Tag

Cơ chế, chính sách đặc thù để Huế phát huy hết tiềm năng

Tin tức 21/11/2024 19:15
aa
TTTĐ - Các đại biểu Quốc hội đề xuất cơ chế, chính sách đặc thù cho Huế để phát huy cao nhất tiềm năng, nguồn lực của thành phố và Trung ương cho đầu tư phát triển.
Chính phủ trình Quốc hội thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương Cần có cơ chế tạo đột phá mới để Huế phát triển nhanh, bền vững

Chiều 21/11, Quốc hội làm việc phiên toàn thể tại hội trường thảo luận về dự thảo Nghị quyết thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương.

Không gian phát triển mới cho vùng kinh tế trọng điểm miền Trung

Các ý kiến đại biểu Quốc hội đều tán thành cao với sự cần thiết thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và quy mô dân số của tỉnh Thừa Thiên Huế.

Theo các đại biểu, việc thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương là chủ trương đã được đề ra trong nhiều nghị quyết, văn bản của Trung ương, Bộ Chính trị; thể hiện một dấu mốc quan trọng cả về mặt lịch sử, thực tiễn, chính trị và pháp lý đối với tỉnh Thừa Thiên Huế và đối với cả nước.

Đại biểu Trịnh Thị Tú Anh (đoàn Lâm Đồng) nhấn mạnh, thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương trên hiện trạng tỉnh Thừa Thiên Huế là một bước quan trọng cụ thể hóa Nghị quyết số 54-NQ/TW của Bộ Chính trị, thể hiện rõ quyết tâm chính trị của tỉnh trên cơ sở ý chí, nguyện vọng và sự đồng thuận cao của Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế, tạo không gian, động lực phát triển mới không chỉ đối với thành phố Huế mà còn cho vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và cả nước.

Cơ chế, chính sách đặc thù để Huế phát huy hết tiềm năng
Đại biểu Trịnh Thị Tú Anh (đoàn Lâm Đồng)

Đồng thời, việc thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế thể hiện sự đổi mới quan trọng trong tư duy về phát triển đô thị, góp phần thực hiện chủ trương phát triển đô thị bền vững theo hướng đô thị xanh, văn minh, giàu bản sắc, phù hợp cho từng vùng, miền và đầu tư phát triển các đô thị có giá trị về di sản, du lịch đã được đề ra tại Nghị quyết số 06-NQ/TW, ngày 24/1/2022 của Bộ Chính trị về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Theo đại biểu, bên cạnh mặt tích cực đòi hỏi cả hệ thống chính trị cần có giải pháp để giải quyết các tác động tiêu cực phát sinh khi chuyển thành đô thị trực thuộc Trung ương, cụ thể là tâm tư, nguyện vọng của người dân bao đời gắn liền với gia đình, dòng tộc; khó khăn trong công tác giải quyết thủ tục hành chính khi phải kê khai thay đổi địa chỉ, thay đổi giấy tờ cá nhân, đồng bộ dữ liệu cá nhân theo Đề án 06; chính quyền địa phương phải chuyển đổi từ chính quyền nông thôn sang chính quyền đô thị ít nhiều cũng khó khăn trong việc giải quyết các thủ tục hành chính, xáo trộn đến đời sống nhân dân.

“Để đô thị Huế đóng vai trò đô thị trung tâm kết nối vùng; có năng lực cạnh tranh và thương hiệu ở tầm khu vực, quốc tế thì cần kế thừa, phát huy những chủ trương, chính sách mà tỉnh Thừa Thiên Huế đã xác định, triển khai trước đây”, đại biểu Trịnh Thị Tú Anh đề nghị.

Chính sách đặc thù để Huế phát triển nhanh, bền vững

Nêu quan điểm, đại biểu Trần Thị Hồng Thanh (đoàn Ninh Bình) cho rằng, Quốc hội quyết định thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương có các tác động tích cực là chủ yếu và cơ bản.

Cơ chế, chính sách đặc thù để Huế phát huy hết tiềm năng
Đại biểu Trần Thị Hồng Thanh (đoàn Ninh Bình)

Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn có những khó khăn, thách thức có thể phát sinh, đặt ra yêu cầu đối với cả hệ thống chính trị, địa phương cần có đánh giá đầy đủ toàn diện để có những giải pháp giải quyết hiệu quả.

