eMag azine
09/11/2024 07:00
Bài 2: Quyết liệt tháo gỡ "điểm nghẽn" thủ tục hành chính

09/11/2024 07:00

TTTĐ - Sự quyết tâm của Hà Nội trong việc tạo cơ chế, chính sách, xây dựng mô hình và đầu tư cho chuyển đổi số đã góp phần giảm thủ tục rườm rà, giải “căn bệnh nan y” chậm trễ trong các thủ tục hành chính, thanh toán… mang lại sự hài lòng cho người dân và doanh nghiệp.

Hành chính

Bài 2. Quyết liệt tháo gỡ điểm nghẽn thủ tục hành chính

Qua gần 2 năm triển khai Nghị quyết 18-NQ/TU về chuyển đổi số xây dựng thành phố Hà Nội thông minh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, TP Hà Nội đã đạt được nhiều chuyển biến mạnh mẽ trên cả 3 trụ cột: Chính quyền số, Kinh tế số, Xã hội số. Sự quyết tâm của Hà Nội trong việc tạo cơ chế, chính sách, xây dựng mô hình và đầu tư cho chuyển đổi số thể hiện khá rõ nét. Điều này đã góp phần giảm thủ tục rườm rà, giải “căn bệnh nan y” chậm trễ trong các thủ tục hành chính, thanh toán…, mang lại sự hài lòng cho người dân và doanh nghiệp.

Bài 2. Quyết liệt tháo gỡ điểm nghẽn thủ tục hành chính

Tính đến nay, Hà Nội đạt nhiều kết quả nổi bật trong thực hiện Đề án 06/Chính phủ, lấy người dân làm trung tâm, đột phá để phát triển. Điều này được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ghi nhận và đánh giá cao.

Tính đến thời điểm hiện tại, hơn 6,5 triệu công dân Thủ đô đã có căn cước công dân (CCCD), được cập nhật trong cơ sở dữ liệu (CSDL) quốc gia về dân cư; hơn 5,2 triệu công dân có tài khoản định danh mức độ 2; 19/30 quận, huyện, thị xã thành phố thực hiện cập nhật số hóa hồ sơ dữ liệu hộ tịch điện tử; các nhóm dữ liệu: Hội, đoàn thể; an sinh xã hội đang được thành phố triển khai và tiếp tục mở rộng để thực hiện xây dựng một hệ thống CSDL chung toàn thành phố; cập nhật với CSDL quốc gia về dân cư để từ đó khai thác, sử dụng hiệu quả.

Cũng từ đây, Hồ sơ sức khỏe điện tử đã được kết nối với hệ thống CSDL quốc gia về dân cư để xác minh được gần 5,4 triệu người dân trên toàn TP. Hồ sơ sức khỏe điện tử cập nhật dữ liệu của hơn 850 cơ sở y tế công lập và ngoài công lập; kết nối, lưu thông dữ liệu BHYT của 50 bệnh viện, 39 phòng khám đa khoa và 297 trạm y tế; đồng bộ hơn 4 triệu hồ sơ sức khỏe người dân lên CSDL quốc gia về bảo hiểm để hiển thị trên ứng dụng VNeID.

Hồ sơ sức khỏe điện tử khởi tạo dữ liệu gần 10,4 triệu người dân, với hơn 18,6 triệu lượt khám, chữa bệnh và sẵn sàng hiển thị trên ứng dụng iHanoi; 2,5 triệu người dân có dữ liệu khám chữa bệnh và 7,2 triệu người có dữ liệu tiêm chủng.

Từ việc kết nối cơ sở dữ liệu, các bệnh viện của Hà Nội đã triển khai hiệu quả bệnh án điện tử như Phụ sản Hà Nội, Đa khoa Xanh Pôn, Đa khoa Mỹ Đức, Đa khoa Vân Đình và Đa khoa Hòe Nhai. 5 bệnh viện triển khai khám, chữa bệnh từ xa gồm: Tim Hà Nội, Phụ sản Hà Nội, Ung bướu Hà Nội, Đa khoa Xanh Pôn và Bệnh viện Thanh Nhàn.

