Tag

Bắc Giang cần triển khai các dự án nhà ở xã hội với các thiết chế đồng bộ về văn hóa, thể thao, xã hội, môi trường…

Tin tức 16/06/2023 20:00
aa
TTTĐ - Ngày 16/6, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự lễ khánh thành cầu Như Nguyệt giai đoạn 2 qua sông Cầu; dự lễ khởi công dự án nhà ở xã hội dành cho công nhân tại Khu đô thị mới thị trấn Nếnh, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang (giai đoạn 2).
Bắc Giang: Triển khai nhiều giải pháp để nâng cao hiệu quả chính sách bảo hiểm thất nghiệp Đến năm 2030, xây dựng đô thị Bắc Giang trở thành đô thị loại I Bắc Giang: Đồng bộ các giải pháp cho vấn đề lao động, việc làm
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu tại lễ khánh thành cầu Như Nguyệt giai đoạn 2 - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu tại lễ khánh thành cầu Như Nguyệt giai đoạn 2 - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thực hiện dự án với quyết tâm cao nhất

Tại lễ khánh thành cầu Như Nguyệt, vác ý kiến cho rằng, dự án cầu Như Nguyệt (giai đoạn 2) là công trình không lớn (bề rộng mặt cầu 16 m, chiều dài cầu 439,15 m; tổng mức đầu tư 456 tỷ đồng) nhưng có ý nghĩa rất quan trọng bởi nằm trên tuyến đường bộ cao tốc Hà Nội - Lạng Sơn với chiều dài 160 km, tuyến giao thông huyết mạch, kết nối trục động lực tăng trưởng từ Thủ đô Hà Nội - Bắc Ninh - Bắc Giang - Lạng Sơn và cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị.

Nhiều năm qua, vị trí cầu Như Nguyệt là nút thắt, điểm nghẽn trên tuyến đường cao tốc Hà Nội – Lạng Sơn, vì tuyến cao tốc này có 6 làn xe nhưng cầu Như Nguyệt giai đoạn 1 chỉ có 2 làn xe.

Dự án cầu Như Nguyệt (giai đoạn 2) góp phần tháo gỡ nút thắt, điểm nghẽn trên tuyến đường cao tốc Hà Nội – Lạng Sơn - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Dự án cầu Như Nguyệt (giai đoạn 2) góp phần tháo gỡ nút thắt, điểm nghẽn trên tuyến đường cao tốc Hà Nội – Lạng Sơn - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Tuy nhiên, việc xây dựng cầu Như Nguyệt giai đoạn 2 gặp rất nhiều khó khăn, thách thức, vướng mắc về vốn, quy định… Với mong muốn giải tỏa được khó khăn, nút thắt cản trở sự phát triển giao thông và kinh tế xã hội của địa phương, tỉnh Bắc Giang và Bộ Giao thông vận tải đã chủ động đề xuất để tỉnh Bắc Giang được thực hiện đầu tư xây dựng mở rộng cầu Như Nguyệt (giai đoạn 2) bằng nguồn vốn ngân sách địa phương để khắc phục khó khăn, vướng mắc, giải quyết được những phát sinh, đòi hỏi của sự phát triển, của thực tế cuộc sống.

Tỉnh Bắc Giang, các nhà thầu đã tổ chức triển khai thực hiện dự án với quyết tâm cao nhất, tổ chức nhiều mũi thi công, không kể ngày đêm 24/24 giờ. Đến nay, công trình cầu Như Nguyệt đã hoàn thành, đủ điều kiện đưa vào khai thác, sử dụng mở rộng lên 6 làn xe, bảo đảm đồng bộ về quy mô khai thác theo tiêu chuẩn đường bộ cao tốc, vận tốc thiết kế 100 km/h.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tặng quà các đơn vị thi công dự án - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Phạm Minh Chính tặng quà các đơn vị thi công dự án - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Các ý kiến cho rằng việc hoàn thành mở rộng công trình cầu Như Nguyệt có những ý nghĩa quan trọng; tháo gỡ nút thắt về giao thông của con đường cao tốc với chiều dài 160 km kết nối trục động lực tăng trưởng từ Thủ đô Hà Nội - Bắc Ninh - Bắc Giang - Lạng Sơn và cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị; góp phần tạo động lực, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của khu vực phía đông bắc của Tổ quốc nói chung và của tỉnh Bắc Giang nói riêng vì đây là cửa ngõ của tỉnh Bắc Giang, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, thương mại, dịch vụ, tạo ra không gian phát triển mới…

Phát biểu tại buổi lễ, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng là một trong ba đột phá chiến lược được Đảng, Nhà nước xác định. Thủ tướng đánh giá cao và biểu dương sự quyết tâm, nhạy bén, sáng tạo, dám nghĩ dám làm, đổi mới sáng tạo, tinh thần tự lực, tự cường của tỉnh Bắc Giang trong việc phối hợp với tỉnh Bắc Ninh và các cơ quan liên quan để đề xuất và triển khai dự án, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc.