Do đó, đại biểu Trần Thị Hồng Thanh đề nghị, cần bổ sung làm rõ trong đề án về giải pháp, phương hướng, kế hoạch để giải quyết một số vấn đề khi Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Đại biểu dẫn chứng, thành phố Huế trực thuộc Trung ương đặt mục tiêu đến năm 2030, trở thành trung tâm lớn của cả nước về khoa học và công nghệ. Điều này đặt ra yêu cầu phải bảo đảm sớm thực hiện các chính sách đổi mới khoa học, công nghệ hướng tới phát triển xanh, đáp ứng mục tiêu đề ra tại các chiến lược và chương trình quốc gia về bảo vệ môi trường, tăng trưởng xanh, sử dụng công nghệ sạch… đã được Đảng và Nhà nước ban hành trong thời gian qua.

Trong khi hiện nay ở Huế tiềm lực khoa học và công nghệ còn hạn chế, hạ tầng chưa đủ mạnh, chưa sẵn sàng để tiếp nhận và thu hút các nguồn đầu tư từ bên ngoài; tính liên kết của các thiết chế còn yếu và thiếu... Do vậy, trong đề án cần xác định rõ hơn các giải pháp, phương hướng, kế hoạch để thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ.

Bên cạnh đó, đại biểu cũng đề nghị trong đề án xác định rõ hơn các giải pháp đồng bộ cả về cơ chế và chính sách để phát huy cao nhất tiềm năng và nguồn lực của thành phố và Trung ương cho đầu tư phát triển.

Cơ chế, chính sách đặc thù để Huế phát huy hết tiềm năng
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định kết luận phiên họp

Trong đó, chú trọng có giải pháp để thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân; nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ; cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế đầu tư...

Kết luận phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nêu rõ, các ý kiến đại biểu Quốc hội đều tán thành chủ trương thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương và thống nhất theo đề án nếu được Quốc hội biểu quyết thông qua đáp ứng đầy đủ, tiêu chuẩn theo quy định.

Bên cạnh đó, các đại biểu Quốc hộicũng thống nhất với đề xuất của Chính phủ về việc kiện toàn tổ chức của chính quyền địa phương, quận khi thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương; đóng góp nhiều ý kiến thẳng thắn, tâm huyết, trách nhiệm với tình cảm sâu sắc dành cho Huế.

Trong đó, các đại biểu Quốc hội đã nêu cụ thể đề xuất các nội dung kiến nghị Trung ương và địa phương quan tâm tới sự phát triển của thành phố Huế trực thuộc Trung ương sau khi được thành lập.

Cụ thể, về vấn đề đầu tư phát triển hạ tầng; phát triển các ngành lĩnh vực Huế có lợi thế bảo đảm phát triển hài hòa phù hợp giữa bảo tồn và phát triển giá trị cố đô – di sản văn hóa với phát triển thành phố mới năng động; phát triển khoa học công nghệ, giáo dục, du lịch với phát huy tiềm năng của địa phương...

Thành Nhân

Đọc thêm

Hà Nội gặp mặt, trao quyết định cho cán bộ nghỉ hưu trước tuổi Tin tức

Hà Nội gặp mặt, trao quyết định cho cán bộ nghỉ hưu trước tuổi

TTTĐ - Chiều 4/7, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội tổ chức hội nghị gặp mặt, trao quyết định cho cán bộ diện Ban Thường vụ Thành ủy quản lý, nghỉ hưu trước tuổi do sắp xếp tổ chức bộ máy và không đủ điều kiện về tuổi tái cử trong năm 2025.
Bước chuyển mạnh mẽ trong đổi mới tổ chức và nâng cao hiệu quả quản lý Tin tức

Bước chuyển mạnh mẽ trong đổi mới tổ chức và nâng cao hiệu quả quản lý

TTTĐ - Ngày 4/7, Đảng ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Phù Đổng tổ chức Hội nghị công bố các nghị quyết, quyết định về tổ chức bộ máy và công tác cán bộ của xã; triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2025.
Xem xét nhiều nghị quyết triển khai, thi hành Luật Thủ đô Tin tức

