Tag

Ba Vì lên phương án mua nước sạch phục vụ bà con xã Minh Châu

Nông thôn mới 07/10/2020 17:02
aa
TTTĐ - Ông Đỗ Mạnh Hưng, Chủ tịch UBND huyện Ba Vì (Hà Nội) cho biết, xã Minh Châu chưa có nước sạch nên huyện đang có 2 phương án, một là xã hội hóa nhà máy nước phục vụ Nhân dân, hai là mua nước từ nhà máy nước sạch ở huyện Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc) phục vụ bà con xã Minh Châu.
Mang nước sạch đến tuyến đầu chống dịch Covid-19 Tầm quan trọng của việc sử dụng tiết kiệm nguồn nước sạch Hà Nội phấn đấu có thêm 7 huyện, thị xã được công nhận hoàn thành xây dựng Nông thôn mới “Thật vui khi em đã được uống nước sạch” Thời gian sửa chữa, khắc phục sự cố vỡ ống nước không quá 10 giờ Hà Nội bảo đảm cung cấp đủ nguồn nước sạch cho nhân dân dịp Hè

Thông tin về kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của huyện 9 tháng đầu năm, phương hướng nhiệm vụ 3 tháng cuối năm 2020, ông Đỗ Mạnh Hưng, Chủ tịch UBND huyện Ba Vì cho biết, tổng giá trị sản xuất 9 tháng đầu năm 2020 của huyện Ba Vì ước đạt gần 22.000 tỷ đồng, bằng 65,7% kế hoạch năm, bằng 95,8% so với cùng kỳ. Trong đó, nông - lâm nghiệp ước đạt 8.500 tỷ đồng, bằng 74,1% kế hoạch năm; Công nghiệp - xây dựng ước đạt 5.410 tỷ đồng, bằng 71,1% kế hoạch năm; nhóm ngành dịch vụ - du lịch đạt 56,2% kế hoạch năm, bằng 89,6% so với cùng kỳ.

Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn ước đạt 282,8 tỷ đồng, đạt 94,3% kế hoạch năm, bằng 137,1% so với cùng kỳ. Tổng chi ngân sách huyện, xã đạt 1.802 tỷ đồng, đạt 84% dự toán HĐND huyện giao, đảm bảo chi cho các hoạt động thường xuyên của các đơn vị, chi đầu tư phát triển và chi cho xây dựng Nông thôn mới, chi phòng, chống dịch bệnh Covid-19; phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm.

Về lĩnh vực văn hóa xã hội, huyện đã làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền thực hiện các nhiệm vụ chính trị, công tác trọng tâm của huyện năm 2020.

Về giáo dục và đào tạo, trên địa bàn có 112 trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, giảm 1 trường tiểu học do sáp nhập. Trong đó, có 42 trường mầm non tư thục, 35 trường tiểu học, 35 trường trung học cơ sở với 1.990 nhóm lớp, 63.954 học sinh từ mầm non đến trung học cơ sở.

Đội ngũ giáo viên của 3 cấp trường là 3.166 giáo viên, có trình độ đào tạo chuẩn, trên chuẩn rất cao. Cơ sở vật chất các trường học được đầu tư theo hướng chuẩn quốc gia, tỷ lệ phòng kiên cố của 3 cấp đạt 88%.

Ba Vì lên phương án mua nước sạch phục vụ bà con xã Minh Châu
Ba Vì lên phương án xã hội hóa nhà máy nước hoặc mua nước sạch phục vụ bà con xã Minh Châu. Ảnh minh họa

Chủ tịch UBND huyện Ba Vì cho biết, trong 9 tháng đầu năm 2020, địa phương đã tập trung chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn của huyện và các xã, thị trấn, các đơn vị trên địa bàn huyện tích cực triển khai, tổ chức thực hiện phòng, chống dịch, bệnh Covid-19.

"Trong thời gian qua, huyện Ba Vì không có người nhiễm Covid-19. Huyện cũng thực hiện tốt chính sách chi trả đối với người có công đảm bảo kịp thời, đúng quy trình. Toàn huyện đã chi trả chế độ chính sách cho 32.422 đối tượng, trong đó, có 622 hộ không có khả năng thoát nghèo", ông Hưng thông tin.

Về công tác xây dựng nông thôn mới, ông Hưng cho hay, toàn huyện Ba Vì có 18/30 xã được thành phố công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Năm 2020, huyện phấn đấu 6 xã hoàn thành và còn lại 6 xã chưa hoàn thành.

Về công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, huyện Ba Vì đã ban hành tờ trình về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung kế hoạch sử dụng đất năm 2020 trình UBND thành phố, Sở Tài nguyên và Môi trường theo quy định; Hoàn thành điều chỉnh, bổ sung kế hoạch sử dụng đất năm 2020 trên địa bàn huyện và được UBND thành phố phê duyệt. Huyện cũng hoàn thiện hồ sơ kiểm kê đất đai của 31 xã, thị trấn.

