Bài 1: Bệnh viện Đa khoa An Việt phẫu thuật cấy ốc tai điện tử “chui”
![]() |
Sau nhiều ngày quan sát và đóng vai bệnh nhân, PV Tuổi trẻ Thủ đô đã ghi nhận tại Bệnh viện Đa khoa An Việt (viết tắt là Bệnh viện An Việt) vẫn có hoạt động khám chữa bệnh. Đặc biệt, ngày 30/6 vừa qua, trong khung giờ từ 8 - 15h, tại bệnh viện này có những hoạt động "khác lạ" so với ngày thường. Theo đó, các nhân viên tại bệnh viện này thay nhau túc trực chặt chẽ khu trình chiếu hình ảnh camera giám sát. Ai muốn lên tầng 5 (Khu phẫu thuật - pv), tầng 6 bằng thang máy thì phải có nhân viên đi cùng. Hầu như nhất cử nhất động của người ra vào bệnh viện đều được nhân viên giám sát chặt chẽ.
![]() |
Ngày 30/6 nhân viên thay nhau túc trực tại khu trình chiếu camera an ninh |
Ghi nhận vào các ngày 1 và 2/7, cầu thang máy lên tầng 5 của bệnh viện An Việt vẫn tiếp tục bị vô hiệu hóa. Tuy nhiên, do đã đóng vai bệnh nhân nhiều ngày ở đây nên PV đã trực tiếp tiếp cận với người nhà các bệnh nhi vừa được phẫu thuật và nội dung ghi thẻ bệnh nhân. Theo đó, những cháu này mới trải qua buổi phẫu thuật cấy ốc tai điện tử tại tầng 5 của bệnh viện An Việt vào ngày chủ nhật (30/6).
Trao đổi với PV, chị T có con mới mổ cấy ốc tai chia sẻ: Em tìm hiểu nhiều bệnh viện khác nhưng chọn bệnh viện này để mổ cho con là do mọi người nói ở đây có bác sỹ nước ngoài giỏi mổ.
![]() |
Thẻ bệnh nhân của một bệnh nhi mới phẫu thuật đặt ốc tai điện tử ngày 30/6 |
Ốc tai điện tử là một thiết bị điện tử được đưa vào bên trong ốc tai giúp các tín hiệu âm thanh vượt qua các phần bị tổn thương của tai trong và truyền thẳng đến dây thần kinh thính giác. Hệ thống ốc tai điện tử được phát minh ra nhằm giúp đỡ những bệnh nhân bị nghe kém dạng dốc từ mức độ nặng cho đến mức độ sâu có thể giao tiếp dễ dàng, tự tin trong cuộc sống...
![]() |
Một bệnh nhi mới được phẫu thuật tại bệnh viện An Việt ngày 30/6 (Ảnh cắt từ clip) |
Được biết một ca phẫu thuật cấy ốc tai điện tử thường phải mất 2 – 4 giờ. Bệnh nhân sẽ phải dùng thuốc gây mê toàn thân trước khi mổ. Bác sĩ sẽ đặt thiết bị ốc tai điện tử ở dưới da và bên trong hộp sọ, sau đó luồn dây điện có chứa điện cực vào ốc tai. Để thực hiện cấy ghép, trước tiên bác sỹ phẫu thuật sẽ khoan một lỗ từ 3 – 4 mm ở xương thái dương (xương sọ, chứa một phần của ống tai, tai giữa và tai trong). Sau đó bác sỹ mở xương phía sau tai để cho phép luồn dây vào tai giữa và chèn các điện cực vào ốc tai. Vết mổ được đóng lại bằng các vết khâu. Cấy ốc tai là phương pháp mang đến hiệu quả cao, giúp khôi phục thính giác cho người khiếm thính. Đây cũng là phương pháp phẫu thuật khó và phức tạp, đòi hỏi phải là cơ sở đáp ứng đủ điều kiện nhân lực.
![]() |
Bệnh viện An Việt phẫu thuật cấy ốc tai điện tử “chui”? |
Tuy nhiên, trước sự việc chết người xảy ra tại Bệnh viện An Việt vào hồi tháng 4 vừa qua, Sở Y tế Hà Nội đã ban hành Quyết định 643/QĐ-SYT ngày 12/4/2019 đình chỉ hoạt động khám bệnh, chữa bệnh chuyên khoa phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ và toàn bộ hoạt động phẫu thuật – gây mê hồi sức đối với Bệnh viện An Việt (Số 1E Trường Trinh, Quận Thanh Xuân, Hà Nội – Giấy phép hoạt động số: 187/BYT-GPHĐ ngày 4/2/2016).
Nội dung quyết định nêu rõ: Đình chỉ hoạt động khám bệnh, chữa bệnh của Bệnh viện An Việt với nguyên do: Bệnh viện An Việt không đảm bảo điều kiện nhân lực để cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh chuyên khoa phẫu thuật thẩm mỹ và hoạt động phẫu thuật gây mê hồi sức, sử dụng nhân sự chưa được phê duyệt đăng ký hành nghề thực hiện khám chữa bệnh tại Bệnh viện. Yêu cầu, Bệnh viện An Việt không được cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh chuyên khoa phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ và hoạt động phẫu thuật có gây mê hồi sức tại bệnh viện kể từ ngày ban hành quyết định này (tức là kể từ ngày 12/4/2019).
![]() |
Các bệnh nhi sau khi phẫu thuật, các bệnh nhi được đưa lên tầng 6 để theo dõi và tiếp tục điều trị (Ảnh cắt từ clip) |
Theo quyết định này, Sở Y tế Hà Nội đã đình chỉ trên phạm vi rất rộng. Tất cả các hoạt động khám bệnh, chữa bệnh mà phải thực hiện việc mổ (đại phẫu và tiểu phẫu) có gây mê hồi sức, bất kể chuyên khoa nào tại Bệnh viện An Việt đều không được thực hiện.
Trên thực tế, kể từ sau quyết định đình chỉ của Sở Y tế Hà Nội, Bệnh Viện An Việt vẫn thực hiện các dịch vụ khám chữa bệnh phẫu thuật.
Cây hỏi đặt ra là tại sao sau khi bị Sở Y tế Hà Nội đình chỉ, Bệnh viện An Việt vẫn ngang nhiên hoạt động phẫu thuật thẩm mỹ? Vị bác sỹ người nước ngoài có tên trong thẻ của bệnh nhân là ai? Có được phép hành nghề tại Việt Nam hay không?
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Công ty Cổ phần Sao Thái Dương lên tiếng về lô sản phẩm Dầu gội dược liệu sạch chấy Aladin

Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng phê bình đoàn kiểm tra liên ngành số 3

Đẩy mạnh phòng ngừa, xử lý hoạt động sử dụng công nghệ cao trên không gian mạng để lừa đảo

Gian lận trong đấu thầu, một doanh nghiệp bị phạt 200 triệu đồng

Chuyển đất rừng phòng hộ để làm Cảng thủy nội địa Đông Phong

Nhiều sai phạm tại Khu công nghiệp chuyên sâu Phú Mỹ III

Hải Dương: Hàng loạt trạm trộn bê tông, asphalt hoạt động không phép

Lâm Đồng đưa vụ án Công ty Cổ phần chè Minh Rồng vào diện theo dõi

Hải Dương: Yêu cầu dừng trạm trộn bê tông, asphal bãi sông Thái Bình