Bài 2. Quyết liệt tháo gỡ điểm nghẽn thủ tục hành chính

Sở Y tế Hà Nội cũng đăng ký kiển khai mô hình “KCB sử dụng sinh trắc học, KIOSK tự phục vụ” tại 3 cơ sở KCB trực thuộc gồm: Bệnh viện Đa khoa Đống Đa, Bệnh viện Hòe Nhai, Bệnh viện Đa khoa huyện Ba Vì.

Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Đống Đa đón tiếp gần 1.000 lượt người bệnh/ngày. Với mô hình “KCB sử dụng sinh trắc học, KIOSK tự phục vụ", người bệnh có thể tự đăng ký khám bệnh và thanh toán phí đăng ký khám nhanh chóng và dễ dàng. Sử dụng thông tin CCCD gắn chíp, khuôn mặt là dữ liệu xuyên suốt trong quá trình đăng ký, KCB.

TS Nguyễn Đình Phúc - Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Đống Đa cho biết, việc sử dụng máy đăng ký khám bệnh và phát số tự động giúp người bệnh thuận tiện trong việc đăng ký khám bệnh, không phải xếp hàng chờ đợi, rút ngắn thời gian, giảm tải các thủ tục hành chính, đồng thời, giúp các y bác sĩ chủ động tiếp nhận thông tin của người bệnh, theo dõi, truy cập lịch sử khám bệnh của bệnh nhân một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện hơn.

“Trong quá trình sử dụng bệnh viện sẽ có những đánh giá để có thể triển khai và nhân rộng mô hình này trong thời gian tới tại đơn vị” - TS Nguyễn Đình Phúc cho hay.

Bài 2. Quyết liệt tháo gỡ điểm nghẽn thủ tục hành chính

Người dân lấy số khám bệnh từ KIOS tự phục vụ

Tại phiên họp lần thứ Tám của Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, quyết tâm chính trị cao của lãnh đạo Bộ Công an, các thành viên Tổ Công tác triển khai Đề án 06, UBND TP Hà Nội chính là một trong những yếu tố quyết định đến kết quả trên mà đối tượng được thụ hưởng chính là người dân, doanh nghiệp và toàn xã hội.

Để làm được điều này, về mặt cơ chế, TP Hà Nội đã ban hành 2 Nghị quyết của HĐND thành phố, 1 Công điện, 4 Quyết định của UBND thành phố, 6 Kế hoạch và hơn 120 văn bản với phương châm "rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ quy trình, rõ thời gian, rõ sản phẩm, rõ hiệu quả"; Kiện toàn và hợp nhất 3 Ban chỉ đạo về Cải cách hành chính, Chuyển đổi số, Đề án 06 thành 1 Ban chỉ đạo do đồng chí Chủ tịch UBND thành phố làm Trưởng Ban; Hình thành 5.024 Tổ chuyển đổi số cộng đồng phối hợp chặt chẽ với lực lượng công an cơ sở để triển khai hiệu quả Đề án 06 trên địa bàn thành phố.

"Quyết tâm chính trị cao của lãnh đạo Bộ Công an, các thành viên Tổ Công tác triển khai Đề án 06, UBND TP Hà Nội là một trong những yếu tố quyết định đến kết quả của thực hiện Đề án 06".

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính

Bài 2. Quyết liệt tháo gỡ điểm nghẽn thủ tục hành chính

Nhận thức rõ phát triển hạ tầng số chính là tiền đề, tạo nền tảng phát triển kinh tế số, xã hội số, công dân số, để Hà Nội bứt phá trong thời kỳ tới, TP Hà Nội đã chú trọng đầu tư cho lĩnh vực này.

Theo báo cáo của Sở TT&TT TP Hà Nội, đến nay, TP đã có trên trạm 1200 BTS, 2G, 4G, 5G đang triển khai gần 2.000 trạm phát sóng 5G, 100% xã phường thị trấn có Internet băng thông rộng cáp quang, có khoảng 2,4 triệu thuê bao Internet băng rộng cố định, trên 10,6 triệu thuê bao internet băng rộng di động và gần 100% hộ gia đình có cáp quang.

