Tag

Ai bảo Tết Sài Gòn không vui?

Muôn mặt cuộc sống 09/02/2024 08:00
aa
TTTĐ - Với những người xa xứ, Tết là đoàn viên, là mong được trở về bên gia đình mỗi khi xa nhà. Với những ai sinh ra và lớn lên ở đất Sài thành thì Tết lại có phần trầm lắng và vắng vẻ hơn mọi ngày. Tuy nhiên, không vì thế mà vội “chê” Tết Sài Gòn không vui. Tết Sài Gòn vẫn có những nét rất riêng, mang đậm chất Nam Bộ cùng hàng loạt điểm vui chơi, du xuân đúng nghĩa “vui như Tết”.
Phong vị Tết phương Nam Ngắm mai vàng thương Tết phương Nam Những chợ hoa Tết Sài Gòn nổi tiếng cho bạn check in và mua sắm

Tưởng không vui mà vui không tưởng

Sắp đến Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, đi đâu chủ đề Tết vẫn luôn được mọi người quan tâm, bàn tán. Sau lời chào xã giao và hỏi thăm sức khỏe thì câu kế tiếp sẽ: Tết về quê không? Ngày nào về Tết?… Câu hỏi vô tư nhưng chất chứa bao nỗi niềm, nhất là khi ai đó đáp lời: “Không, năm nay ăn Tết ở Sài Gòn”.

Không khí rộn ràng đón Tết tại TP Hồ Chí Minh
Không khí rộn ràng đón Tết tại TP Hồ Chí Minh

Cách đây vài hôm, trong buổi tiệc tất niên cuối năm, tôi tình cờ gặp lại Thúy - người em đồng hương cùng quê Hà Tĩnh, cùng xã, đang làm công nhân cho một công ty giày da ở quận Bình Tân. Mới đầu, buổi gặp mặt diễn ra vui vẻ, ấm cúng, tiếng cười đùa pha lẫn tiếng chạm ly chúc nhau sức khỏe của những người bạn lâu ngày không gặp càng khiến lòng như muốn nán lại lâu hơn.

Khi buổi tiệc càng về cuối, tôi vỗ vai Thúy rồi hỏi sắp tới có về quê ăn Tết không? Thúy trầm ngâm và có chút e ngại: “Em vào Sài Gòn cũng được gần 3 năm nhưng chưa về Tết lần nào... Vừa rồi em đã lên kế hoạch sẽ về quê ăn Tết cùng gia đình nhưng vì tài chính eo hẹp, công ty cắt giảm nhân sự, giảm lương… nên đành gác lại chuyện về quê, chấp nhận thêm một năm nữa ăn Tết xa nhà”.

Nhìn Thúy có chút đượm buồn nhưng sau đó bỗng chốc thay đổi sắc thái, rồi tự an ủi mình: “Riết cũng quen thôi anh ơi! Hồi đầu ăn Tết xa nhà có chút cảm giác buồn nhưng chỉ mỗi đêm giao thừa thôi, qua mùng 1 lại vui như Tết. Ở đây cũng có nhiều người quê mình. Bọn em lên lịch hết rồi, mùng mấy đi đâu, đến nhà ai chơi… đều trong kế hoạch cả…”. Nói xong, Thúy còn khuyên tôi ở lại ăn tết Sài Gòn một lần cho biết.

Thực ra, lúc nghe nói vậy, tôi cũng chỉ biết ậm ừ cho qua chuyện chứ chưa hình dung được ở lại Sài Gòn ăn Tết sẽ ra sao. Giờ đâu đó trong đầu vẫn nghe văng vẳng câu nói của Thúy: “Tết Sài Gòn không buồn như anh nghĩ đâu” và muốn thử cảm giác đó một lần.

Phố Ông Đồ - một nét đẹp của tết Sài Gòn
Phố Ông Đồ - một nét đẹp của Tết Sài Gòn

Dũng (quê Hải Phòng) là đồng nghiệp cũ từng có thời gian làm cùng mảng công tác. Dũng hiện đang là phóng viên của một tờ báo trực thuộc Bộ. Dù không còn làm chung mảng như trước nhưng anh em vẫn thi thoảng cà phê chuyện đời, chuyện nghề.

