Tag
Sống có trách nhiệm và hình thành những nếp văn hóa mới

Bài 1: Văn hóa “cứng”, văn hóa “mềm”

Văn hóa 09/03/2021 08:00
aa
TTTĐ - Dịch bệnh Covid-19 ập tới, tuy chưa phải quá lâu nhưng cũng đã khiến mọi mặt đời sống xã hội từ bị đảo lộn đến hình thành nên những phản xạ có điều kiện. Trong cái rủi có cái may, có khá nhiều nét văn hóa, thói quen, lối ứng xử trước đây chúng ta chưa thiết lập được vững chắc thì nay, trong điều kiện mới hết sức đề cao cảnh giác này, người Hà Nội đã thực hiện tốt để hình thành nên những nếp văn hóa mới sau dịch bệnh Covid-19.
Thức tỉnh trách nhiệm, tôn vinh văn hóa giao thông qua tiếng cười sâu sắc và thấm thía

Qua lần đại dịch này, nhiều người mới thực sự nhận ra văn hóa ứng xử tưởng chừng là những cái rất vô hình nhưng thực chất nó rất hiện hữu, có lợi cho bản thân mình và những người xung quanh.

Những thứ “auto” thành nề nếp

Đeo khẩu trang, rửa tay xà phòng, giữ khoảng cách xưa kia chỉ thuộc phạm vi cá nhân, ai nấy thích thì làm, không thích thì thôi, nay bỗng trở thành bắt buộc và người Hà Nội răm rắp thực hiện để không chỉ vì bản thân mình mà còn vì cộng đồng.

Đeo khẩu trang trở thành việc làm bắt buộc và hữu hiệu cho công tác phòng, chống dịch
Đeo khẩu trang trở thành việc làm bắt buộc và hữu hiệu cho công tác phòng, chống dịch

Đầu tiên phải kể đến việc đeo khẩu trang. Chục năm về trước, thường là chỉ phụ nữ mới đeo khẩu trang. Họ có nhu cầu giữ da, bảo vệ khuôn mặt khỏi nắng, gió, bụi. Chiếc khẩu trang còn kiêm một nhiệm vụ khá “tế nhị” nữa, đó là “ngụy trang” cho gương mặt cho ai đó không muốn “xuất đầu lộ diện” ngoài đường, tránh bị trêu chọc, gây khó dễ vì xinh đẹp, hấp dẫn nơi công cộng.

Với những bà những mẹ tùy tiện, ăn mặc cẩu thả, nhất là khi mùa hè nóng bức, thường chỉ khoác tạm chiếc áo chống nắng ra ngoài bộ quần áo ngủ nhàu nhĩ để đi chợ, đón con, mua sắm thì chiếc khẩu trang lại càng tiện lợi. “Không ai biết mình là ai, có gì mà phải ngại”, họ lý sự cùn như vậy. Khẩu trang khi đó đã trở thành “tấm lá chắn” cho sự xấu hổ.

Khi ấy, nếu có ông đàn ông nào đeo khẩu trang thường sẽ bị nhìn với ánh mắt châm biếm. “Đàn ông gì mà kín mít ra, như đàn bà”, người ta bảo vậy.

Vài năm trở lại đây, khi tình hình ô nhiễm môi trường có nhiều điều đáng ngại, bụi mịn “tung hoành” khắp các tầng không khí, lo ngại cho sức khỏe, cánh đàn ông cũng đã mạnh dạn đeo khẩu trang hơn. Cho đến khi dịch Covid-19 bùng phát, với “nền tảng” văn hóa khẩu trang từ trước đó, người Hà Nội cũng như cả nước Việt Nam nhanh chóng “vào cuộc”.

Những trường hợp không đeo khẩu trang bị cơ quan chức năng xử lí nghiêm
Những trường hợp không đeo khẩu trang bị cơ quan chức năng xử lý nghiêm

Khi các nước Châu Âu còn tranh cãi nhau có nên đeo khẩu trang không, kì thị những người đeo khẩu trang thì tại Việt Nam, đây đã là “vật bất ly thân”. Sự thực đã chứng minh tác dụng của chiếc khẩu trang nhỏ bé trong công cuộc phòng, chống dịch Covid-19. Từ việc khuyến cáo, đeo khẩu trang đã trở thành bắt buộc, nếu không thực hiện bị phạt nặng nên người dân ý thức chấp hành cao. Đặc biệt, với thành phố đông dân, năng động như Hà Nội, mật độ dân số cao, việc tiếp xúc với người khác là thường xuyên, liên tục thì việc đeo khẩu trang lại càng phải thực hiện nghiêm.

Tiếp đến là khử khuẩn. “Vũ điệu rửa tay”, những bài hát, MV đi vào đời sống càng cho thấy việc rửa tay thường xuyên không chỉ giữ thói quen vệ sinh, bảo vệ sức khỏe của mỗi người mà còn giúp phòng, chống dịch được hiệu quả. Trong khi đó, giữ khoảng cách cũng là một điều hết sức đáng bàn.