Đáng chú ý, trong 9 tháng đầu năm, huyện Ba Vì đã thực hiện đấu giá đất đạt 150 tỷ đồng và, từ nay đến cuối năm, đấu giá tiếp ước đạt 50 tỷ đồng để đạt chỉ tiêu 200 tỷ đồng.

Về vấn đề nước sạch, đã có 20/31 xã, thị trấn có nước sạch, đạt 82% kế hoạch. Có 4 xã dân tộc miền núi vùng cao và 1 xã ven sông thuộc diện khó khăn về cung cấp nước sạch, cần đầu tư kinh phí rất lớn. Tuy nhiên, huyện sẽ có phương án để các xã trên được sử dụng nước sạch.

"Đối với xã Minh Châu là xã ven sông, sẽ có 2 giải pháp, một là xã hội hóa nhà máy nước phục vụ tại khu vực, hai là liên hệ với huyện Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc) vì bên này chuẩn bị xây dựng một nhà máy nước lớn ở gần đó để mua nước từ bên đó về phục vụ bà con nhân dân xã Minh Châu", ông Hưng nói.

Đọc thêm

Bài 3: Phú Giáo hướng tới nền nông nghiệp bền vững Nông thôn mới

Bài 3: Phú Giáo hướng tới nền nông nghiệp bền vững

TTTĐ - Trong những năm qua, huyện Phú Giáo đã có nhiều cách làm hay, hiệu quả, khuyến khích, vận động người dân, doanh nghiệp ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm; qua đó góp phần tăng thu nhập cho người dân và hướng tới xây dựng nền sản xuất nông nghiệp bền vững.
Bài 2: Những tỷ phú chân đất Nông thôn mới

Bài 2: Những tỷ phú chân đất

TTTĐ - Phú Giáo từng là huyện nghèo nhất của tỉnh Bình Dương, tuy nhiên, chỉ trong hơn 10 năm trở lại đây, nhờ cuộc “cách mạng” trong phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã mở đường cho hàng loạt tỷ phú, triệu phú chân đất xuất hiện.
Bài 1: Đổi thay Phú Giáo Nông thôn mới

Bài 1: Đổi thay Phú Giáo

TTTĐ - Được tái lập từ ngày 20/8/1999, qua một phần tư thế kỷ kiến tạo và phát triển, huyện Phú Giáo (Bình Dương) đã xây dựng một bức tranh tươi đẹp trên vùng đất giàu truyền thống cách mạng. Góp phần không nhỏ vào sự phát triển của huyện là nhờ nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Ba Vì đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, làng nghề Nông thôn mới

Ba Vì đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, làng nghề

Với vị thế của “vùng đất trăm nghề”, Hà Nội đã không ngừng đẩy mạnh kết nối, quảng bá, thúc đẩy thu hút đầu tư vào bảo tồn và phát triển làng nghề, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu của thành phố, đẩy mạnh phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân.
Hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp ngày càng nâng cao Nông thôn mới

Hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp ngày càng nâng cao

TTTĐ - Nhằm khuyến khích, tạo điều kiện phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức kinh tế tập thể, hợp tác xã, thành phố Hà Nội đã từng bước tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các đơn vị.
Luật Thủ đô: Mở hành lang phát triển nông nghiệp đô thị Nông thôn mới

Luật Thủ đô: Mở hành lang phát triển nông nghiệp đô thị

TTTĐ - Theo TS Cao Đức Phát, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, việc hoàn thiện Luật Thủ đô sẽ thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn Hà Nội.
Người Đan Phượng "khoe" đặc sản trong ngày hội đại đoàn kết Nông thôn mới

Người Đan Phượng "khoe" đặc sản trong ngày hội đại đoàn kết

TTTĐ - Tối 13/11, Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc Cụm dân cư số 5, xã Thọ Xuân, huyện Đan Phượng, Hà Nội đã trở thành dịp để bà con trưng bày những thành tựu trong lĩnh vực văn hóa, kinh tế, chuyển đổi số...
Độc đáo “Sắc hoa trên miền di sản” Nông thôn mới

Độc đáo “Sắc hoa trên miền di sản”

TTTĐ - Làng nghề cây cảnh hoa giấy Phù Đổng được hình thành hơn 20 năm. Đến nay nghề trồng hoa giấy ở Phù Đổng ngày càng phát triển, trở thành nghề chính của xã với hàng trăm hộ trồng hoa.
Xây dựng trường học đáp ứng các tiêu chí Nông thôn mới nâng cao Nông thôn mới

Xây dựng trường học đáp ứng các tiêu chí Nông thôn mới nâng cao

TTTĐ - Thực hiện tiêu chí giáo dục trong xây dựng Nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu, những năm qua, ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô đã triển khai nhiều giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học; chủ động tham mưu các cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, bổ sung đội ngũ cán bộ, giáo viên cho các trường học, đảm bảo đáp ứng các quy định của trường chuẩn quốc gia...
Sôi nổi cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp tại Bình Dương Nông thôn mới

Sôi nổi cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp tại Bình Dương

TTTĐ - Ngày 8/11, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Dương đã tổ chức vòng chung kết Cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp lần thứ 12.
Xem thêm