AI trở thành “trợ thủ” đắc lực của sinh viên
Sinh viên tiên phong tham gia phát triển khoa học, công nghệ Sinh viên thời đại số cần trang bị gì để không bị tụt hậu? Hàng ngàn cơ hội thực tập, việc làm cho sinh viên |
Sự hỗ trợ của AI trong học tập
Là sinh viên năm thứ 3 của Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Nguyễn Trung Thành (quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội) thường xuyên sử dụng trí tuệ nhân tạo trong quá trình học tập của mình.
Cậu bạn trẻ đã sử dụng AI để tìm kiếm nội dung liên quan đến các môn học, ý tưởng cho các dự án của câu lạc bộ đang tham gia trong trường.
![]() |
Trí tuệ nhân tạo trở thành "trợ thủ" đắc lực của sinh viên |
"AI giúp mình tiết kiệm rất nhiều thời gian. Mình sử dụng cho các môn học từ đại cương đến chuyên ngành. Khi gặp khó khăn trong làm bài tập, mình nhập đề bài vào AI để nhận lời giải, kèm theo hướng dẫn từng bước. Đáp án mình nhận được hoàn toàn chuẩn khớp với đáp án mà giáo viên đưa ra”, Thành cho biết. Theo nam sinh viên, AI đã giúp cậu tóm lược khối lượng lớn tài liệu trong thời gian ngắn và hỗ trợ phân tích, đánh giá các vấn đề rất chính xác.
Tuy nhiên, Thành cũng thừa nhận rằng đôi khi cậu sợ bị lười suy nghĩ vì tìm đáp án có sẵn ngay từ AI, điều có thể ảnh hưởng đến khả năng tư duy độc lập. AI đôi khi vẫn có thể đưa ra thông tin sai hoặc không cập nhật. Vì vậy cậu thường kiểm chứng lại bằng cách so sánh với bài giảng của giáo viên, sách giáo khoa hoặc các nguồn uy tín khác.
Ngoài việc học, Thành sử dụng trí tuệ nhân tạo để viết nội dung cho các bài đăng mạng xã hội hoặc bài thuyết trình, đồng thời lập kế hoạch cho các sự kiện hoặc công việc cá nhân. Lâu lâu cậu cũng giải trí, trò chuyện, chơi đố vui hoặc tìm kiếm ý tưởng sáng tạo từ AI.
Sử dụng có chọn lọc
Cũng như nhiều người trẻ đang dần coi AI là "bạn thân" trong cuộc sống, Ngô Phương Linh sinh viên năm cuối chuyên ngành Sư phạm Mầm Non, trường Đại học Sư Phạm Hà Nội sử dụng AI để tìm kiếm thông tin, phục vụ học tập.
"Trước đây, mỗi khi cần tìm tài liệu tham khảo cho một chủ đề nào đó, mình phải tới thư viện hoặc tìm kiếm rất nhiều trên mạng. Từ khi biết đến các công cụ AI hỗ trợ, việc học của mình trở nên nhanh chóng và hiệu quả hơn hẳn. AI có thể lọc ra những nguồn tài liệu uy tín, tóm tắt ý chính, thậm chí gợi ý các phương pháp tiếp cận mới cho một bài học”, Phương Linh cho biết.
![]() |
Phương Linh ứng dụng AI để hiểu thêm tâm lý của các em nhỏ |
Cô giáo mầm non tương lai cũng chia sẻ về sự hữu ích khi ứng dụng AI trong suốt thời gian đi thực tập: “AI giúp em hiểu sâu hơn về tâm lý trẻ em. Có những nền tảng trí tuệ nhân tạo phân tích hành vi, cảm xúc của trẻ qua video hoặc mô tả, hỗ trợ em có cái nhìn trực quan hơn về sự phát triển của các bé. Điều này rất quan trọng cho việc thiết kế các hoạt động phù hợp trên lớp”.
