Tag

Ba kịch bản tăng trưởng kinh tế 6 tháng cuối năm 2021 của Hà Nội

Kinh tế 17/07/2021 12:43
aa
TTTĐ - Trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, TP Hà Nội xây dựng ba kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2021 với mục tiêu cao nhất đạt 7,50%, thấp nhất là 6,12%.
Kinh tế Hà Nội tăng trưởng 5,91% trong 6 tháng đầu năm 2021 Hai kịch bản tăng trưởng kinh tế của Việt Nam 6 tháng cuối năm

Dự báo tình hình dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, TP Hà Nội đã xây dựng 3 kịch bản tăng trưởng, tiếp tục triển khai hiệu quả Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 1/1/2021 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2021.

Theo kế hoạch của UBND TP Hà Nội, căn cứ tình hình quốc tế, kịch bản tăng trưởng của cả nước và tình hình sản xuất, kinh doanh 6 tháng đầu năm 2021, thành phố dự báo và xây dựng các kịch bản tăng trưởng 6 tháng cuối năm để chỉ đạo, điều hành, phấn đấu đạt mục tiêu cao nhất so với kế hoạch năm 2021.

Ba kịch bản tăng trưởng kinh tế 6 tháng cuối năm 2021 của Hà Nội
Các kịch bản tăng trưởng kinh tế tùy thuộc vào diễn biến và khả năng kiểm soát dịch Covid-19. Trong ảnh là Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh kiểm tra thực tế tại chốt kiểm dịch Pháp Vân-Cầu Giẽ. (Ảnh: HNP)

Cụ thể, kịch bản 1 được đặt ra là điều hành với tăng trưởng kinh tế quý III/2021 đạt 8,59%, quý IV đạt 9,12% và dự báo cả năm 2021 đạt 7,50%.

Kịch bản 2 là dịch Covid-19 trên phạm vi cả nước cơ bản được kiểm soát trong tháng 7/2021, không có ổ dịch trên địa bàn thành phố và các khu công nghiệp, không phải áp dụng giãn cách xã hội.

Với tình huống này, TP Hà Nội đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế quý III/2021 tăng 7,45%, quý IV tăng 7,85% và cả năm 2021 dự kiến đạt 6,85%.

Kịch bản 3 là dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp, quý III/2021 mới kiểm soát được dịch, các ngành dịch vụ vẫn chịu ảnh hưởng tiêu cực của dịch bệnh, phục hồi chậm.

Với tình huống này, TP Hà Nội đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế quý III/2021 tăng 6,17%, quý IV tăng 6,44% và cả năm 2021 dự kiến đạt 6,12%.

Ba kịch bản tăng trưởng kinh tế 6 tháng cuối năm 2021 của Hà Nội
Cơ cấu GRDP 6 tháng đầu năm 2021 của Hà Nội. (Nguồn: Cục Thống kê TP Hà Nội)

Trên cơ sở đó, để hoàn thành mục tiêu tăng trưởng cao nhất trong 6 tháng cuối năm 2021, TP Hà Nội xác định nhiệm vụ trước mắt sẽ là tập trung cao nhất chỉ đạo, điều hành quyết liệt, kịp thời, linh hoạt, đồng bộ và hiệu quả công tác phòng chống dịch Covid-19, thực hiện thành công “mục tiêu kép” - vừa phòng chống dịch vừa bảo đảm phát triển kinh tế-xã hội.

Đồng thời, cùng với việc làm tốt công tác phòng, chống dịch bệnh, TP Hà Nội sẽ triển khai đồng bộ, quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp nhằm phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội; nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức, tận dụng thời cơ, chuyển hướng và tổ chức lại các hoạt động kinh tế.

Bên cạnh đó, TP Hà Nội cũng sẽ tận dụng cơ hội chuyển hướng đầu tư, sản xuất, kinh doanh của các tập đoàn kinh tế để đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài; đa dạng hóa sản phẩm gắn với nâng cao sức cạnh tranh, phát triển thị trường, thúc đẩy hình thành các chuỗi liên kết, chuỗi giá trị thị trường trong nước và nước ngoài.

Trước đó, theo báo cáo của Cục Thống kê TP Hà Nội, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) 6 tháng đầu năm 2021 ước tính tăng 5,91% (quý I tăng 5,17%; quý II tăng 6,61%), cao hơn mức tăng 2,92% của cùng kỳ năm 2020.

Theo đánh giá của Cục Thống kê TP Hà Nội, trong bối cảnh dịch Covid19 diễn biến phức tạp, khó lường, xuất hiện thêm nhiều ca mắc mới ngoài cộng đồng, ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất và đời sống của người dân, việc TP Hà Nội đạt được kết quả tăng trưởng trên là rất quan trọng, thể hiện tính chủ động, kịp thời, hiệu quả các giải pháp của thành phố trong phòng, chống dịch và phục hồi phát triển kinh tế.

