Bắc Giang đề nghị không dùng từ "giải cứu" vải thiều vì cứ xuất hiện tin giải cứu là giá giảm
Cụ thể, trong công văn, UBND tỉnh Bắc Giang đề nghị Cục Báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông quan tâm, chỉ đạo, định hướng các cơ quan báo chí trong cả nước tiếp tục quan tâm, tuyên truyền về chất lượng vải thiều Bắc Giang, về việc vải thiều Bắc Giang tiếp tục được xuất khẩu đến những thị trường đòi hỏi tiêu chuẩn cao như Nhật Bản, về việc tạo điều kiện cho vải thiều Bắc Giang được xuất khẩu và tiêu thụ nội địa thuận lợi...
UBND tỉnh Bắc Giang cũng đề nghị các cơ quan báo chí không dùng từ "giải cứu" trong các tin, bài, phóng sự khi tuyên truyền về tiêu thụ nông sản nói chung, vải thiều của tỉnh Bắc Giang nói riêng.
UBND tỉnh Bắc Giang cũng đề nghị các cơ quan báo chí không dùng từ "giải cứu" trong các tin, bài, phóng sự khi tuyên truyền về tiêu thụ nông sản nói chung, vải thiều của tỉnh Bắc Giang nói riêng. |
Vì trên thực tế, sau khi có các tin, bài, phóng sự có từ "giải cứu", giá các mặt hàng nông sản của tỉnh đều giảm, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, thu nhập của người nông dân.
Hiện, tỉnh Bắc Giang vẫn đang nỗ lực đẩy mạnh tiêu thụ vải thiều, trước mắt việc xuất khẩu vải thiều sang Trung Quốc vẫn thuận lợi.
Tỉnh cũng đang xúc tiến tiêu thụ vải thiều qua các sàn thương mại điện tử. Theo thống kê nhanh, từ ngày 28-30/5, đã có 400 đơn hàng đặt mua vải thiều Bắc Giang qua sàn Vỏ Sò, với tổng sản lượng hơn 2 tấn. Giá vải u hồng của Bắc Giang được đăng bán trên Vỏ Sò từ 36.000 đồng/kg.
Tính đến hết ngày 29/5/2021, toàn huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) đã có 187 tổ chức, cá nhân đăng ký 265 điểm cân thu mua vải thiều ở các xã, thị trấn trên địa bàn huyện (tăng hơn 100 điểm so với một tuần trước). Trong đó có 73 điểm cân cố định đang hoạt động.
Sản lượng vải tiêu thụ bình quân đạt hơn 500 tấn/ngày, tập trung tại các xã: Phượng Sơn, Hồng Giang, Giáp Sơn, Phì Điền, Mỹ An.
Luỹ kế, đến nay tổng sản lượng đã tiêu thụ gần 5.000 tấn. Giá bán dao động từ 12.000 đồng/kg - 32.000 đồng/kg.