Tag

60 năm bản hùng ca chiến thắng Bình Giã

Nghệ thuật 02/12/2024 22:35
aa
TTTĐ - Tối 2/12, tại thị trấn Ngãi Giao, huyện Châu Đức, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã tổ chức chương trình nghệ thuật "60 năm bản hùng ca chiến thắng Bình Giã". Sự kiện nằm trong khuôn khổ Lễ kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Bình Giã (2/12/1964 - 2/12/2024).
Nhiều hoạt động kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Bình Giã Huyện Châu Đức tưng bừng kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Bình Giã Bà Rịa - Vũng Tàu: Khánh thành Công viên Chiến thắng

Tham dự chương trình có Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính; nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang; nguyên Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng; nguyên Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng Lê Hồng Anh; Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa; Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng; Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Phạm Viết Thanh, cùng các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Trung ương; đại diện các Bộ, ngành Trung ương; lãnh đạo các tỉnh, thành phố trong khu vực; các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cùng đông đảo người dân.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và các đại biểu dự Lễ kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Bình Giã - Ảnh: Nhật Bắc
Thủ tướng Phạm Minh Chính và các đại biểu dự Lễ kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Bình Giã (Ảnh: Nhật Bắc)

Tại sự kiện, thay mặt Đảng bộ, chính quyền, quân và dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Bí thư Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu Phạm Viết Thanh chia sẻ, cách đây 6 thập niên, tại chiến trường trọng điểm miền Đông Nam Bộ, dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng, Quân ủy Trung ương, dân và quân ta đã làm nên “Chiến thắng Bình Giã”. Đây là chiến công hiển hách, đánh dấu sự chuyển mình của cách mạng Việt Nam trong tiến trình lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước, giành độc lập, tự do cho dân tộc.

Bí thư Tỉnh ủy Phạm Viết Thanh phát biểu tại Lễ kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Bình Giã tối 2/12/2024. Ảnh: Tường Thụy
Bí thư Tỉnh ủy Phạm Viết Thanh phát biểu tại Lễ kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Bình Giã (Ảnh: Tường Thụy)

Theo Bí thư Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu, 60 năm đã trôi qua nhưng tinh thần Chiến thắng Bình Giã vẫn luôn thể hiện rõ nét trong công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ an ninh quốc phòng của Đảng bộ, chính quyền, quân và dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Phát biểu tại buổi lễ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết, để làm nên Chiến thắng Bình Giã, quân và dân Bà Rịa - Vũng Tàu với tinh thần “Dốc toàn lực cho chiến dịch” đã huy động toàn bộ lực lượng du kích, bộ đội địa phương, dân công hỏa tuyến, góp công, góp của, làm tốt công tác dân vận, hậu cần, phối hợp tác chiến với quân chủ lực miền, mở các đợt tiến công đánh thắng quân chủ lực của Mỹ - Ngụy.

Các má, các chị tận tình chăm lo từng bữa cơm cho bộ đội, chăm sóc, cứu thương cho các thương bệnh binh; các cụ già, các em nhỏ, đồng bào dân tộc thiểu số dẫn đường cho bộ đội…mãi mãi là những hình ảnh đẹp trong trái tim của mỗi con người Việt Nam với tinh thần tất cả vì độc lập dân tộc và thống nhất non song, đất nước.

Thủ tướng nhấn mạnh, Chiến thắng Bình Giã có ý nghĩa chiến lược to lớn, khẳng định sự phát triển mọi mặt của cách mạng miền Nam; làm thất bại cơ bản chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ và tạo ra những tiền đề quan trọng cho những thắng lợi tiếp theo. Đại tướng Hoàng Văn Thái đã nhận định: Chiến thắng Bình Giã tuy “quy mô nhỏ nhưng có ý nghĩa chiến lược, mở đầu thời kỳ mới của cách mạng ở miền Nam, kết hợp tiến công với nổi dậy, chiến tranh du kích với chiến tranh chính trị, đánh bại chiến lược chiến tranh của Mỹ - Ngụy”.

60 năm Bản hùng ca chiến thắng Bình Giã”
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu tại sự kiện

"Chiến thắng Bình Giã để lại nhiều bài học kinh nghiệm sâu sắc, có ý nghĩa quan trọng đối với sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước trước đây và công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và phát triển đất nước ngày nay. Đó là sự sáng tạo trong xây dựng đường lối cách mạng và trong tổ chức, chỉ đạo chiến dịch và xây dựng lực lượng vũ trang. Đó là sự phát huy sức mạnh tổng hợp của tinh thần yêu nước, khối đoàn kết quân dân và khối đại đoàn kết toàn dân tộc; là bản lĩnh, trí tuệ, sức mạnh, niềm tự hào, tự tôn, tinh thần tự lực, tự cường, nghị lực không lùi bước trước khó khăn và ý chí quyết chiến, quyết thắng của dân tộc ta", Thủ tướng Phạm Minh Chính nói.

Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, việc nghiên cứu, vận dụng sáng tạo, hiệu quả những bài học kinh nghiệm quý báu của Chiến thắng Bình Giã có nhiều ý nghĩa và giá trị quan trọng đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc ta.

Đặc biệt, chúng ta cần phát huy hơn nữa sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, sức sáng tạo phi thường, tinh thần tự lực, tự cường, quyết tâm, dám nghĩ, dám làm và bản lĩnh, trí tuệ Việt Nam để vượt qua mọi khó khăn, thách thức, nắm bắt cơ hội, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình phát triển giàu mạnh, thịnh vượng của dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh.

Thủ tướng tin tưởng rằng, Đảng bộ, chính quyền, quân và nhân dân Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ tiếp tục phát huy truyền thống lịch sử cách mạng hào hùng và những thành tựu đã đạt được để bứt phá vươn lên, phát triển mạnh mẽ; xây dựng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu phát triển toàn diện, trở thành một trong những khu vực động lực phát triển quan trọng, một trong những điểm sáng về kinh tế - xã hội trong khu vực miền Đông Nam Bộ và cả nước.

Chương trình nghệ thuật "60 năm bản hùng ca chiến thắng Bình Giã" do NSƯT, nhạc sĩ Đinh Trung Cẩn làm tổng đạo diễn; kịch bản văn học: TS Đinh Văn Hạnh; kịch bản dàn dựng: Dương Thảo - Trần Trí.

Chương trình gồm 3 phần: Tiếng gọi non sông; Chiến thắng oai hùng và Tự hào quê hương anh hùng, giới thiệu khái quát Chiến thắng Bình Giã trong cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

60 năm Bản hùng ca chiến thắng Bình Giã”
Chương trình nghệ thuật “Long An - Khát vọng sông Vàm”  với những tiết mục nghệ thuật hấp dẫn.
Chương trình nghệ thuật “60 năm bản hùng ca chiến thắng Bình Giã” với những tiết mục nghệ thuật hấp dẫn.

Các tiết mục đặc sắc trong chương trình được dàn dựng công phu, sử dụng công nghệ hiện đại. Chương trình có sự góp mặt của các nghệ sĩ nổi tiếng, được công chúng yêu mến như: Tạ Minh Tâm, Khánh Ngọc, Trọng Tấn, Võ Hạ Trâm… các nhóm nhạc: Lạc Việt, Nhật Nguyệt, MTV.SG, Nhóm múa Mặt Trời, Nhóm múa Ánh Sáng, Nhóm múa ABC, diễn viên quần chúng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Thông qua chương trình, lịch sử hào hùng được ôn lại. Cách đây đúng 60 năm, Quân ủy và Bộ Chỉ huy Miền chủ trương mở chiến dịch tác chiến tập trung đầu tiên trên địa bàn Đông Nam bộ và Bình Giã - Đức Thạnh thuộc tỉnh Bà Rịa lúc bấy giờ được chọn làm hướng chính.

Chiến thắng vang dội trong chiến dịch tạo ra thế và lực mới, bước phát triển mạnh mẽ cho chiến tranh cách mạng miền Nam. Chiến thắng Bình Giã được ghi vào lịch sử Việt Nam như một mốc son hào hùng trong cuộc kháng chiến.

Đọc thêm

30 năm Giải Mai vàng: Hành trình tôn vinh nghệ thuật và nhân văn Nghệ thuật

30 năm Giải Mai vàng: Hành trình tôn vinh nghệ thuật và nhân văn

TTTĐ - Tối 8/1, tại Nhà hát TP Hồ Chí Minh, Báo Người Lao động tổ chức chương trình nghệ thuật Kỷ niệm 30 năm Giải Mai vàng và lễ trao Giải Mai vàng lần thứ 30 năm 2024.
Dòng chảy 30 năm của một giải thưởng văn hóa - nghệ thuật Nghệ thuật

Dòng chảy 30 năm của một giải thưởng văn hóa - nghệ thuật

TTTĐ - Tối 8/1, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Báo Người Lao Động tổ chức Chương trình Nghệ thuật kỷ niệm 30 năm Giải Mai Vàng và Lễ trao Giải Mai Vàng lần thứ 30 - 2024. Đây là sự kiện mang đậm ý nghĩa về dòng chảy 30 năm của một giải thưởng văn hóa - nghệ thuật.
Độc đáo lời chúc Nguyễn Xuân Son bằng thơ lục bát  trên bánh 3D Nghệ thuật