Xem xét nhiều nghị quyết triển khai, thi hành Luật Thủ đô

TTTĐ - Kỳ họp thứ 25 của HĐND TP Hà Nội sẽ diễn ra từ ngày 8/7 - 10/7, dự kiến xem xét, quyết nghị 41 nội dung, trong đó ban hành nhiều nghị quyết triển khai, thi hành Luật Thủ đô.
Phát triển mạnh mẽ mối quan hệ Hà Nội - Quảng Châu Tin tức

Phát triển mạnh mẽ mối quan hệ Hà Nội - Quảng Châu

TTTĐ - Sáng 4/7, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong đã tiếp đoàn đại biểu thành phố Quảng Châu (Trung Quốc) do đồng chí Trần Hướng Tân, Phó Bí thư Thành ủy Quảng Châu làm Trưởng đoàn, tới chào xã giao.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc khi vận hành bộ máy mới Thời sự

Tổng Bí thư Tô Lâm: Kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc khi vận hành bộ máy mới

Ngày 4-7, tại trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì cuộc họp Bộ Chính trị, Ban Bí thư cho ý kiến về tình hình thực hiện Nghị quyết của Trung ương, Kết luận của Bộ Chính trị về sắp xếp tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính; dự thảo báo cáo kết quả triển khai Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25-10-2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII từ tháng 11-2024 đến tháng 7-2025.
Hà Nội sẽ tiếp tục rà soát, đánh giá nhân lực bộ máy mới Tin tức

Hà Nội sẽ tiếp tục rà soát, đánh giá nhân lực bộ máy mới

TTTĐ - Trước những băn khoăn và đề xuất của cử tri liên quan tới công tác cán bộ khi vận hành mô hình chính quyền mới, Chủ tịch HĐND TP Nguyễn Ngọc Tuấn cho biết, thời gian tới, TP sẽ kiểm tra rà soát, đánh giá về thể chế, nhân lực, từ đó có hướng đào tạo, bồi dưỡng nhằm đảm bảo nguồn lực thực hiện tốt các mục tiêu đặt ra...
Đẩy mạnh tuyên truyền và tích cực hưởng ứng Giải Búa liềm vàng Tin tức

Đẩy mạnh tuyên truyền và tích cực hưởng ứng Giải Búa liềm vàng

TTTĐ - Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành uỷ Hà Nội vừa có Công văn số 368 CV/BTGDVTU gửi Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội TP; các đảng uỷ trực thuộc Thành uỷ; các cơ quan báo chí Hà Nội về đẩy mạnh tuyên truyền và tích cực tham gia hưởng ứng Giải Búa liềm vàng 2025.
Thủ tướng chủ trì Hội nghị trực tuyến Chính phủ với 34 tỉnh thành... Tin tức

Thủ tướng chủ trì Hội nghị trực tuyến Chính phủ với 34 tỉnh thành...

TTTĐ - Chiều 3/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương tháng 6/2025.
Phát động phong trào thi đua đặc biệt bảo đảm ANTT dịp Quốc khánh Tin tức

Phát động phong trào thi đua đặc biệt bảo đảm ANTT dịp Quốc khánh

TTTĐ - UBND TP Hà Nội sẽ kiên quyết kiểm điểm, xử lý trách nhiệm người đứng đầu nếu buông lỏng quản lý để xảy ra các vi phạm pháp luật nghiêm trọng từ nay đến đến 2/9/2025.
Cán bộ phải đặt mình trong niềm phấn khởi chung của Nhân dân Tin tức

Cán bộ phải đặt mình trong niềm phấn khởi chung của Nhân dân

TTTĐ - Cử tri Thủ đô bày tỏ niềm tin vào mô hình chính quyền địa phương hai cấp, kỳ vọng mô hình này sẽ đẩy nhanh, kịp thời và hiệu quả hơn các thủ tục hành chính cho người dân. Trước niềm hân hoan đó của cử tri Thủ đô, Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu cán bộ phải đặt mình trong niềm phấn khởi chung của Nhân dân để thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ...
Xem thêm