App Caso giúp người già dễ dàng dùng công nghệ
Thanh niên Tây Hồ đẩy mạnh công nghệ số vào hoạt động Đoàn Chuyển giao công nghệ Hàn Quốc của mỹ phẩm MQ SKIN |
Kết nối yêu thương
Cuộc thi Học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp (SV-STARTUP 2020) do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức, với hơn 250 trường đại học, cao đẳng, trung cấp và hàng nghìn trường THCS, THPT tham gia.
![]() |
Nhóm dự án app Caso giành giải Nhì cuộc thi Học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp 2020 |
Vượt qua hơn 600 nhóm tác giả, dự án app Caso - Connect And Support Olders của nhóm sinh viên Đại học Mở Hà Nội đã giành giải Nhì cuộc thi. App giúp người già gọi cho con cháu chỉ bằng một thao tác, được nhắc lịch uống thuốc hàng ngày. Ban giám khảo cuộc thi khẳng định, đây là dự án nhân văn và cũng là dự án hiếm hoi hướng tới người cao tuổi.
Các bạn sinh viên tham gia dự án là: Nguyễn Ngọc Ánh - Trưởng nhóm; Trần Thị Thanh Thủy; Nguyễn Thị Thìn; Nguyễn Văn Bảo và Đào Văn Tuyến, trường Đại học Mở Hà Nội. Ngoài thời gian trên giảng đường, họ cùng nhau lên ý tưởng tạo dựng app Caso giúp kết nối người cao tuổi với gia đình và cộng đồng; Hỗ trợ sử dụng các tính năng của app bằng công nghệ AI, giúp người già được chăm sóc về cả sức khỏe thể chất, tinh thần.
Nguyễn Ngọc Ánh, Trưởng nhóm dự án cho biết, các bạn bắt đầu có ý tưởng này từ tháng 7/2020, khi Đại học Mở Hà Nội phát động cuộc thi Sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp cấp trường. Sau khi nghe một số thành viên nhóm kể chuyện về ông bà ở nhà rất khó khăn khi sử dụng điện thoại. Cả nhóm tập trung suy nghĩ làm thế nào để tạo ra app ứng dụng AI làm đơn giản, tối ưu hoá các thao tác trên điện thoại, giúp người cao tuổi dễ dàng sử dụng.
![]() |
App Caso của các bạn trẻ rất hữu ích, tịện dụng cho người cao tuổi |
Chốt ý tưởng, họ bắt đầu từ công việc khảo sát để tìm hiểu nhu cầu, những hoạt động người già thường làm trên điện thoại. Nhóm nhanh chóng nhận được câu trả lời từ hơn 1.500 người cao tuổi. Nhiều câu hỏi được đặt ra như: "Ông bà gặp khó khăn gì khi sử dụng điện thoại", "Ông bà thường kết nối với con cháu bằng cách nào", "Tính năng nào ông bà muốn có trên điện thoại"?
Trần Thị Thanh Thuỷ, thành viên trong nhóm chia sẻ: “Hiện nay, công nghệ rất phát triển, ông bà chưa được tiếp xúc đến nhiều. Chính vì thế, chúng tôi mong muốn mang trí tuệ nhân tạo AI có thể ứng dụng vào cuộc sống, để giúp đỡ chính những người cao tuổi kết nối với con cháu một cách dễ dàng hơn và sử dụng được các tiện ích công nghệ tiên tiến”.
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo
Nhóm sinh viên đã rất sáng tạo trong việc ứng dụng công nghệ AI với trợ lý ảo, giúp tối ưu hóa các thao tác trên ứng dụng. Ông bà chỉ cần nói câu lệnh đơn giản, Caso sẽ tự động nhận diện và đáp ứng nhanh chóng. App có các tính năng đa dạng như: Trò chuyện kết nối, đặt lịch khám, hồ sơ bệnh án, theo dõi sức khỏe, cẩm nang sức khỏe, giải trí, nhắc nhở, mua sắm dành riêng cho người cao tuổi…
![]() |
Nhóm sinh viên trường Đại học Mở Hà Nội sáng tạo app Caso |
Không chỉ mang tính ứng dụng thực tế cao, app Caso còn rất độc đáo, sáng tạo, tạo ra giá trị khác biệt. Caso là nơi gắn kết giữa các thành viên trong gia đình, cả nhà có thể xem được bệnh tình, hoạt động thường ngày của người cao tuổi. Người cao tuổi có thể dễ dàng cập nhập thông tin của con cháu, trò chuyện nhắn tin với con cháu một cách dễ dàng mà không lo trở ngại về công nghệ.
Sản phẩm của các bạn sinh viên còn kết nối người cao tuổi có cùng mối quan tâm với nhau; Tạo môi trường giúp họ có thể gặp gỡ, trò chuyện và trao đổi thông tin, kinh nghiệm với nhau. App Caso là nền tảng tiện ích hỗ trợ người cao tuổi với quy mô rộng lớn, không chỉ là người cao tuổi mà còn tạo nên hệ sinh thái gia đình cùng tải và sử dụng app. Giao diện sử dụng vô cùng đơn giản và hữu ích với những tính năng dành cho người già: Câu lạc bộ thơ, cờ tướng... không giới hạn phạm vi mà có thể mở rộng cả nước.
![]() |
Từ sản phẩm Caso cổ vũ thêm tinh thần khởi nghiệp của các bạn trẻ trong trường |
Ông Lê Văn Hùng (ở quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) đã trải nghiệm phiên bản demo của app Caso của sinh viên trường Đại học Mở Hà Nội. Ông chia sẻ: “Tôi thấy app rất tiện dụng, dễ dàng gọi cho các con cháu. Caso ghi nhớ giọng nói và khuôn mặt của người dùng. Nó nhắc tôi lịch uống thuốc hằng ngày, lịch khám bệnh và cả lịch họp hội người cao tuổi. Có ứng này, tôi có thể gọi điện cho con cháu nhiều hơn, cũng không lo quên các sự kiện cần thiết và chắc chắn sẽ tuyên truyền đến những người bạn của tôi cùng sử dụng”.
Điều khó khăn nhất với nhóm là nhân lực và tài chính. Tuy nhiên, ngay ở vòng chung kết cuộc thi SV-STARTUP 2020, một thành viên Ban giám khảo đã hứa gặp gỡ, thảo luận để hỗ trợ phát triển dự án. Đồng thời, với giải Nhì cuộc thi, nhóm sinh viên Đại học Mở Hà Nội được nhận về 40 triệu đồng và có cơ hội tiếp cận quỹ đầu tư nhiều hơn nữa...
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Sôi động “Ngày hội AI” tại Điện Biên

Điện Biên quyết tâm thực hiện “trận đánh lớn” trên mặt trận số

Điện Biên: Nhiều hoạt động trong “Ngày hội AI”

Hành trình "số hóa" công tác dân vận giải phóng mặt bằng từ thôn xóm

TP Hồ Chí Minh ra mắt hệ thống cảnh báo khẩn cấp

Tuổi trẻ Bình Thuận số hóa địa chỉ đỏ Nghĩa trang Liệt sĩ tỉnh

Việt Nam bước vào kỷ nguyên số không giới hạn

150 đội hình “Bình dân học vụ số” của tuổi trẻ Quảng Ninh

Hà Nội: Gần 76% giáo viên trung học đã kích hoạt chữ ký số