Đọc thêm

Tín dụng xanh sẽ trở thành “chìa khóa” mở ra tương lai xanh Thị trường - Tài chính

Tín dụng xanh sẽ trở thành “chìa khóa” mở ra tương lai xanh

TTTĐ - Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước khu vực 9 tin tưởng rằng, với những giải pháp đồng bộ và quyết tâm mạnh mẽ, tín dụng xanh sẽ trở thành “chìa khóa” mở ra tương lai xanh toàn khu vực...
Tín dụng xanh: Động lực bền vững trong chuyển đổi mô hình tăng trưởng Thị trường - Tài chính

Tín dụng xanh: Động lực bền vững trong chuyển đổi mô hình tăng trưởng

TTTĐ - Trong tiến trình xanh hóa nền kinh tế, nhu cầu về nguồn lực tài chính, đặc biệt là vốn cho các hoạt động chuyển đổi xanh đang ngày càng trở nên cấp thiết. Đối với các khu công nghiệp - nơi tiêu thụ nhiều năng lượng và tài nguyên, việc chuyển đổi sang mô hình khu công nghiệp xanh không chỉ là yêu cầu bắt buộc để thích ứng với các tiêu chuẩn quốc tế mà còn là cơ hội để nâng cao hiệu quả sản xuất, sức cạnh tranh và phát triển bền vững.
Hàng trăm nghìn nông dân trồng dừa lo lắng khi áp thuế nước ngọt Thị trường - Tài chính

Hàng trăm nghìn nông dân trồng dừa lo lắng khi áp thuế nước ngọt

TTTĐ - Theo chia sẻ của đại biểu Quốc hội, có khoảng 200.000 nông dân trồng dừa và hàng trăm doanh nghiệp chế biến rất lo lắng sản phẩm nước dừa chế biến của họ có thể bị coi là nước giải khát chịu thuế tiêu thụ đặc biệt...
Kết nối tín dụng xanh: “Đòn bẩy” để phát triển khu công nghiệp xanh Thị trường - Tài chính

Kết nối tín dụng xanh: “Đòn bẩy” để phát triển khu công nghiệp xanh

TTTĐ - Chiều 9/5, tại thành phố Đà Nẵng, Thời báo Ngân hàng tổ chức Hội thảo “Kết nối tín dụng xanh – Khu công nghiệp xanh”. Hội thảo có ý nghĩa vô cùng to lớn, bởi trong bối cảnh hiện nay, việc phát triển khu công nghiệp xanh là bước đi chiến lược, cấp thiết để Việt Nam ứng phó thách thức môi trường, nâng sức cạnh tranh và thu hút đầu tư chất lượng cao.
Dấu mốc quan trọng, tạo sự lan tỏa mạnh mẽ về nhận thức, hành động trong cộng đồng doanh nghiệp Kinh tế

Dấu mốc quan trọng, tạo sự lan tỏa mạnh mẽ về nhận thức, hành động trong cộng đồng doanh nghiệp

TTTĐ - Diễn đàn “Kết nối Tín dụng Xanh – Khu công nghiệp Xanh” là một sự kiện có ý nghĩa đặc biệt khi đây là diễn đàn đầu tiên do Thời báo Ngân hàng tổ chức trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Việc lựa chọn Đà Nẵng làm nơi khởi đầu không phải là ngẫu nhiên, mà xuất phát từ thực tế đây là một trong những địa phương tiêu biểu trong nỗ lực xanh hóa các khu công nghiệp.
Giãn lộ trình, giảm mức tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với rượu, bia Thị trường - Tài chính

Giãn lộ trình, giảm mức tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với rượu, bia

TTTĐ - Về thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng rượu, bia, thuốc lá, Chính phủ đề nghị áp dụng theo phương án 1 với mức thuế thấp hơn so với phương án 2 và bắt đầu áp dụng từ năm 2027 đề phù hợp với bối cảnh và tình hình mới...
Trong 7 năm, Hà Nội có hơn 5.000 phụ nữ khởi nghiệp Khởi nghiệp sáng tạo

Trong 7 năm, Hà Nội có hơn 5.000 phụ nữ khởi nghiệp

TTTĐ - Trong 7 năm, TP Hà Nội có 5.250 phụ nữ khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp, hoàn thành 209% chỉ tiêu Đề án hỗ trợ phụ nữ Thủ đô khởi nghiệp giai đoạn 2018 - 2025.
Khởi nghiệp là động lực thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển Kinh tế

Khởi nghiệp là động lực thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển

TTTĐ - Tổng Bí thư Tô Lâm vừa ký ban hành Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân. Nghị quyết nhấn mạnh quan điểm chỉ đạo, trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia, là lực lượng tiên phong thúc đẩy tăng trưởng, tạo việc làm, nâng cao năng suất lao động, năng lực cạnh tranh quốc gia, công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tái cấu trúc nền kinh tế theo hướng xanh, tuần hoàn, bền vững.
Vừa thanh tra vừa kiểm toán thì hết thời gian sản xuất, kinh doanh Doanh nghiệp

Vừa thanh tra vừa kiểm toán thì hết thời gian sản xuất, kinh doanh

TTTĐ - Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh cho rằng, cái gì đã thanh tra rồi thì thôi kiểm toán, nếu một nội dung vừa bị thanh tra vừa bị kiểm toán thì chắc hết thời gian để hoạt động sản xuất, kinh doanh...
Khi “trợ lý số” bước vào trạm xăng... Doanh nghiệp

Khi “trợ lý số” bước vào trạm xăng...

TTTĐ - Chuyển đổi số đã len lỏi vào từng ngóc ngách đời sống kinh tế, từ bán lẻ, vận tải đến tài chính - ngân hàng. Giờ đây, ngay cả những cửa hàng xăng dầu vốn quen với sổ sách, máy tính tiền đơn giản cũng bắt đầu ứng dụng công nghệ, quản lý tồn kho, công nợ, log bơm… chỉ bằng vài thao tác trên điện thoại. Một xu hướng mới đang âm thầm định hình: Cây xăng truyền thống đang có thêm một “trợ lý số” đắc lực - và đó là lựa chọn không chỉ dành cho các ông lớn.
Xem thêm