"Hy vọng sau khi cầu Như Nguyệt giai đoạn 2 khánh thành, nút thắt kéo dài 7-8 năm qua sẽ được khơi thông, người dân di chuyển thuận lợi hơn, góp phần phát triển kinh tế - xã hội các địa phương và cả vùng, thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị về phát triển đồng bằng sông Hồng", Thủ tướng phát biểu.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và các đại biểu cắt băng khánh thành cầu Như Nguyệt giai đoạn 2 - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Phạm Minh Chính và các đại biểu cắt băng khánh thành cầu Như Nguyệt giai đoạn 2 - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng cũng cảm ơn người dân đã nhường mặt bằng cho dự án, đánh giá cao sự nỗ lực rất lớn của các cán bộ, công chức, người lao động tham gia xây dựng công trình cầu Như Nguyệt giai đoạn 2, đặc biệt là Ban Quản lý dự án, các nhà thầu, các đơn vị tư vấn để hoàn thành công trình vượt tiến độ.

Công việc thời gian tới, Thủ tướng yêu cầu tỉnh Bắc Giang và các cơ quan liên quan tiếp tục chỉ đạo chủ đầu tư, các nhà thầu hoàn thiện các nội dung công việc tiếp theo theo quy định.

Yêu cầu rút ra các bài học, kinh nghiệm từ dự án cầu Như Nguyệt giai đoạn 2 để tiếp tục triển khai các công trình khác, Thủ tướng nhấn mạnh tinh thần trước khó khăn, thách thức, cần đặt lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích chung lên trên hết để cùng nhau giải quyết, kiên quyết phòng, chống tiêu cực tham nhũng, từ đó "biến không thành có, biến khó thành dễ, biến không thể thành có thể".

Thủ tướng đề nghị tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh và các địa phương tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết để đẩy mạnh kết nối về kinh tế - xã hội; phát huy tinh thần tự lực, tự cường, vươn lên từ "bàn tay, khối óc, mảnh đất, khung trời" của mình để cùng cả nước thực hiện tốt 3 đột phá chiến lược, phát triển nhanh, bền vững, vì mục tiêu đất nước hùng cường, thịnh vượng, nhân dân ấm no, hạnh phúc.

Bắc Giang cần triển khai các dự án nhà ở xã hội với các thiết chế đồng bộ về văn hóa, thể thao, xã hội, môi trường…
Thủ tướng: "hy vọng sau khi cầu Như Nguyệt giai đoạn 2 khánh thành, nút thắt kéo dài 7-8 năm qua sẽ được khơi thông, người dân di chuyển thuận lợi hơn, góp phần phát triển kinh tế - xã hội các địa phương và cả vùng, thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị về phát triển đồng bằng sông Hồng" - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Chính sách phải đồng bộ thì mới giải quyết được khó khăn

Trong chiều 16/6, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khởi công dự án nhà ở xã hội dành cho công nhân tại Khu đô thị mới thị trấn Nếnh, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang (giai đoạn 2).

Phát biểu tại buổi lễ, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, cụ thể hóa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 và phê duyệt Đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021 - 2030".

Thủ tướng biểu dương tỉnh Bắc Giang đã chủ động, năng động, sáng tạo, có nhiều nỗ lực trong triển khai các dự án nhà ở xã hội, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bắc Giang đã ban hành Nghị quyết, Đề án về phát triển nhà ở xã hội từ rất sớm, chú ý công tác quy hoạch và kêu gọi các nhà đầu tư xây dựng các dự án. Ông cũng cảm ơn các doanh nghiệp đã cùng Nhà nước, chính quyền các cấp tích cực triển khai xây dựng nhà ở xã hội cho công nhân, người thu nhập thấp.