Bên cạnh đó, hệ thống Wifi công cộng miễn phí tại các điểm du lịch và danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử phổ biến. Trong năm 2024, thành phố đưa vào vận hành Trung tâm dữ liệu chính hiện đại với công nghệ điện toán đám mây; Duy trì cáp quang với tốc độ cao, kết nối hơn 660 điểm tại các cơ quan nhà nước của TP và mạng truyền số liệu chuyên dùng Chính phủ; liên thông các hệ thống thông tin ứng dụng phục vụ chỉ đạo điều hành chính phủ, Chủ tướng chính phủ xuyên suốt đến thành phố.

Bài 2. Quyết liệt tháo gỡ điểm nghẽn thủ tục hành chính
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng các đại biểu trải nghiệm các ứng dụng phòng họp thông minh của TP Hà Nội

Hệ thống họp trực tuyến được thành phố bảo đảm hoạt động ổn định, thông suốt phục vụ các cuộc họp của thành phố đến cấp xã, kết nối liên thông với các hệ thống họp trực tuyến của Văn phòng Chính phủ.

Theo Giám đốc Sở TT&TT TP Hà Nội Nguyễn Việt Hùng, các hệ thống nền tảng có tính chất cốt lõi trong xây dựng chính quyền số, xây dựng thành phố thông minh đã được thành phố ưu tiên triển khai và đưa vào vận hành trong giai đoạn 2023 - 2024 gồm: Nền tảng tích hợp chia sẻ dữ liệu của thành phố đã kết nối với 7 hệ thống thông tin cơ sở dữ liệu của thành phố và 14 hệ thống thông tin cơ sở dữ liệu của quốc gia và các Bộ, ngành.

Các hệ thống quản lý văn bản và điều hành thành phố, thông tin báo cáo thành phố quản lý theo dõi, đôn đốc nhiệm vụ của Chính phủ, Thành ủy, HĐND, UBND thành phố đến các cấp, các ngành trực thuộc thành phố, thông tin phục vụ họp và xử lý công việc I-Cabinet tích hợp với phòng họp thông minh, đều được triển khai theo hướng đồng bộ, tập trung, thống nhất 3 cấp trực thuộc thành phố; liên thông, tích hợp với hệ thống của Trung ương nhằm phục vụ hiệu quả nhất cho công tác chỉ đạo điều hành của lãnh đạo thành phố.

Tính đến nay, hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) đã được xây dựng và đưa vào vận hành tại 100% các cơ quan nhà nước TP ở 20 Sở, Ban, ngành, 30 UBND cấp huyện, 579 UBND cấp xã với 1.877 TTHC. Trong đó, cung cấp 1.389 TTHC triển khai dịch vụ công trực tuyến, đạt tỉ lệ 100%.

100% các cơ quan Nhà nước của UBND TP Hà Nội đã triển khai ký số văn bản; thực hiện việc xử lý hoàn toàn trên môi trường mạng (trình ký hồ sơ/văn bản trên phần mềm).

Bài 2. Quyết liệt tháo gỡ điểm nghẽn thủ tục hành chính
Người dân Hà Nội được cấp chữ ký số trên phố đi bộ Hồ Hoàn Kiếm
Bài 2. Quyết liệt tháo gỡ điểm nghẽn thủ tục hành chính

Với quyết tâm xây dựng Hà Nội trở thành Thủ đô Văn hiến, Thủ đô di sản với 8 đặc trưng: Thành phố toàn cầu - Thanh lịch hào hoa - Phát triển hài hòa - Thanh bình thịnh vượng - Chính quyền phục vụ - Doanh nghiệp cống hiến - Xã hội niềm tin - Người dân hạnh phúc, năm 2024, Hà Nội xác định chuyển đổi số với chủ đề của năm “Quản trị dựa trên dữ liệu số”. Theo đó, người dân, doanh nghiệp vừa là trung tâm vừa là chủ thể của chuyển đổi số, để người dân, doanh nghiệp dù ở bất kỳ đâu, đều có thể tiếp cận nhanh, dễ dàng, an toàn các dịch vụ công, các ứng dụng số, nền tảng số, được cung cấp thông tin đầy đủ, được phục vụ kịp thời.