Lần gặp gần đây tôi hỏi Dũng: Tết có về quê chứ? Dũng bảo: “Năm nay kinh tế khó khăn nên cả gia đình em quyết định ở lại Sài Gòn”. Đây cũng là năm thứ 2 vợ chồng Dũng ăn Tết xa quê.

Dũng kể, thời điểm đó mới lấy vợ và đứa con vừa chào đời hơn một tháng. Vì thời tiết ngoài Bắc rất lạnh, sợ con nhỏ không chịu được nên quyết định ở lại Sài Gòn. Dù đã chuẩn bị sẵn tâm lý, tự an ủi rằng qua Tết sẽ về, rồi kiểu gì cũng xong cái Tết… nhưng khi thấy mọi người thu dọn đồ đạc lỉnh kỉnh, tiếng kéo vali, tiếng cười nói rộn rã, háo hức chuẩn bị về quê lại khiến lòng Dũng nao nao.

“Trong trí tưởng tượng của em lúc đó, công việc của 3 ngày Tết cũng chỉ ăn với ngủ, bởi bạn bè và đồng nghiệp đã về quê, còn nếu có ý định đi du lịch thì cũng không thể đi xa được vì con còn quá nhỏ. May thay, không chỉ có vợ chồng em ở lại mà còn có nhiều gia đình vì nhiều lý do khác nhau cũng ở lại. Chiều 29 Tết, cả xóm bắt đầu tập trung lại để gói bánh, làm mứt… không khí vui tươi hẳn.

Tuy mỗi người một quê, mỗi người một giọng nhưng khi gói bánh tất cả lại quây quần kể cho nhau nghe về những cái Tết quê mình. Hôm ấy, lần đầu tiên em được nghe chia sẻ của những người hàng xóm, rồi chợt cảm thấy yêu cái mảnh đất Sài Gòn này hơn. Một miền đất bao dung, luôn mở rộng vòng tay đón nhận, chở che người tứ xứ”, Dũng nói.

Sau lần ăn Tết xa quê đó, Dũng cho biết, Tết ở Sài Gòn không buồn như người ta vẫn hay nói mà có nhiều cái vui và trải nghiệm. “Cứ tưởng tết Sài Gòn không vui nhưng lại vui không tưởng”, Dũng ví von.

Phố đi bộ Nguyễn Huệ ngày thường
Phố đi bộ Nguyễn Huệ ngày thường

Gia đình ở đâu, Tết ở đó

Không giống như Thúy hay Dũng đều là người tha hương từ miền Bắc, miền Trung xa xôi vào TP Hồ Chí Minh lập nghiệp, anh Hùng (ngụ quận Tân Phú) được sinh ra và lớn lên tại mảnh đất Sài Gòn. Tết với anh là những ngày bình yên, vui vầy bên gia đình và nghỉ ngơi.

Anh bảo, so với Tết ở quê thì Tết Sài Gòn có phần yên ả và vắng vẻ hơn mọi ngày nhưng không vì thế mà chê Tết Sài Gòn không vui. “Gia đình ở đâu, Tết ở đó”, anh nói vậy và chỉ cần được ở bên người thân, cùng bố mẹ và các con quây quần bên mâm cơm thì ngày nào cũng là Tết.

Ngày thường, đường phố Sài Gòn luôn tấp nập người qua kẻ lại, không khí nhộn nhịp, ồn ào… nhưng cứ dịp Tết đến, người người, nhà nhà lại muốn quay về cố hương sum họp bên gia đình. Chính vì vậy mà Sài Gòn ngày Tết nhịp sống trở nên chậm và dung dị hơn, đường sá thênh thang, người vắng, xe cộ ít, đi lại thoải mái, không còn cảnh kẹt xe như ngày thường. Đâu đó, những phiên chợ hoa Tết được bày bán, cũng đông người nhưng cảnh chen lấn, rao hàng lúc này lại mang đến cảm giác gần gũi, thân thương, không xô bồ, náo động.

Với anh Hùng cũng như bao người khác, thích nhất vẫn là chạy xe lang thang trên phố Sài Gòn 3 ngày Tết. Chỉ có Tết, Sài Gòn mới trở mình tìm được chút tĩnh lặng riêng.

