ với lần lượt khoảng 55,7% và 44,3%.

Trong số các ca mắc sởi có 90,8% ca chưa tiêm vắc xin, 4,9% không rõ tiền sử tiêm chủng và 4,3% đã tiêm.

Năm 2024, Bộ Y tế ban hành Kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng, chống dịch Sởi năm 2024 cho nhóm từ 1-10 tuổi và nhóm nguy cơ cao tại 18 tỉnh, thành phố; sau đó bổ sung lần 2 thêm 13 tỉnh, thành phố.

Năm 2025, trước diễn biến ghi nhận số mắc bệnh ở trẻ chưa đến độ tuổi tiêm chủng mắc sởi, Bộ Y tế tiếp tục đề xuất WHO hỗ trợ vắc xin và ban hành Kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng, chống dịch sởi năm 2025, trong đó bổ sung thêm nhóm đối tượng từ 6 - 9 tháng tuổi tại 24 tỉnh, thành phố và tiếp tục bổ sung thêm 17 tỉnh, thành phố để tiêm chiến dịch cho nhóm từ 1 - 10 tuổi và nhóm nguy cơ cao.

38.807 ca sốt phát ban nghi sởi, 3.447 ca mắc, 5 ca tử vong
Hội nghị kết nối các điểm cầu trên toàn quốc

Kết quả triển khai tiêm chủng mở rộng thường xuyên (bao gồm cả tiêm bù, tiêm vét): Năm 2024, tỷ lệ tiêm vắc xin sởi cho trẻ 9 tháng tuổi (mũi 1) là 97,4%, tỷ lệ tiêm vắc xin sởi-Rubella cho trẻ 18 tháng tuổi (mũi 2) là 97,7%.

Từ 9/2024, 31 tỉnh/thành phố đã triển khai tiêm vắc xin sởi cho trẻ 1 - 10 tuổi và nhân viên y tế theo kế hoạch phòng, chống dịch sởi. Số mắc tăng mạnh từ 6/2024 - 12/2024 (1,4 - 3,7 lần/tháng) nhưng có xu hướng giảm trong 2025. Một số tỉnh triển khai chậm vẫn ghi nhận số mắc tăng.

Đến nay, trong đó 28 tỉnh, thành phố đã kết thúc chiến dịch tiêm vắc xin phòng, chống dịch sởi giai đoạn 1 và còn 3 địa phương (Cà Mau, Bạc Liêu, Hậu Giang) đang tiếp tục tiêm bù, tiêm vét: Nhóm 1 - 5 tuổi, 471.371/505.167 đối tượng, đạt 93,3%; Nhóm từ 6 - 10 tuổi, 612.321/622.304 đối tượng, đạt 98,4%; Nhóm đối tượng nguy cơ cao, nhân viên y tế tiêm được 127.117 đối tượng.

Kiểm soát chặt chẽ, tránh lây nhiễm chéo trong các cơ sở y tế

Phát biểu tại Hội nghị, TS Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết: Dự báo dịch sởi có xu hướng chung giảm, nhưng vẫn chưa dừng lại hoàn toàn, vẫn cần hết sức thận trọng với nguy cơ bùng phát. Dự kiến, số ca sốt phát ban nghi sởi sẽ tiếp tục được ghi nhận trên phạm vi cả nước.

38.807 ca sốt phát ban nghi sởi, 3.447 ca mắc, 5 ca tử vong
TS Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế)

Đặc biệt tại các khu vực có nguy cơ cao như các tỉnh miền núi, nơi có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, điều kiện tiếp cận dịch vụ y tế còn hạn chế và các địa phương có tỷ lệ tiêm chủng thấp là những khu vực dễ bùng phát dịch nhất.

Tuy nhiên, trên cơ sở triển khai quyết liệt và hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch như khoanh vùng, dập dịch, tăng cường tiêm chủng vắc xin sởi, dịch bệnh hiện vẫn đang được kiểm soát. Những giải pháp này sẽ từng bước giúp khống chế dịch, hạn chế sự lây lan, bùng phát trên diện rộng và giảm số ca mắc trong thời gian tới.