Tuy nhiên, Phương Linh vẫn ưu tiên các phương pháp học truyền thống hơn việc sử dụng AI, cô bạn trẻ chỉ kết hợp sử dụng AI để tìm hiểu sâu hơn về kiến thức. Sau khi hoàn thành dàn ý cơ bản, Phương Linh sẽ phát triển thêm ý tưởng và cải thiện bài làm, nhờ đó rút ngắn thời gian hoàn thành từ một đến hai ngày.
![]() |
TS Hà Mạnh Tuấn, Phó trưởng ban Tuyển sinh Hướng nghiệp, trường Đại học Bách khoa Hà Nội |
Chia sẻ tại chương trình “Đối thoại, tư vấn, hướng nghiệp năm 2025” diễn ra tại Trường THPT Hà Đông (quận Hà Đông, TP Hà Nội), TS Hà Mạnh Tuấn, Phó trưởng ban Tuyển sinh Hướng nghiệp, trường Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết, ở trường Đại học Bách khoa Hà Nội, các bạn sinh viên trong trường từ lâu đã làm quen với các công cụ trí tuệ nhận tạo. Chat GPT, Deepseek, Gemini… trở thành “trợ lý” song hành với quá trình học tập của các em.
Theo TS Hà Mạnh Tuấn, AI chỉ là công cụ để làm việc, vì thế dùng công cụ ấy như thế nào để công việc hiệu quả nhất lại đòi hỏi kỹ năng của sinh viên. Thế hệ trẻ có khả năng thích nghi nhanh với AI. Một số bạn tận dụng AI rất tốt để tối ưu hóa công việc học tập hoặc tìm kiếm ý tưởng sáng tạo
Để AI trở thành “trợ thủ” của sinh viên, Phó trưởng ban Tuyển sinh Hướng nghiệp, trường Đại học Bách khoa Hà Nội cũng đưa ra lời khuyên, các bạn chỉ nên xem AI là công cụ hỗ trợ tốt và mạnh mẽ, cần học cách sử dụng trí tuệ nhân tạo có trách nhiệm; chủ động trang bị kỹ năng để thích ứng với xu hướng mới.
Trong chương trình “Đối thoại tư vấn hướng nghiệp năm 2025” do Báo Tuổi trẻ Thủ đô phối hợp với các đơn vị tổ, các chuyên gia đã chia sẻ nhiều thông tin, kiến thức mới, thiết thực, trong đó có những kỹ năng về sử dụng AI đối với học sinh, sinh viên. Chương trình cũng kịp thời cung cấp cho học sinh THPT những thông tin hữu ích, thiết thực về các ngành học, tư vấn chọn trường, chọn nghề cũng như gặp gỡ trực tiếp với những người thành công trong ngành để giúp các em hiểu và có động lực theo đuổi ước mơ. Trong tháng 4/2025, hoạt động tư vấn, định hướng nghề sẽ tiếp tục được Báo phối hợp với các đơn vị tổ chức tại các trường THPT ở huyện Thanh Trì, Đan Phượng. |
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Chắp cánh đam mê nghiên cứu pháp lý cho bạn trẻ

Thành đoàn Hải Phòng tập huấn kiến thức công nghệ AI cho đoàn viên, thanh niên

“Miss & Mister” ĐH Công nghiệp "gọi tên" Đoàn Thị Hương, Lê Gia Bảo

Sôi động phong trào Bình dân học vụ số khắp mọi miền Tổ quốc

"Cán bộ số” hiểu công nghệ, giỏi ứng dụng, tiên phong đổi mới

Tuổi trẻ Đắk Lắk chung tay hỗ trợ xóa nhà tạm

Thực hiện 517 công trình, phần việc trong Tháng Thanh niên 2025

Gen Z và hành trình học tập không chỉ... để thi

“Mùa thi hạnh phúc”, “Bí kíp ôn thi” sẽ có trong Chiến dịch hè