Dù là thành phố lớn, nếp sống “đèn nhà ai nhà nấy rạng” dần khiến một bộ phận người Hà Nội trở nên lạnh lùng, xa cách nhau, mất đi tình hàng xóm láng giềng song văn hóa làng xã vẫn ăn sâu bám rễ trong bản tính mỗi người khiến chúng ta thường ít giữ được khoảng cách với nhau. “Khoảng cách” ở đây không chỉ là cự li tiếp xúc mà còn là sự can thiệp sâu vào đời sống cá nhân, riêng tư của nhau.

Sau mùa dịch Covid-19, ngoài việc giữ khoảng cách 2m như đúng khuyến cáo của Bộ Y tế, chắc chắn, người Hà Nội còn có một khái niệm mới về khoảng cách. Đó là lùi xa một cự li đủ để không tiếp xúc gần, không làm phiền đến nhau nhưng vẫn đủ ấm áp, sẻ chia chứ không phải “xa mặt cách lòng” như mặt trái của đô thị.

Điều bắt buộc để giữ an toàn

Có sống trong những ngày như thế này ai ai cũng đều thấy rằng ngày bình thường như trước kia thật quý giá vô cùng. Càng đi qua những ngày giãn cách, cách ly xã hội mới càng thấy cần phải chấp hành nghiêm quy định để cuộc sống sớm bình yên trở lại như trước kia.

Để góp phần phòng, chống dịch tốt hơn, người dân đã có ý thức khai báo y tế nghiêm túc
Để góp phần phòng, chống dịch tốt hơn, người dân đã có ý thức khai báo y tế nghiêm túc

Chị Thu Dung rất thích lang thang, la cà khắp các góc phố, con đường, quán cà phê Hà Nội để chìm đắm vào đời sống phố phường. Do đó, chị khá “chồn chân” khi những đợt dịch bùng phát phải hạn chế tụ tập.

“Mình là người ham vui mà Hà Nội thì bốn mùa đều có cái đẹp riêng. Trừ mùa hè nóng bức, mùa thu thì đẹp nổi tiếng rồi, mùa đông rét mướt mình thích ngồi bên tách cà phê ấm chuyện trò cùng bạn bè. Còn mùa xuân cây cối đâm chồi nảy lộc, hoa ban, hoa sưa say đắm lòng người thế này, không đi chụp ảnh cũng tiếc lắm. Nếu chỉ vì nhu cầu cá nhân mà cứ bất chấp, tụ tập đông người thì không được. Mình cố gắng hạn chế bản thân để một ngày không xa, chúng ta lại được tận hưởng cuộc sống theo cách như trước kia”, chị Dung tâm sự.

Ngay cả chúng ta, ai cũng có nhu cầu gặp gỡ bạn bè, làm ăn, du lịch, hội họp đông vui nhưng thực hiện nghiêm chỉ đạo của các cấp lãnh đạo, khuyến cáo của Bộ Y tế, Hà Nội có những thời điểm bắt buộc đã thực hiện rất nghiêm túc. Không còn phố đi bộ Hồ Gươm, không còn những hình ảnh quen thuộc những nhóm người tập thể dục, nhảy múa theo nhạc trong các công viên, quảng trường, nơi công cộng...

Các cuộc hội họp cũng chuyển dần sang trực tuyến, vừa tiết kiệm vừa đảm bảo an toàn phòng chống dịch. Điều đó cho thấy, chấp hành pháp luật, nhanh chóng thích nghi là phẩm chất, đặc tính của người Hà Nội trong thời hiện đại.

Một điều vô cùng quan trọng, đó là hành vi khai báo y tế. Khai báo y tế trung thực là căn cứ quan trọng cho các ngành chức năng truy vết, khoanh vùng, dập dịch. Ngay từ những ngày đầu, Hà Nội đã thực hiện rất nghiêm túc việc này.

Thực tế cho thấy, chỉ cần một cá nhân không có ý thức là cả thành phố chịu không ít sóng gió. Trường hợp bệnh nhân số 17 cho chúng ta một bài học đắt giá. Đó là điển hình đáng lên án cho việc phải chịu trách nhiệm trước cộng đồng về sự trung thực của mình.

Bài 1: Văn hóa “cứng”, văn hóa “mềm”

Rất may mắn, sau đợt bùng phát ấy, bằng mọi biện pháp quyết liệt, cơ quan chức năng đã nhanh chóng khoanh vùng, dập dịch thành công tại Hà Nội. Còn mỗi người dân nơi đây đều lấy đó là bài học để tự răn đe mình, tự có trách nhiệm với việc khai báo không để hậu quả nghiêm trọng xảy ra.

Rút kinh nghiệm từ mùa dịch năm trước, năm nay, Hà Nội triển khai quyết liệt việc khai báo y tế. Chị Minh là người có sức khỏe yếu, thường xuyên phải qua lại bệnh viện khám bệnh. Có lúc để khám được dạ dày, chị phải chờ rất lâu ở khu vực khai báo y tế phía bên ngoài bệnh viện.