Thủ tướng cảm ơn các doanh nghiệp đã cùng Nhà nước, chính quyền các cấp tích cực triển khai xây dựng nhà ở xã hội cho công nhân, người thu nhập thấp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng cảm ơn các doanh nghiệp đã cùng Nhà nước, chính quyền các cấp tích cực triển khai xây dựng nhà ở xã hội cho công nhân, người thu nhập thấp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Trong nhiều năm qua, việc giải quyết nhà ở cho người dân luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm, đặc biệt là đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội cho đối tượng có thu nhập thấp và công nhân tại các khu công nghiệp. Tuy nhiên, nguồn lực từ ngân sách nhà nước có hạn, đồng thời phải dành nguồn lực cho các ưu tiên khác. Do đó, phải xây dựng thể chế, cơ chế, chính sách, quan tâm công tác quy hoạch, huy động các nguồn lực cho xây dựng nhà ở xã hội, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, trên tinh thần đẩy mạnh hợp tác công tư, lấy đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư.

Thủ tướng tặng quà các đơn vị thi công dự án - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng tặng quà các đơn vị thi công dự án - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng nêu rõ, các bộ, ngành phải tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện cơ chế, chính sách; các địa phương vào cuộc chủ động, tích cực; các nhà đầu tư phát huy tinh thần tương thân, tương ái; các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu đô thị, nơi tập trung nhiều công nhân, người có thu nhập thấp cùng góp ý để xây dựng, hoàn thiện các quy định.

Giai đoạn 1 dự kiến sẽ bàn giao hơn 800 căn hộ tiếp theo vào cuối năm 2023, phấn đấu bàn giao toàn bộ vào cuối tháng 3/2024 - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Giai đoạn 1 dự kiến sẽ bàn giao hơn 800 căn hộ tiếp theo vào cuối năm 2023, phấn đấu bàn giao toàn bộ vào cuối tháng 3/2024 - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng lưu ý, các chính sách phải đồng bộ thì mới giải quyết được khó khăn về nhà ở cho công nhân, người thu nhập thấp; cần hỗ trợ cả người xây dựng và người sử dụng nhà ở xã hội, gồm các hình thức mua, thuê và thuê mua nhà.

Thủ tướng và các đại biểu nhấn nút khởi công dự án - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng và các đại biểu nhấn nút khởi công dự án - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

"An cư mới lạc nghiệp. Xây dựng nhà ở xã hội, nhà cho người thu nhập thấp là chính sách lớn của Đảng, Nhà nước, chúng ta phải chung sức, đồng lòng tìm ra lời giải có hiệu quả nhất để triển khai xây dựng 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội khang trang, đẹp đẽ, bảo đảm vệ sinh môi trường, giá cả phải chăng, phù hợp với người có thu nhập thấp", Thủ tướng phát biểu.

Thủ tướng Phạm Minh Chính động viên các cán bộ, công nhân triển khai dự án - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Phạm Minh Chính động viên các cán bộ, công nhân triển khai dự án - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng đề nghị Bắc Giang và các địa phương tiếp tục quan tâm, làm tốt công tác quy hoạch, bố trí quỹ đất, triển khai các dự án nhà ở xã hội với các thiết chế đồng bộ về văn hóa, thể thao, xã hội, môi trường… để tạo điều kiện tốt nhất cho người lao động; sử dụng hiệu quả gói tín dụng 120 nghìn tỷ đồng cho nhà ở xã hội, nhà ở cho người thu nhập thấp. Ngân hàng Chính sách xã hội tạo điều kiện thuận lợi, tuyên truyền, vận động để công nhân, người thu nhập thấp tiếp cận vốn vay để mua nhà ở xã hội.

Đọc thêm

Nâng cao hiệu quả hoạt động Tổ đại biểu HĐND quận Cầu Giấy Tin tức

Nâng cao hiệu quả hoạt động Tổ đại biểu HĐND quận Cầu Giấy

TTTĐ - Đó là một trong những nội dung quan trọng tại Hội nghị sơ kết được HĐND, UBND, UB Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) quận Cầu Giấy (Hà Nội) tổ chức sáng 30/7.
Hà Nội chủ động ban hành kế hoạch triển khai Luật Thủ đô Tin tức

Hà Nội chủ động ban hành kế hoạch triển khai Luật Thủ đô

TTTĐ - Sáng 30/7, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã có bài phát biểu tham luận về một số nội dung trọng tâm của Luật Thủ đô và công tác chuẩn bị triển khai thi hành Luật Thủ đô tại Hội nghị trực tuyến của Chính phủ quán triệt, triển khai thi hành một số luật, nghị quyết của Quốc hội khoá XV.
Thực hiện Chỉ thị số 24: "Thước đo" để đánh giá cán bộ Tin tức

