eMag azine
08/11/2024 07:00
Bài 1: Tư duy Thủ đô - hành động Hà Nội

08/11/2024 07:00

TTTĐ - Xác định Hà Nội là đô thị đặc biệt, chuyển đổi số cần được gắn chặt với xây dựng chính quyền đô thị theo hướng “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”, ngày 30/12/2022, Thành ủy Hà Nội đã ban hành Nghị quyết số 18-NQ/TU về chuyển đổi số, xây dựng TP Hà Nội thông minh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Đây là một tầm nhìn chiến lược, “đi trước, đón đầu”, tập trung cả hệ thống chính trị, người dân, doanh nghiệp cùng đồng hành với một quyết tâm cao, quyết liệt và đồng bộ để chuyển đổi số sâu rộng, toàn diện trên mọi lĩnh vực.

Hà Nội

Bài 1. Tư duy Thủ đô - Hành động Hà Nội

LTS: Triển khai Nghị quyết số 18-NQ/TU ngày 30/12/2022 về chuyển đổi số, xây dựng thành phố Hà Nội thông minh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 (gọi tắt là Nghị quyết 18), 2 năm qua, TP Hà Nội đang thuộc nhóm dẫn đầu cả nước về công cuộc chuyển đổi số toàn diện trên tất cả các lĩnh vực. Nhờ những quyết sách đúng lúc, đúng thời điểm, hành động quyết liệt, giải pháp sáng tạo, linh hoạt cùng sự vào cuộc quyết tâm, đồng bộ, toàn diện của cả hệ thống chính trị các cấp, tổ chức đoàn thể, doanh nghiệp, Nhân dân Thủ đô, công cuộc chuyển đổi số của thành phố đã đạt được nhiều thành quả ấn tượng. Những dấu ấn rõ nét trên cả 3 trụ cột: Chính quyền số, kinh tế số, xã hội số bước đầu đã mang lại sự hài lòng cho người dân và doanh nghiệp, tạo nền tảng vững chắc để Hà Nội bứt phá mạnh mẽ trên con đường xây dựng một Thành phố Văn hiến - Văn minh - Hiện đại.

Bài 1. Tư duy Thủ đô - Hành động Hà Nội
Bài 1. Tư duy Thủ đô - Hành động Hà Nội

Chuyển đổi số là xu hướng tất yếu của mỗi quốc gia để bắt kịp sự phát triển của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. Đại hội XIII của Đảng đã đặt ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2030, đất nước ta hoàn thành xây dựng chính phủ số, đứng trong nhóm 50 quốc gia hàng đầu thế giới và xếp thứ 3 trong khu vực ASEAN.

Để thực hiện mục tiêu này, ngày 27/9/2019, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 52 - NQ/TW về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ Tư (gọi tắt là Nghị quyết số 52). Tiếp đó là Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 17/4/2020 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị. Ngay sau đó, Chính phủ cũng phê duyệt Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng năm 2030, trong đó nhhấn mạnh 3 trụ cột: Phát triển chính phủ số, kinh tế số, xã hội số.

Ngày 6/1/2022, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06). Đề án nhấn mạnh sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là người đứng đầu các bộ, ngành, địa phương, sự tham gia của các tổ chức, doanh nghiệp và người dân là yếu tố quyết định.

Thực hiện Nghị quyết số 52, Nghị quyết 06-NQ/TW ngày 24/01/2022 của Bộ Chính trị về quy hoạch xây dựng quản lí và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030 tầm nhìn đến 2045; Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 15/5/2022 về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn đến 2045, ngày 30/12/2022, Thành ủy Hà Nội đã ban hành Nghị quyết số 18-NQ/TU (gọi tắt là Nghị quyết số 18) về chuyển đổi số, xây dựng thành phố Hà Nội thông minh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Nghị quyết với quan điểm chỉ đạo thống nhất, xuyên suốt nhằm xây dựng phát triển Thủ đô văn hiến, văn minh, hiện đại; triển khai công cụ chuyển đổi số linh hoạt, sáng tạo phù hợp với Chương trình chuyển đổi số quốc gia và Đề án 06 của Chính phủ.

Ngay sau Nghị quyết số 18, UBND thành phố ban hành Kế hoạch số 239/KH-UBND ngày 27/9/2023 về chuyển đổi số xây dựng thành phố Hà Nội thông minh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, xác định những mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ cụ thể cho cả 3 trụ cột mà thành phố đang tập trung triển khai, đó là: Chính quyền số, kinh tế số, xã hội số.

