150 đội hình “Bình dân học vụ số” của tuổi trẻ Quảng Ninh
Cập nhật “dân tình” đi đâu, làm gì ở Quảng Ninh dịp lễ 30/4 - 1/5 Phó Chủ tịch Quốc hội tiếp xúc cử tri Quảng Ninh 4.000 VĐV chinh phục đỉnh Phù Vân |
"Bình dân học vụ số" là chương trình phổ cập kiến thức và kỹ năng số cho mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là người dân nông thôn, công nhân, người lao động phổ thông, người lớn tuổi, đồng bào dân tộc thiểu số… giúp họ tiếp cận và sử dụng, ứng dụng công nghệ số vào đời sống cũng như trong công việc, qua đó, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của chính quyền, từng bước hình thành hạ tầng số đồng bộ.
![]() |
Ra mắt Ban Chỉ đạo “Bình dân học vụ số" cấp tỉnh với 9 thành viên. |
Trước đó, ngày 9/4/2025, Tỉnh đoàn - Hội LHTN Việt Nam tỉnh Quảng Ninh tổ chức Hội nghị triển khai phong trào “Bình dân học vụ số” cấp tỉnh thu hút 1.000 đoàn viên, thanh niên tham gia theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến, ra mắt Ban Chỉ đạo phong trào “Bình dân học vụ số” cấp tỉnh, phát động ra quân hưởng ứng phong trào trên toàn tỉnh; đồng thời tổ chức tập huấn các chuyên đề kỹ năng số thiết yếu về dịch vụ công, thương mại điện tử và an toàn trên không gian mạng cho các đội hình “Bình dân học vụ số” nòng cốt.
Với nhiều cách làm mới, sáng tạo, phù hợp điều kiện thực tiễn từng địa phương, sau 15 ngày phát động, toàn đoàn đã thành lập tổng cộng 150 đội hình, trong đó có 12 đội hình cấp huyện và 138 đội hình cấp cơ sở, thu hút sự tham gia của gần 3.500 đoàn viên, thanh niên.
![]() |
Tuyên truyền cho các hộ kinh doanh về mô hình chợ 4.0 - thanh toán qua mã QR |
Các đội trực tiếp hướng dẫn người dân tiếp cận các kỹ năng số cơ bản, góp phần đưa chuyển đổi số vào đời sống cộng đồng một cách thiết thực, hiệu quả.
Dựa vào điều kiện thực tiễn tại mỗi địa phương, các thành viên tập trung vào các nội dung như hướng dẫn cài đặt định danh điện tử, sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 - 4, thanh toán điện tử, bảo mật thông tin cá nhân và khai thác tiện ích từ các nền tảng số phổ biến.
Bên cạnh đó, nhiều đội hình thanh niên tình nguyện đã trực tiếp đến các điểm dân cư, khu chợ, cơ sở sản xuất kinh doanh nhỏ để hỗ trợ người dân sử dụng các ứng dụng như eTax mobile, VNeID, sổ sức khỏe điện tử, ví điện tử, hoặc tiếp cận các sàn thương mại điện tử phục vụ tiêu dùng và bán hàng.
![]() |
Đoàn viên, thanh niên hướng dẫn người dân sử dụng ứng dụng VNeID |
Những mô hình, cách làm trên không chỉ khẳng định vai trò dẫn dắt của tổ chức Đoàn trong công cuộc chuyển đổi số cộng đồng, mà còn góp phần hình thành mạng lưới tình nguyện viên kỹ năng số, từng bước đưa công nghệ vào đời sống thường nhật của người dân một cách bền vững, hiệu quả.
Dự kiến cuối tháng 5/2025, Ban Chỉ đạo Bình dân học vụ số cấp tỉnh chính thức ra mắt Kênh thông tin điện tử cùng Bộ công cụ “Bình dân học vụ số” trên nền tảng Zalo, đóng vai trò là kênh tương tác hai chiều giữa Ban Chỉ đạo và người dân, với hệ thống kiến thức được biên soạn, chuẩn hóa nội dung theo nhóm đối tượng sử dụng, bao gồm: giáo trình kỹ năng số cơ bản, tài liệu hướng dẫn sử dụng thiết bị, nền tảng số, bài giảng minh họa, công cụ tương tác trực quan…
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Hà Nội: Gần 76% giáo viên trung học đã kích hoạt chữ ký số

Tuổi trẻ tiên phong trong kỷ nguyên đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

Thu hẹp khoảng cách "số" ở Tây Hồ

Khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số không có giới hạn, biên giới

Thủ tướng phát động phong trào thi đua "Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số"

Chàng trai 9X và sản phẩm robot "made in Vietnam"

Giới trẻ trải nghiệm “Một đêm hóa sĩ tử” với công nghệ AI

Phát triển công nghệ số cần nền tảng pháp lý nhất quán, dài hạn

Lan tỏa tình yêu đất nước với dự án "Yêu lắm Việt Nam"