Đồng chí Hà Minh Hải, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội cho biết, sau khi hợp nhất 3 Ban chỉ đạo thành Ban chỉ đạo cải cách hành chính, chuyển đổi số và Đề án 06, TP ban hành Nghị quyết số 11/2024/NQ-HĐND của HĐND Thành phố về việc hỗ trợ 100% cho công dân có yêu cầu cấp Phiếu Lý lịch tư pháp trên ứng dụng định danh và xác thực điện tử (VNeID).

Đáng nói là, Hà Nội là địa phương đầu tiên trong cả nước ban hành Nghị quyết này với mục tiêu để doanh nghiệp, người dân được hưởng lợi.

Bài 2. Quyết liệt tháo gỡ điểm nghẽn thủ tục hành chính
Lực lượng đoàn viên, thanh niên hỗ trợ người dân thực hiện TTHC cấp phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID

Anh Nguyễn Văn Tuân ở thôn Lại Hoàng, xã Yên Thường (huyện Gia Lâm, TP Hà Nội) chia sẻ, mới đây, con trai anh làm thủ tục xuất khẩu lao động sang Hàn Quốc. Biết đến thông tin cấp phiếu lý lịch tư pháp qua VNeID, anh làm thử và chỉ mất 10 phút để hoàn thành.

“Trước kia, tôi làm thủ tục cho con trai đầu đi Nhật Bản, tôi phải tới Sở Tư pháp Hà Nội, chờ đợi, xếp hàng rất mất thời gian. Có lần được hẹn đi hẹn lại, cả tháng đi lại mới có kết quả. Nhưng bây giờ, chỉ cần chiếc điện thoại thông minh kết nối mạng internet, tôi đã có thể hoàn thành xong thủ tục trong khoảng 10 phút. Tuyệt vời hơn nữa là thành phố hỗ trợ thêm phí nữa. Đây thực sự là một bước tiến vượt bậc trong cải cách hành chính của Thủ đô”, anh vui mừng nói.

Bài 2. Quyết liệt tháo gỡ điểm nghẽn thủ tục hành chính

Trao đổi với PV báo Tuổi trẻ Thủ đô, Giám đốc Sở TTTT TP Hà Nội Nguyễn Việt Hùng chia sẻ: Sau thời điểm ngày 1/6/2024 khi Nghị quyết số 11/20/NQ-HĐND có hiệu lực, số lượng hồ sơ thực hiện qua ứng dụng VNeID chiếm trung bình hơn 86% tổng số hồ sơ tiếp nhận. Tỷ lệ người dân trên địa bàn TP sử dụng tài khoản định danh điện tử mức độ 2 để đề nghị cấp Phiếu lý lịch tư pháp ngày càng tăng cao, số người dân đến trực tiếp Bộ phận Một cửa của Sở Tư pháp đã giảm rõ rệt.

Với trung bình 1.000 hồ sơ/ngày, hệ thống vận hành hoạt động đã giảm tải cho Bộ phận 1 cửa và góp phần tạo sự minh bạch trong tiếp nhận giải quyết TTHC, phục vụ người dân ngày một tốt hơn.

"Ước tính chi phí cắt giảm của các cơ quan nhà nước khi giảm thiểu được các yếu tố phục vụ tại trụ sở như: Điện, nước, không gian, cơ sở vật chất: giấy, in, nhân lực, thời gian lao động - giảm khoảng hơn 10 tỷ đồng/năm" - Giám đốc Sở TT&TT TP Hà Nội nói.

Trước đó, Nghị quyết số 07/2023/NQ-HĐND ngày 4/7/2023 của HĐND TP Hà Nội cũng quy định về mức phí lệ phí bằng 0 khi thực hiện dịch vụ công trực tuyến, tạo thêm niềm tin và động lực cho người dân ứng dụng các mô hình chuyển đổi số. Nghị quyết "0 đồng" ngay sau khi ra đời góp phần khuyến khích, động viên người dân tham gia dịch vụ công trực tuyến.