Phố đi bộ Nguyễn Huệ luôn tấp nập những ngày Tết mỗi đêm về
Phố đi bộ Nguyễn Huệ luôn tấp nập những ngày Tết mỗi đêm về

Để Tết Sài Gòn không tẻ nhạt như mọi người hay nghĩ, anh Hùng “mách nước” cho những ai không có điều kiện hồi hương mà vẫn thỏa thích vui chơi. Đó là mọi người có thể du xuân qua những: Phố đi bộ Nguyễn Huệ, dạo phố Ông Đồ, thưởng thức Hội hoa xuân Tao Đàn, tham quan đài quan sát Landmark 81, hay đi xe buýt 2 tầng ngắm cảnh Sài Gòn ngày đêm, đi tàu buýt trên sông thưởng ngoạn… Đây cũng là một cách trải nghiệm tết Sài Gòn khác và cũng hấp dẫn như bao cái Tết ở các vùng quê khác.

Ngoài ra, với đa số người Việt, những ngày Tết người dân Sài Gòn cũng thường đi chùa lễ Phật, bái vọng tổ tiên. Việc đi chùa cầu may vào dịp Tết cũng là một nét văn hóa truyền thống của người Việt. Mọi người cầu mong một năm mới an lành, hạnh phúc và đầy may mắn.

Một số ngôi chùa nổi tiếng ở TP Hồ Chí Minh mà du khách và người dân có thể ghé thăm, như: Chùa Vĩnh Nghiêm, chùa Xá Lợi, chùa Giác Lâm, chùa Ngọc Hoàng... Khi lễ chùa cầu may, mọi người cũng có thể tham gia các nghi lễ truyền thống, viếng thăm các điện thờ và tận hưởng không khí tĩnh lặng, mang đến sự an bình và tinh thần lạc quan cho năm mới.

Với anh Hùng, dù đã ngoài U50 nhưng chưa khi nào cảm thấy chán tết Sài Gòn. Trái ngược với nó là cảm giác hạnh phúc và may mắn khi được lớn lên trên chính mảnh đất bao dung này.

Chợ Bến Thành
Chợ Bến Thành

Tương tự, anh Hiệp (ngụ Phường 11, quận Tân Bình) dù không phải người chính gốc Sài Gòn nhưng cũng ngót nghét gần 20 năm “bám đất” này mưu sinh. Giờ đây, anh cũng có một cơ ngơi với một gia đình nhỏ vô cùng đầm ấm.

Anh kể, hồi đầu từ Ninh Bình chân ướt chân ráo vào Sài Gòn, mọi thứ đều xa lạ, không quen biết ai, làm được bao nhiêu đều đặn tiết kiệm gửi về quê phụ giúp gia đình. Năm đầu tiên (2004), khi đó đang làm công nhân cho một nhà máy bê tông ở tận Nhà Bè, vì mới vào làm chưa lâu lại gần Tết nên anh quyết định ở lại. Chiều 30 Tết, thay vì sum họp bên gia đình như bao người khác thì anh lại trốn vào góc phòng nhỏ “thút thít” một mình…

Sau này, khi có công việc ổn định, thu nhập khá, Tết nào anh cũng về quê. Mãi khi lập gia đình, số lần về Tết có ít đi, phần vì lấy vợ Sài Gòn, phần vì ngoài Bắc thời tiết khá lạnh, sợ con ốm nên anh bắt đầu thích nghi với ngày Tết ở quê hương thứ 2 này.

“Không quan trọng ăn Tết ở đâu, miễn bên gia đình là được. Nhiều người không quen, cứ bảo tết Sài Gòn này kia… nhưng nếu bạn coi Sài Gòn là nhà thì sẽ không bao giờ buồn hay chán. Bạn sẽ biết cách để làm cho ngôi nhà ấy luôn bình yên, vui vẻ, nhất là khi Tết đến Xuân về”, anh Hiệp nói.

Đọc thêm

Đoàn kiều bào dâng hương Giỗ tổ Hùng Vương Muôn mặt cuộc sống

Đoàn kiều bào dâng hương Giỗ tổ Hùng Vương

TTTĐ - Sáng 3/4 (tức ngày 6/3 Âm lịch), đoàn kiều bào gồm 50 đại biểu đến từ 20 quốc gia và vùng lãnh thổ, về dâng hương tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ nhân dịp Giỗ tổ Hùng Vương.
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo việc triển khai thực hiện công tác đặc xá năm 2025 Muôn mặt cuộc sống

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo việc triển khai thực hiện công tác đặc xá năm 2025