Độc đáo lời chúc Nguyễn Xuân Son bằng thơ lục bát trên bánh 3D

TTTĐ - Trong không khí cả nước mừng chiến thắng của đội tuyển bóng đá Việt Nam tại AFF Cup 2024, các nghệ nhân của Nhất Hương đã sáng tạo những chiếc bánh điêu khắc 3D cực kỳ độc đáo. Bằng việc lựa chọn thể thơ lục bát - đặc sản văn hóa Việt Nam - tác phẩm không chỉ là món quà ý nghĩa dành tặng cầu thủ Nguyễn Xuân Son mà còn là thông điệp cổ vũ tinh thần dân tộc trên hành trình chinh phục những đỉnh cao tiếp theo.
Chân dung ghép gốm trên nền sơn mài của họa sĩ Tô Ngọc Trang Nghệ thuật

Chân dung ghép gốm trên nền sơn mài của họa sĩ Tô Ngọc Trang

TTTĐ - "Chiêm bao" là triển lãm cá nhân đầu tiên của họa sĩ Tô Ngọc Trang, trưng bày 26 bức chân dung ghép gốm trên nền sơn mài diễn ra tại Area 75 - Art & Auction 75 Hàng Bồ, Hà Nội.
Khám phá “Quà tặng của nhân gian” tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám Nghệ thuật

Khám phá “Quà tặng của nhân gian” tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

TTTĐ - Sáng 2/1, tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) đã diễn ra chương trình đặc biệt “Quà tặng của nhân gian” với sự tham gia của nhiều nghệ sĩ, nghệ nhân đến từ các làng nghề trong cả nước.
Bài 6: Tìm về “quê mẹ” của nhạc cụ truyền thống Việt Nam Nghệ thuật

Bài 6: Tìm về “quê mẹ” của nhạc cụ truyền thống Việt Nam

TTTĐ - Làng Đào Xá, một ngôi làng nhỏ nằm ở xã Đông Lỗ, huyện Ứng Hòa, TP Hà Nội, nơi vẫn ngày đêm giữ lửa nghề sản xuất nhạc cụ dân tộc, là cội nguồn sản sinh ra hàng triệu cây đàn trên khắp cả nước.
Kết nối những trái tim Việt Nam với “Xuân quê hương 2025” tại Osaka Nghệ thuật

Kết nối những trái tim Việt Nam với “Xuân quê hương 2025” tại Osaka

TTTĐ - Trong hai ngày 4 và 5/1/2025, tại công viên Naniwa no Miya ato, thành phố Osaka, Nhật Bản, sẽ diễn ra chương trình "Xuân quê hương 2025" với chủ đề “Trái tim Việt Nam”. Sự kiện được tổ chức bởi các hội đoàn, doanh nghiệp uy tín của người Việt tại Nhật Bản với sự đồng hành của Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Osaka.
Bài 5: Nghệ thuật hát chầu văn trong dòng chảy văn hoá Nghệ thuật

Bài 5: Nghệ thuật hát chầu văn trong dòng chảy văn hoá

TTTĐ - Hát chầu văn, một loại hình nghệ thuật truyền thống độc đáo của Việt Nam, không chỉ là di sản văn hóa phi vật thể mà còn là nhịp cầu kết nối tâm linh trong đời sống tinh thần của người dân. Sự kết hợp hài hòa giữa âm nhạc và lời ca của chầu văn đã góp phần tạo nên nghi lễ hầu đồng vừa gần gũi vừa thiêng liêng.
Bài 4: Sáng tạo đồng dao trong phim kinh dị Việt Nghệ thuật

Bài 4: Sáng tạo đồng dao trong phim kinh dị Việt

TTTĐ - Việc sử dụng chất liệu dân gian đồng dao trong các bộ phim kinh dị đã không còn là điều xa lạ trong thị trường điện ảnh Việt Nam hiện nay. Bên cạnh ý kiến cho rằng việc sử dụng đồng dao đã giúp các bộ phim tăng sức hấp dẫn, thân quen đối với khán giả đại chúng, vẫn có nhận định tỏ ra hoài nghi về ý đồ của nhà làm phim khi đưa đồng dao vào phim kinh dị.
Bài 3: Nghệ sĩ Tuồng và những giai thoại “vàng son” khó quên Nghệ thuật

Bài 3: Nghệ sĩ Tuồng và những giai thoại “vàng son” khó quên

TTTĐ - Tuồng - loại hình nghệ thuật sân khấu truyền thống, từng phát triển rực rỡ với những vở diễn đỉnh cao, khán đài chật kín, và tiếng trống rộn rã làm say lòng người. Đằng sau ánh hào quang ấy là những nghệ sĩ, những người đã sống trọn vẹn với đam mê, vượt qua bao gian khó để gìn giữ nét tinh hoa của dân tộc. Họ không chỉ là chứng nhân cho thời kỳ vàng son của Tuồng mà còn là "ngọn đuốc" âm thầm thắp sáng hành trình bảo tồn và truyền lửa cho thế hệ mai sau.
Xem thêm