Với nỗ lực và quyết tâm cao nhất để mang lại sự hài lòng cho người dân, tháng 10/2024, Hà Nội đã phê duyệt Đề án thí điểm Trung tâm phục vụ hành chính công TP Hà Nội, vận hành trên cơ sở Hệ thống thông tin giải quyết TTHC thành phố kết nối với Cổng Dịch vụ công Quốc gia, các cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành và hệ thống nền tảng dùng chung.

Trung tâm hoạt động nhằm đơn giản hóa TTHC, cắt giảm các thành phần hồ sơ đã sử dụng dữ liệu dân cư, bảo đảm "3 tăng", "3 giảm", "3 không": Tăng chất lượng dịch vụ, tăng minh bạch, công khai, tăng sự hài lòng và niềm tin của tổ chức, cá nhân; giảm chi phí, thời gian giải quyết TTHC, giảm thủ tục hồ sơ, giảm bước xử lý trong tiếp nhận và giải quyết TTHC; không phiền hà, sách nhiễu, không yêu cầu bổ sung hồ sơ quá 1 lần, không có TTHC giải quyết trễ hạn.

Trung tâm bảo đảm tiếp nhận hồ sơ TTHC "phi địa giới hành chính"; tiếp cận dịch vụ trong bán kính dưới 30 phút di chuyển hoặc vòng bán kính không quá 5km, hỗ trợ TTHC 24/7 trên môi trường điện tử, thời gian giao dịch trực tiếp không quá 15 phút/1 hồ sơ...; đồng thời, nâng cao chất lượng phục vụ, mức độ hài lòng của tổ chức, cá nhân trong tiếp cận, thực hiện TTHC đạt tối thiểu 95%.

Năm 2024, Thành phố thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính, chuyển đổi số với tinh thần quyết tâm, quyết liệt, làm vì danh dự như đã thực hiện với việc giải phóng mặt bằng cho dự án đường vành đai 4 - Vùng Thủ đô.

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh

Theo UBND TP. Hà Nội, việc thành lập Trung tâm sẽ giảm số lượng bộ phận "một cửa" (giảm từ 673 bộ phận "một cửa" còn 30 chi nhánh). Đồng thời, sẽ giảm số lượng công chức, viên chức tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC tại bộ phận "một cửa" từ 2.768 nhân sự còn 184 người, giúp tiết kiệm hơn 13,3 tỷ đồng/tháng.

Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Minh Hải khẳng định, đây không chỉ là bước tiến trong cải cách hành chính mà còn là minh chứng cho "Tầm nhìn dài hạn - Tư duy sáng tạo - Giải pháp thông minh" của thành phố trong việc xây dựng chính quyền số, phục vụ người dân và doanh nghiệp, khẳng định "Tư duy Thủ đô, hành động Hà Nội" trong nỗ lực chung nhằm cải thiện sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu thực tiễn của một đô thị đặc biệt.

Bài 2. Quyết liệt tháo gỡ điểm nghẽn thủ tục hành chính

Với sự quyết liệt trong chỉ đạo, có thể thấy rõ, việc cải cách hành chính ở Hà Nội diễn ra đồng bộ, hiệu quả ở các cấp. Bà Nguyễn Thị Hoài Thu, Trưởng phòng Nội vụ quận Nam Từ Liêm cho hay, quận xác định ứng dụng CNTT, chuyển đổi số phải là điểm nhấn trong công tác CCHC nhằm đổi mới phương thức làm việc, từng bước đổi mới tư duy từ nền “hành chính quản lý” sang “hành chính phục vụ”; xây dựng chính quyền đồng hành, phục vụ, hướng tới sự hài lòng của doanh nghiệp và người dân.