Bài 1. Tư duy Thủ đô - Hành động Hà Nội

TS Đặng Đức Mai, Chủ tịch Hội Tin học Viễn thông Hà Nội, nguyên Cục trưởng Cục Tin học và Thống kê tài chính - Bộ Tài chính đánh giá, Hà Nội đã được xếp loại đô thị đặc biệt, chuyển đổi số cần được gắn chặt với xây dựng chính quyền đô thị theo hướng “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”. Việc Thành ủy Hà Nội ban hành Nghị quyết về chuyển đổi số, xây dựng thành phố Hà Nội thông minh và Chương trình về chuyển đổi số của UBND thành phố là cơ sở chính trị quan trọng, thể hiện quyết tâm mạnh mẽ vào cuộc của các cấp, ngành, cán bộ, đảng viên, Nhân dân, huy động nguồn lực của toàn xã hội, nâng cao nhận thức về tính cấp thiết của chuyển đổi số, xây dựng thành phố thông minh, xứng tầm vị thế Thủ đô.

Bài 1. Tư duy Thủ đô - Hành động Hà Nội

Thủ tướng Phạm Minh Chính từng khẳng định: “Chuyển đổi số là quá trình chuyển đổi cả về tư duy, nhận thức và hành động”.

Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh cũng nhấn mạnh, luôn phải có sự thống nhất nhận thức trong hành động của cả hệ thống chính trị, từ người đứng đầu đến công chức, viên chức cơ sở và các tầng lớp Nhân dân rằng, đây là nhiệm vụ hết sức quan trọng của Hà Nội. Thành phố xác định cải cách hành chính, chuyển đổi số, thực hiện Đề án 06 là nhiệm vụ trọng tâm, khâu đột phá, cơ hội để có thể “đi tắt, đón đầu” xây dựng và phát triển Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”.

Bên cạnh đó, việc thống nhất nhận thức còn giúp thành phố nhận diện rõ những tồn tại, nguy cơ, xử lý kịp thời điểm nghẽn, từ đó nâng cao khả năng dự báo nguy cơ, phân tích nguyên nhân tồn tại, hạn chế để có giải pháp khắc phục triệt để.

Nhận thức rõ những quan điểm này, với quyết tâm chính trị cao, TP Hà Nội đã quán triệt tinh thần “3 thông” gồm: Cơ chế thông thoáng, Quản trị thông minh; Tư tưởng thông suốt.

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Hà Minh Hải cho biết, Thành ủy Hà Nội đã chỉ đạo quyết liệt nhằm thống nhất nhận thức, đổi mới tư duy và hành động về thực hiện chuyển đổi số, xây dựng thành phố Hà Nội thông minh. Theo đó, các cấp ủy, người đứng đầu trực tiếp chủ trì, lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chuyển đổi số trên địa bàn, lĩnh vực quản lý; đổi mới mạnh mẽ tư duy và nhận thức về chuyển đổi số, xây dựng thành phố thông minh; Phát huy mạnh mẽ vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể các cấp, các hiệp hội ngành nghề trong công tác tuyên truyền, vận động doanh nghiệp, người dân tích cực hưởng ứng và tham gia chuyển đổi số.

Bài 1. Tư duy Thủ đô - Hành động Hà Nội
Đồng chí Trần Sỹ Thanh - Chủ tịch UBND TP Hà Nội nhấn mạnh, luôn phải có sự thống nhất nhận thức trong hành động của cả hệ thống chính trị, từ người đứng đầu đến công chức, viên chức cơ sở và các tầng lớp Nhân dân trong việc chuyển đổi số.

Trao đổi với PV Báo Tuổi trẻ Thủ đô, ông Nguyễn Việt Hùng, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông TP Hà Nội cho biết, thấm nhuần quan điểm chuyển đổi số là một cuộc cách mạng về chính sách và thể chế nhiều hơn là một cuộc cách mạng về công nghệ, Hà Nội là một trong những địa phương tiên phong trên cả nước xây dựng nghị quyết, chương trình chuyên đề về chuyển đổi số nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển Thủ đô trong thời kỳ mới.

Để hoàn thiện thể chế, chính sách về chuyển đổi số, Thành ủy Hà Nội đã có những giải pháp trọng tâm như chỉ đạo rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung hệ thống văn bản pháp quy liên quan; gắn mục tiêu, nhiệm vụ về phát triển chính quyền số, kinh tế số, xã hội số với quy hoạch Thủ đô, nghị quyết, chương trình hành động, kế hoạch phát triển của các cấp, các ngành và địa phương.