Đáng lo ngại, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng nhấn mạnh: Nhiều trường hợp lây chéo từ các cơ sở y tế rồi lây lan ra địa phương. Bởi bệnh sởi có khả năng lây truyền cao. Do đó, ngoài kiểm soát lây nhiễm trong cộng đồng còn phải kiểm soát lây nhiễm trong các bệnh viện để hạn chế nguy cơ thấp nhất lây lan ra cộng đồng.

Bộ Y tế đề xuất UBND tỉnh, TP ưu tiên bố trí nguồn lực đẩy nhanh tiến độ chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng, chống bệnh sởi , huy động xã hội hóa, doanh nghiệp hỗ trợ vắc xin; tổ chức hội nghị cảnh báo nguy cơ bùng phát bệnh sởi cho các trường học, doanh nghiệp, vận động tiêm chủng đầy đủ, cảnh báo nguy cơ biến chứng sau mắc bệnh sởi.

Các địa phương đẩy nhanh tiến độ triển khai chiến dịch tiêm vắc xin phòng, chống bệnh sởi năm 2025 trên địa bàn, ưu tiên tiêm cho trẻ ở các huyện đang có nhiều ca mắc hoặc nghi mắc sởi; đồng thời phải tiếp tục triển khai hiệu quả công tác tiêm chủng mở rộng, tổ chức tiêm bù, tiêm vét vắc xin phòng bệnh sởi cho các trẻ chưa được tiêm hoặc chưa tiêm đủ các mũi vắc xin.

Căn cứ nguồn lực và tình hình mắc, nghi mắc sởi tại mỗi địa phương để có thể áp dụng hình thức triển khai tiêm chủng phù hợp như tiêm chủng lưu động, tiêm chủng tại nhà nhằm nhanh chóng bao phủ vắc xin đạt được miễn dịch trong cộng đồng.

Các đơn vị không để tình trạng thiếu kinh phí, thiếu thiết bị, vật tư y tế, không đủ nhân lực y tế làm trì hoãn, chậm tiến độ tiêm bù, tiêm vét vắc xin phòng bệnh sởi; trường hợp vượt thẩm quyền giải quyết các khó khăn này, cần báo ngay Chủ tịch UBND các tỉnh, TP để giải quyết.

Sở Y tế các địa phương đẩy mạnh công tác truyền thông phòng, chống dịch sởi trong cộng đồng, áp dụng các hình thức tuyên truyền đa dạng, phù hợp với người dân, nhất là với đồng bào dân tộc để vận động người dân đưa con em đi tiêm chủng đúng lịch, đủ liều vắc xin phòng bệnh sởi và đi khám, chữa bệnh kịp thời khi có các dấu hiệu mắc bệnh sởi.

Phương Thu

Đọc thêm

Tự ý bỏ thuốc điều trị viêm gan B dẫn đến mắc xơ gan Tin Y tế

Tự ý bỏ thuốc điều trị viêm gan B dẫn đến mắc xơ gan

TTTĐ - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận hai bệnh nhân được chuyển đến trong tình trạng gan đã xơ và u gan nặng. Cả hai chỉ mới biết mình mắc viêm gan B cách đây một đến hai tháng.
Tăng tỷ lệ hài lòng của người dân đối với dịch vụ y tế Tin Y tế

Tăng tỷ lệ hài lòng của người dân đối với dịch vụ y tế

TTTĐ - Theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội về kết quả khảo sát, đo lường sự hài lòng của người dân đối với dịch vụ y tế công giai đoạn từ năm 2021 đến tháng 6/2025 cho thấy xu hướng gia tăng rõ rệt về mức độ hài lòng của người dân đối với dịch vụ y tế.
Phẫu thuật u ác tính mô mềm hiếm gặp cho bệnh nhân 76 tuổi Tin Y tế

Phẫu thuật u ác tính mô mềm hiếm gặp cho bệnh nhân 76 tuổi

TTTĐ - Khoa Chấn thương chỉnh hình – Bệnh viện Đa khoa Hà Đông đã phẫu thuật thành công một ca u mô mềm ác tính hiếm gặp ở vùng đùi cho bệnh nhân cao tuổi.
Bé gái co giật được CSGT đưa đi cấp cứu đã xuất viện Tin Y tế