Hiện quận Nam Từ Liêm triển khai các hệ thống phần mềm dùng chung của thành phố như: Theo dõi đôn đốc nhiệm vụ, quản lý văn bản và điều hành tác nghiệp, quản lý cuộc họp… 100% các phòng, ban, đơn vị, UBND các phường thuộc quận ứng dụng phần mềm trong quản lý văn bản và chỉ đạo, điều hành. 100% văn bản đến, văn bản đi được số hóa và ký số ban hành qua mạng. 100% các phòng, ban, đơn vị, UBND các phường thuộc quận đã được cấp và ứng dụng chữ ký số phục vụ tạo lập văn bản điện tử. 100% các cuộc họp thường kỳ giữa UBND quận và UBND các phường được tổ chức trực tuyến.

chuĐa
Bài 2. Quyết liệt tháo gỡ điểm nghẽn thủ tục hành chính
Đẩy mạnh chuyển đổi số trong CCHC trở thành điểm sáng của quận Nam Từ Liêm

Đặc biệt, theo bà Thu, với việc chủ động ứng dụng chữ ký số trong giải quyết thủ tục hành chính, quận Nam Từ Liêm là đơn vị đầu tiên và đứng đầu thành phố trong công tác chứng thực bản sao điện tử.

Ngoài chủ động, tiên phong chuyển đổi số trong CCHC, quận ủy, UBND, HĐND quận thường xuyên sát sao quan tâm chỉ đạo triển khai thực hiện theo phương châm lấy sự hài lòng của người dân là thước đo hiệu quả.

Quận đã triển khai nhiều mô hình, sáng kiến, kinh nghiệm về ứng dụng CNTT trong CCHC như: “Đánh giá mức độ hài lòng của người dân tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC”; “Ngày thứ 6 không viết”; “Ngày không hẹn”; Mô hình “Một cửa đô thị hiện đại”...

Bài 2. Quyết liệt tháo gỡ điểm nghẽn thủ tục hành chính

Đồng chí Hà Minh Hải - Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội trò chuyện với người dân đến thực hiện TTHC ở bộ phận một cửa, UBND phường Quảng An, Tây Hồ

Sự thay đổi nhận thức, đổi mới tư duy mạnh mẽ cũng thể hiện rõ ở huyện Gia Lâm với nhiều sáng kiến hay trong về chuyển đổi số để phục vụ người dân, doanh nghiệp. Điển hình, huyện đã triển khai sáng kiến ứng dụng công nghệ thông tin (quét mã QR) đánh giá sự hài lòng tại Bộ phận Một cửa. Kết quả, từ khi triển khai (tháng 7/2023) đến nay, toàn huyện ghi nhận 33.613 lượt đánh giá (cấp huyện 4.361 lượt, cấp xã 29.252 lượt); tỷ lệ ý kiến đánh giá “Hài lòng”, “Rất hài lòng” đạt 95%. Điều này mang đến chuyển biến tích cực, mang lại sự phấn khởi cho cá nhân, tổ chức đến thực hiện thủ tục hành chính trên địa bàn huyện.

Chị Vũ Thị Phương - chuyên viên Bộ phận Một cửa huyện Gia Lâm bày tỏ: “Những đánh giá “Hài lòng”, “Rất hài lòng” từ công dân đã mang lại động lực, tinh thần phấn chấn cho cán bộ khi thực hiện nhiệm vụ; đồng thời, tạo hiệu ứng, sự lan tỏa trong cộng đồng dân cư, doanh nghiệp về tác phong, thái độ, tận tình phục vụ Nhân dân của cán bộ; mang đến hình ảnh đẹp, chuyên nghiệp của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện trong cung cấp dịch vụ công”.

Huyện Gia Lâm cũng đã triển khai mô hình thanh toán phí, lệ phí không dùng tiền mặt. Đến nay, tỷ lệ thanh toán phí, lệ phí không dùng tiền mặt cấp huyện đạt 95%, cấp xã đạt từ 70 - 90%.

Theo Phó Chánh Văn phòng UBND huyện Gia Lâm Phạm Thị Hồng Hải, lợi ích của mô hình này là đảm bảo an ninh, an toàn, bảo mật trong hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt; nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý, giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước; minh bạch hóa các giao dịch thanh toán, góp phần vào công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực…

Bài 2. Quyết liệt tháo gỡ điểm nghẽn thủ tục hành chính
Những Kios tự phục vụ ở Bộ phận Một cửa áp dụng trên các xã, phường ở các quận, huyện của TP Hà Nội đã mang lại sự hài lòng cho người dân

“Ngoài ra, điều này còn giúp tiết kiệm thời gian làm việc của cán bộ; đảm bảo công khai, minh bạch trong các giao dịch thanh toán phí, lệ phí khi thực hiện thủ tục hành chính; đảm bảo các nghiệp vụ kế toán, quản lý tài chính ngân sách khoa học, chặt chẽ, hiệu quả” - Phó chánh văn phòng UBND huyện Gia Lâm nhấn mạnh.