Thực hiện Chỉ thị số 24: "Thước đo" để đánh giá cán bộ

TTTĐ - Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến đề nghị Đảng ủy, lãnh đạo Sở coi việc thực hiện Chỉ thị số 24-CT/TU là “thước đo” để đánh giá cán bộ, tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong thực thi công vụ, qua đó giúp Thủ đô Hà Nội hoàn thành những nhiệm vụ chính trị được Trung ương giao.
Tổ chức 2 kỳ họp chuyên đề HĐND để triển khai Luật Thủ đô Tin tức

Tổ chức 2 kỳ họp chuyên đề HĐND để triển khai Luật Thủ đô

TTTĐ - Thường trực HĐND TP Hà Nội dự kiến tổ chức 2 kỳ họp chuyên đề của HĐND TP để xem xét, quyết định các nội dung quy định chi tiết và cơ chế, chính sách để triển khai thi hành Luật Thủ đô; dự kiến 1 kỳ tổ chức từ trong tháng 11/2024 và 1 kỳ tổ chức từ trong tháng 5/2025.
Tổ chức kỳ họp thứ 18 HĐND TP Hà Nội trong tháng 9/2024 Tin tức

Tổ chức kỳ họp thứ 18 HĐND TP Hà Nội trong tháng 9/2024

TTTĐ - Trên cơ sở đề xuất của UBND, UBMTTQ Việt Nam TP và rà soát của các Ban của HĐND TP, Thường trực HĐND TP dự kiến thời gian, nội dung kỳ họp thứ 18 (kỳ họp chuyên đề) của HĐND TP tổ chức trong tháng 9/2024.
Phát huy tinh thần yêu nước, niềm tự hào để xây dựng Thủ đô Tin tức

Phát huy tinh thần yêu nước, niềm tự hào để xây dựng Thủ đô

TTTĐ - Hội nghị quân sự Trung Giã cách đây 70 năm là một dấu mốc lịch sử đáng tự hào, thể hiện rõ bản lĩnh, trí tuệ của quân và dân ta trong đấu tranh giành độc lập dân tộc. Phát huy giá trị lịch sử, cán bộ, Đảng viên, Nhân dân huyện Sóc Sơn nói riêng, Nhân dân Thủ đô nói chung tiếp tục tiếp thu truyền thống, phát huy tinh thần yêu nước, niềm tự hào dân tộc trong xây dựng Thủ đô, Thành phố vì hòa bình, phát triển đất nước.
Viết tiếp trọng trách vinh quang, làm cho ý Đảng "quyện" cùng lòng dân Tin tức

Viết tiếp trọng trách vinh quang, làm cho ý Đảng "quyện" cùng lòng dân

TTTĐ - 94 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, dân tộc Việt Nam đã trải qua những chặng đường cách mạng đầy khó khăn, gian khổ, hy sinh, lập nên những kỳ tích cả trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng Tổ quốc. Trong đó có những đóng góp hết sức to lớn của ngành Tuyên giáo của Đảng, với vai trò và trách nhiệm là làm cho ý Đảng quyện với lòng dân.
Bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản người dân vùng lũ Xã hội

Bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản người dân vùng lũ

TTTĐ - Vẫn còn hơn 1.000 hộ dân đang ở trong vùng lũ nên cần tính toán kỹ và tiếp tục sơ tán để đảm bảo tính mạng, sức khỏe, tài sản của người dân. Phải đặt tính mạng của người dân lên hàng đầu.
Đào tạo, bồi dưỡng công tác chính quyền cho cán bộ Thủ đô Vientiane Tin tức

Đào tạo, bồi dưỡng công tác chính quyền cho cán bộ Thủ đô Vientiane

TTTĐ - Ngày 29/7, Thành ủy Hà Nội đã tổ chức Lễ khai giảng Lớp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công tác chính quyền Thủ đô Vientiane - nước Cộng hòa dân chủ Nhân dân Lào năm 2024.
Xây dựng Phú Xuyên xứng tầm vai trò cửa ngõ phía Nam Thủ đô Tin tức

Xây dựng Phú Xuyên xứng tầm vai trò cửa ngõ phía Nam Thủ đô

TTTĐ - Sáng 29/7, Đảng bộ, chính quyền, quân và dân huyện Phú Xuyên long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng huyện (30/7/1954 - 30/7/2024).
Xem thêm