Bé gái co giật được CSGT đưa đi cấp cứu đã xuất viện

TTTĐ - Theo thông tin của Bệnh viện Bạch Mai, bé gái co giật, tim đập nhanh nguy kịch tính mạng được lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT) mở đường đưa đến Bệnh viện Bạch Mai cấp cứu kịp thời đã được xuất viện.
Cấp cứu vì cánh quạt drone chém vào người khi phun thuốc trừ sâu Tin Y tế

Cấp cứu vì cánh quạt drone chém vào người khi phun thuốc trừ sâu

TTTĐ - Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân 43 tuổi (Hà Nội) bị chém rách sâu vùng mông, mất máu nhiều do tai nạn hy hữu với thiết bị bay điều khiển từ xa - drone nông nghiệp khi đang phun thuốc trừ sâu.
Biến chứng nguy hiểm đối với bệnh nhân đái tháo đường Tin Y tế

Biến chứng nguy hiểm đối với bệnh nhân đái tháo đường

TTTĐ - Khoa Điều trị tích cực, Bệnh viện Nội tiết Trung ương tiếp nhận bệnh nhân nam, tên V. H. H. (25 tuổi, Hải Phòng) trong tình trạng mệt nhiều, lơ mơ, buồn nôn, nôn. Bệnh nhân có tiền sử đái tháo đường type 1 được chẩn đoán cách đây ba năm, điều trị bằng insulin Mix 16-16 nhưng không tuân thủ đều đặn.
Phương Đông trên hành trình hiện thực hóa tổ hợp y tế toàn diện Tin Y tế

Phương Đông trên hành trình hiện thực hóa tổ hợp y tế toàn diện

TTTĐ - Trước yêu cầu ngày càng cao về chất lượng điều trị và trải nghiệm chăm sóc, Tổ hợp Y tế Phương Đông nổi bật với hướng phát triển đa tầng - đa chuyên khoa, quy mô đầu tư lớn cùng chiến lược phát triển dài hạn. Đây là một trong những đơn vị tiên phong theo đuổi xu hướng y tế tích hợp: Kết hợp khám chữa bệnh và nghỉ dưỡng trong cùng một hệ sinh thái.
Triển khai hoạt động nâng cao năng lực y tế đặc khu Côn Đảo Nhịp sống phương Nam

Triển khai hoạt động nâng cao năng lực y tế đặc khu Côn Đảo

TTTĐ - Trong những ngày làm việc đầu tiên của Ban Giám đốc Sở Y tế TP Hồ Chí Minh (mới), chủ đề nâng cao năng lực cho y tế đặc khu Côn Đảo đã được lãnh đạo Sở Y tế quan tâm và thảo luận với các chuyên gia đầu ngành về các giải pháp. Cuộc họp đã thống nhất nhiều nội dung quan trọng nhằm chủ động nâng cao năng lực y tế tại Côn Đảo.
Ngành Y tế TP Hồ Chí Minh có 124 đơn vị sự nghiệp Tin Y tế

Ngành Y tế TP Hồ Chí Minh có 124 đơn vị sự nghiệp

TTTĐ - UBND TP Hồ Chí Minh đã ban hành các quyết định về việc tiếp nhận và chuyển đổi cơ quan quản lý của các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Y tế tỉnh Bình Dương và Sở Y tế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (cũ) thành trực thuộc Sở Y tế TP Hồ Chí Minh (mới), kể từ ngày 1/7/2025.
Bổ nhiệm nhân sự chủ chốt Sở Y tế TP Hồ Chí Minh sau sáp nhập Tin Y tế

Bổ nhiệm nhân sự chủ chốt Sở Y tế TP Hồ Chí Minh sau sáp nhập

TTTĐ - PGS.TS.BS Tăng Chí Thượng tiếp tục làm Giám đốc Sở Y tế TP Hồ Chí Minh sau hợp nhất 3 Sở Y tế TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu.
Xem thêm