Với mô hình "Ngày thứ 3 không viết, không giấy hẹn" được triển khai từ tháng 9/2022 đến nay, toàn huyện Gia Lâm tiếp nhận và giải quyết 60.679 hồ sơ (cấp huyện 2.257 hồ sơ, cấp xã 58.421 hồ sơ); trung bình 2.528 hồ sơ/tháng.

Quận Long Biên cũng là đơn vị luôn tích cực đi đầu trong ứng dụng CNTT thực hiện các nhiệm vụ của TP giao như: Triển khai phần mềm quản lý sổ tay Đảng viên; quản lý văn bản tập trung; phần mềm giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo; chữ ký số trong thực thi nhiệm vụ của cán bộ công chức, số hóa các dữ liệu như hộ tịch tư pháp, quy hoạch đô thị, tài nguyên môi trường.

Theo Phó Chủ tịch UBND quận Long Biên Vũ Xuân Trường, toàn quận quyết liệt thực hiện nâng cao chất lượng CCHC bằng việc hoàn thành nâng cấp cải tạo đồng bộ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC quận và 14 phường trên địa bàn. Quận triển khai mô hình thí điểm chuyển đổi số cấp phường trên địa bàn với 11 mô hình thí điểm, trong đó có Hạ tầng phục vụ chuyển đổi số; cơ quan chuyển đổi số; bộ phận Một cửa “Hiện đại - Chia sẻ - Hỗ trợ”.

Từ đây, nhiều sáng kiến lần đầu được áp dụng như: Số hóa thông tin danh mục TTHC phải công khai phục vụ chia sẻ dữ liệu giữa quận và phường; biên tập rút ngắn thông tin giải quyết của 324 TTHC thuộc thẩm quyền phục vụ người dân tra cứu; cải tiến phương án lấy ý kiến đánh giá hài lòng của người dân, tổ chức khi giải quyết TTHC, lấy số xếp hàng giúp tiết kiệm ngân sách đầu tư hàng tỷ đồng.

Tất cả những điều đó là minh chứng cho thấy ngay từ cấp cơ sở, việc chuyển đổi số đã được coi là nhiệm vụ trọng tâm, được triển khai có trọng điểm, góp phần tạo nên chuyển biến tích cực trong công tác chuyển đổi số của các cơ quan Nhà nước, cải thiện các chỉ tiêu về chuyển đổi số của TP.

Theo Báo cáo chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông năm 2022 (Báo cáo Vietnam ICT Index) được công bố vào tháng 10/2023, Hà Nội đứng đầu Bảng xếp hạng chung về chỉ số công nghiệp công nghệ thông tin.

Theo Báo cáo chỉ số thương mại điện tử Việt Nam năm 2023 của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam, Hà Nội tiếp tục đứng thứ 2 trong 7 năm liên tiếp về Chỉ số thương mại điện tử Việt Nam.

Còn theo Báo cáo Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam năm 2023 của Trung tâm Nghiên cứu phát triển và Hỗ trợ cộng đồng (CECODES), Hà Nội đứng đầu về chỉ số Quản trị điện tử.


Bài viết liên quan loạt bài "Nghị quyết 18 đột phá đưa Thủ đô vươn mình trong kỷ nguyên số":

Bài 1: Tư duy Thủ đô - Hành động Hà Nội Bài 3: Hiệu quả từ những mô hình, ứng dụng thông minh, thiết thực Bài 4: Hạt nhân lan tỏa tinh thần chuyển đổi số Bài 5: Quyết tâm khơi thông điểm nghẽn, xứng tầm đô thị thông minh

Thực hiện: Nguyễn Thủy - Thành Trung

« Xem bài 1

Xem bài 3 »

Thái Sơn Thành Trung