Về quản trị thông minh, thành phố xây dựng chính sách hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp khởi nghiệp phát triển các sản phẩm, dịch vụ, mô hình kinh tế mới dựa trên nền tảng công nghệ số, internet và không gian mạng; chú trọng xây dựng chính sách an sinh xã hội cho nhóm đối tượng bị ảnh hưởng tiêu cực bởi chuyển đổi số, tăng cường bảo vệ quyền và lợi ích của người tiêu dùng trên không gian số.

Đồng thời, TP cũng phát triển, tái cấu trúc hạ tầng công nghệ thông tin của Thành phố trên nền tảng công nghệ tiên tiến nhất để chuyển đổi thành hạ tầng số; Phát triển, hoàn thiện các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu chuyên ngành phục vụ hoạt động của các cơ quan nhà nước tại các cấp, kết nối, chia sẻ dữ liệu trong và ngoài TP theo quy định; thử nghiệm triển khai hiệu quả một số dịch vụ đô thị thông minh tại một số quận, huyện, gắn liền phát triển dịch vụ đô thị thông minh với phát triển chính quyền số…

Bài 1. Tư duy Thủ đô - Hành động Hà Nội

Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, để triển khai những giải pháp trong việc thực hiện các chỉ đạo của Trung ương, các Nghị quyết, Chỉ thị, Kết luận của Thành ủy, các Nghị quyết HĐND thành phố, UBND TP Hà Nội luôn chú trọng và nỗ lực đổi mới công tác chỉ đạo điều hành, giai đoạn 2021 - 2025 với phương châm “5 rõ, 1 xuyên suốt” (rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ quy trình, rõ hiệu quả”, “một việc - một đầu mối xuyên suốt).

Năm 2024 là năm thứ tư liên tiếp thành phố xác định chủ đề năm công tác “Kỷ cương, trách nhiệm, hành động sáng tạo và phát triển” với kỷ cương, kỷ luật trách nhiệm luôn là yếu tố được đặt lên hàng đầu.

Điều này được thể hiện rõ ngay trong việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 18. Với quyết tâm rất cao, cuối tháng 1/2024, thành phố Hà Nội là địa phương đầu tiên trong cả nước thực hiện hợp nhất 3 Ban chỉ đạo về cải cách hành chính, chuyển đổi số và Đề án 06 (Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn thành phố) thành một Ban chỉ đạo chung. TP Hà Nội cũng ban hành quy chế hoạt động, phân công nhiệm vụ thành viên Ban chỉ đạo, bảo đảm công tác chỉ đạo thống nhất, tổng thể, thể hiện rõ trách nhiệm của từng ngành trong thực hiện công tác cải cách hành chính, chuyển đổi số và Đề án 06 của thành phố.

Bài 1. Tư duy Thủ đô - Hành động Hà Nội
Hà Nội phát động triển khai thí điểm các mô hình chuyển đổi số

Việc hợp nhất 3 Ban chỉ đạo là bước đột phá lớn của TP Hà Nội, thể hiện “tư duy Thủ đô và hành động Hà Nội”, tinh thần “rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ quy trình, rõ hiệu quả”, “một việc - một đầu mối xuyên suốt”.

Chỉ sau một thời gian ngắn triển khai, toàn bộ các Sở, Ban, ngành, UBND cấp huyện, xã thuộc thành phố đã hoàn thành việc hợp nhất. Chánh Văn phòng UBND thành phố Hà Nội Trương Việt Dũng khẳng định, các Ban chỉ đạo sau khi hợp nhất, kiện toàn chức năng, nhiệm vụ đã đi vào hoạt động mạnh mẽ, thực chất; công tác điều hành, chỉ đạo tập trung và xuyên suốt; các cuộc họp được tổ chức gọn, hiệu quả, đúng trọng tâm, trọng điểm, đổi mới về hình thức.

Theo Phó Chủ tịch UBND huyện Gia Lâm Trương Văn Học, sau khi hợp nhất các ban chỉ đạo, các nhiệm vụ, kế hoạch, chương trình công tác thường xuyên được rà soát, phân công rõ ràng, không trùng lặp, chồng chéo; không còn hiện tượng bỏ sót, lọt, khó kiểm soát nhiệm vụ. Tất cả các nhiệm vụ gấp, khó được chia sẻ, bàn bạc và thống nhất về phương án, giải pháp, cách thức giải quyết để đạt hiệu quả tối đa; phát huy tinh thần chủ động, đổi mới sáng tạo, dám nghĩ, dám làm vì lợi ích chung.

Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Hà Minh Hải cho biết, qua thời gian triển khai, các nhiệm vụ, mục tiêu hợp nhất các Ban chỉ đạo của thành phố đã cơ bản đạt được “3 giảm, 3 tăng”. Trong đó, “3 giảm” là giảm thời gian và chi phí cho người dân, doanh nghiệp và cơ quan nhà nước trong thực hiện các thủ tục hành chính, dịch vụ công và các tiện ích xã hội; giảm nhân lực, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và giảm thủ tục hành chính. “3 tăng” là tăng chất lượng phục vụ; tăng công khai, minh bạch và tăng sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp.

Bài 1. Tư duy Thủ đô - Hành động Hà Nội
Đồng chí Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội Hà Minh Hải và Giám đốc Sở TTTT Nguyễn Việt Hùng.
Bài 1. Tư duy Thủ đô - Hành động Hà Nội

Đặc biệt, UBND TP đề cao trách nhiệm cá nhân, tính nêu gương, tính chủ động, đổi mới sáng tạo của người đứng đầu các địa phương, đơn vị; kiên quyết xử lý thay thế ngay các trường hợp vi phạm, không đủ năng lực thực hiện nhiệm vụ, đặc biệt là không có tinh thần thái độ, tâm thế phục vụ người dân, doanh nghiệp.

Nhằm đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số nói chung cũng như cải thiện chỉ số DTI của Hà Nội, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh ký ban hành Quyết định 920/QĐ-UBND về Ban hành Bộ chỉ số đánh giá chuyển đổi số của các cơ quan nhà nước TP Hà Nội. Theo đó, định kỳ hàng năm, quá trình chuyển đổi số của các Sở, Ban, Ngành, UBND các quận, huyện, thị xã sẽ được đánh giá theo Bộ chỉ số đánh giá chuyển đổi số.

Năm 2024 cũng là năm đầu tiên thực hiện chấm điểm chỉ số chuyển đổi số các cơ quan, đơn vị của Thành phố.

Đánh giá về việc lần đầu tiên Hà Nội áp dụng Bộ chỉ số đánh giá chuyển đổi số của các cơ quan nhà nước, chuyên gia chuyển số Nguyễn Đinh Hoàng (Giám đốc Công ty Digital Power) khẳng định: Đây là một nỗ lực lớn và là minh chứng cho sự quyết tâm cao của TP trong quá trình chuyển đổi số.

Mới đây nhất, Hà Nội chính thức thành lập Hội đồng thẩm định để đánh giá kết quả chuyển đổi số của các cơ quan nhà nước trên địa bàn theo Quyết định số 3427/QĐ-UBND do Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh ký ban hành.

Hội đồng thẩm định do Phó Chủ tịch UBND TP Hà Minh Hải làm Chủ tịch và Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội Nguyễn Việt Hùng làm Phó Chủ tịch, cùng 11 ủy viên là đại diện các đơn vị liên quan, chuyên gia trong lĩnh vực chuyển đổi số.

Hội đồng có nhiệm vụ thẩm định báo cáo kết quả tự đánh giá, chấm điểm công tác chuyển đổi số của các Ban, Sở, Ngành, UBND các quận, huyện, thị xã; các cơ quan, đơn vị, địa phương. Hội đồng làm việc theo chế độ tập thể; Kết quả thẩm định chỉ có giá trị khi có trên 50% số thành viên Hội đồng dự họp hoặc được hỏi ý kiến tán thành.

Đây là một bước đi quan trọng, thể hiện sự quyết tâm, quyết liệt của cả hệ thống chính trị các cấp TP Hà Nội trong việc đảm bảo quá trình chuyển đổi số diễn ra hiệu quả, minh bạch, đáp ứng các mục tiêu đã đề ra, tiến tới xây dựng một thành phố thông minh, hiện đại và bền vững.

Bài 1. Tư duy Thủ đô - Hành động Hà Nội
Công cuộc chuyển đổi số của Hà Nội hướng đến mục tiêu mang lại sự hài lòng cho doanh nghiệp và người dân

Bài viết liên quan loạt bài "Nghị quyết 18 đột phá đưa Thủ đô vươn mình trong kỷ nguyên số":

Bài 2: Quyết liệt tháo gỡ "điểm nghẽn" thủ tục hành chính Bài 3: Hiệu quả từ những mô hình, ứng dụng thông minh, thiết thực Bài 4: Hạt nhân lan tỏa tinh thần chuyển đổi số Bài 5: Quyết tâm khơi thông điểm nghẽn, xứng tầm đô thị thông minh

Thực hiện: Nguyễn Thủy - Thành Trung

Xem bài 2 »

Thái Sơn Thành Trung