TTTĐ - Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình vừa ký Công điện số 28/CĐ-TTg ngày 3/4/2025 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai thực hiện công tác đặc xá năm 2025.
Tăng cường thanh tra các lĩnh vực dễ phát sinh tham nhũng, lãng phí Muôn mặt cuộc sống

Tăng cường thanh tra các lĩnh vực dễ phát sinh tham nhũng, lãng phí

TTTĐ - Chiều 2/4, Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực tỉnh Bình Thuận tổ chức họp đánh giá kết quả thực hiện quý I và đề ra nhiệm vụ trọng tâm quý II/2025.
Khánh Hòa long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng Muôn mặt cuộc sống

Khánh Hòa long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng

TTTĐ - Tối 2/4, tại thành phố Nha Trang, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Khánh Hòa tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng (2/4/1975 - 2/4/2025).
Sáng tạo đồ chơi xanh từ lá cây Muôn mặt cuộc sống

Sáng tạo đồ chơi xanh từ lá cây

TTTĐ - Với mong muốn giúp các bé thêm yêu thiên nhiên và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, Trường mầm non Đại Kim (Hoàng Mai, Hà Nội) đã tổ chức các hoạt động trải nghiệm “Sáng tạo đồ chơi xanh từ lá cây”. Thông qua hoạt động này cũng giúp trẻ vừa chơi, vừa phát huy trí tưởng tượng, vừa rèn luyện kỹ năng khéo léo.
Long An - Nhật Bản: Đối tác tin cậy, hợp tác vươn tầm Muôn mặt cuộc sống

Long An - Nhật Bản: Đối tác tin cậy, hợp tác vươn tầm

TTTĐ - Ngày 31/3, Đoàn công tác xúc tiến đầu tư và kết nối địa phương tỉnh Long An, do Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Út dẫn đầu, đã tổ chức thành công chương trình Xúc tiến Đầu tư Thương mại Long An - Nhật Bản tại Đại sứ quán Việt Nam ở Nhật Bản.
Đề nghị UNESCO công nhận võ Bình Định là di sản văn hóa Muôn mặt cuộc sống

Đề nghị UNESCO công nhận võ Bình Định là di sản văn hóa

TTTĐ - Võ cổ truyền Bình Định không chỉ là một môn võ thuật, mà còn là kết tinh của tinh thần thượng võ, ý chí tự cường và văn hóa ứng xử cao đẹp của người Việt.
Khen thưởng ban chuyên án triệt phá đường dây đánh bạc quy mô lớn Muôn mặt cuộc sống

Khen thưởng ban chuyên án triệt phá đường dây đánh bạc quy mô lớn

TTTĐ - Chiều 31/3/2025, Công an tỉnh Thái Bình tổ chức biểu dương, khen thưởng ban chuyên án triệt phá đường dây đánh bạc và tổ chức đánh bạc dưới hình thức lô đề. Dự và chỉ đạo có đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Đại tá Trần Xuân Ánh, Giám đốc Công an tỉnh.
Giải pháp đảm bảo sinh kế cho người lao động sau thiên tai Muôn mặt cuộc sống

Giải pháp đảm bảo sinh kế cho người lao động sau thiên tai

TTTĐ - Việc giúp người lao động đảm bảo sinh kế sau thiên tai cần một chiến lược dài hạn, kết hợp giữa cứu trợ trước mắt và phát triển bền vững. Chính phủ, doanh nghiệp, tổ chức xã hội và bản thân người lao động cần phối hợp để xây dựng các mô hình kinh tế thích ứng với thiên tai, giảm thiểu rủi ro và đảm bảo việc làm lâu dài.
Khởi động Chương trình truyền thông "Những cống hiến thầm lặng" năm 2025 Muôn mặt cuộc sống

Khởi động Chương trình truyền thông "Những cống hiến thầm lặng" năm 2025

TTTĐ - Chiều 31/3, Báo Kinh tế & Đô thị phối hợp với Tổ chức ActionAid Quốc tế tại Việt Nam (ActionAid Việt Nam), Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án an sinh xã hội Việt Nam (AFV) tổ chức Lễ khởi động chương trình truyền thông "Những cống hiến thầm lặng" năm 2025 và Tọa đàm “Giải pháp đảm bảo sinh kế cho người lao động sau thiên tai”.
Xem thêm