“Không vì thế mà mình sốt ruột. Có những hôm bị ho và chắc chắn mình không tiếp xúc với người bị bệnh, nếu không khai báo thì được vào khám dạ dày ngay nhưng mình vẫn trung thực khai báo y tế. Sau đó, mình phải qua phòng khám hô hấp rồi mới được vào khám bệnh chính. Dù mất thêm thời gian nhưng mình vẫn nghiêm túc chấp hành. Mình nghĩ, mọi người đều nên thế, đừng để “cái sảy nảy cái ung” như nhiều trường hợp khai báo không trung thực khác”, chị Minh chia sẻ.

(Còn nữa)

Thay đổi tư duy, tầm nhìn, đưa Hà Nội thành trung tâm văn hóa lớn của cả nước Thay đổi tư duy, tầm nhìn, đưa Hà Nội thành trung tâm văn hóa lớn của cả nước
Phát triển công nghiệp văn hóa, thực hiện cam kết “thành phố sáng tạo” Phát triển công nghiệp văn hóa, thực hiện cam kết “thành phố sáng tạo”
Điều động đồng chí Trần Thế Cương làm tân Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Điều động đồng chí Trần Thế Cương làm tân Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao

Đọc thêm

Philip Quast và các nghệ sĩ trân trọng tà áo dài Việt Nam Thời trang - Làm đẹp

Philip Quast và các nghệ sĩ trân trọng tà áo dài Việt Nam

TTTĐ - Tuần lễ Nghệ thuật Quốc tế - International Art Week 2024 do The YOUniverse tổ chức tại Hà Nội đã diễn ra nhiều hoạt động đặc sắc. Tà áo dài - biểu tượng của văn hóa Việt Nam trở thành điểm nhấn đáng chú ý khi được các nghệ sĩ nổi tiếng hàng đầu nước Úc như huyền thoại nhạc kịch Philip Quast, Nicholas Gentile và Anne - Maree McDonald trân trọng mặc lúc biểu diễn, giao lưu.
Khẳng định vẻ tự tin và hiện đại của phái đẹp Thời trang - Làm đẹp

Khẳng định vẻ tự tin và hiện đại của phái đẹp

TTTĐ - Từ váy liền nữ tính đến set suit thanh lịch, áo sơ mi nhẹ nhàng đến chân váy midi dịu dàng, mỗi set đồ đều là lời khẳng định vẻ đẹp tự tin và hiện đại của phái đẹp.
Huỳnh Thị Thanh Thủy sẽ giữ gìn danh giá của Hoa hậu Thời trang - Làm đẹp

Huỳnh Thị Thanh Thủy sẽ giữ gìn danh giá của Hoa hậu

TTTĐ - Tân Hoa hậu Huỳnh Thị Thanh Thủy Quốc tế 2024 khẳng định sẽ giữ gìn sự danh giá của chiếc vương miện quý báu trong buổi giao lưu do báo Tiền Phong tổ chức chiều 19/11.
UNIQLO ra mắt 2 bộ sưu tập độc quyền tôn vinh văn hóa Việt Thời trang - Làm đẹp

UNIQLO ra mắt 2 bộ sưu tập độc quyền tôn vinh văn hóa Việt

TTTĐ - UNIQLO vừa công bố khởi động Chương trình kỷ niệm cột mốc 5 năm tại Việt Nam, bắt đầu từ ngày 29/11 đến ngày 5/12/2024. Với thông điệp “Cảm ơn Việt Nam - Luôn vẹn tin yêu”, chương trình bao gồm loạt hoạt động thay lời tri ân gửi đến khách hàng, cùng quà tặng hấp dẫn diễn ra trên khắp hệ thống cửa hàng bán lẻ và cửa hàng trực tuyến của UNIQLO.
Lòng biết ơn - ngọn nguồn của nhân cách vẹn toàn Văn học

Lòng biết ơn - ngọn nguồn của nhân cách vẹn toàn

TTTĐ - Bài thơ "Lòng biết ơn cho nhân cách vẹn toàn" của nhà thơ Hoàng Hạnh là bản giao hòa đầy xúc cảm giữa tình yêu Tổ quốc, lòng tri ân người chiến sĩ và khát vọng gìn giữ giá trị nhân văn sâu sắc. Qua từng dòng thơ, tác giả không chỉ khắc họa hình ảnh người lính Trường Sa mà còn khơi dậy lòng biết ơn - một phẩm chất ngọn nguồn cho nhân cách toàn vẹn.
Thanh Hằng khoe nhan sắc rực rỡ với đầm đính 1.000 bông hoa Thời trang - Làm đẹp

Thanh Hằng khoe nhan sắc rực rỡ với đầm đính 1.000 bông hoa

TTTĐ - Diện chiếc đầm dạ hội đính 1.000 bông hoa lụa, nặng khoảng 20kg trong show “Timeless”, Thanh Hằng khoe nhan sắc rực rỡ và chứng tỏ bản lĩnh vượt trội, sải những bước đầy cuốn hút sau nhiều năm nổi tiếng trong làng thời trang.
Hùng tráng bài ca “Cùng nhau giữ nước” Văn hóa

Hùng tráng bài ca “Cùng nhau giữ nước”

TTTĐ - Tối nay (18/11), tại Hoàng thành Thăng Long, chương trình chính luận nghệ thuật "Cùng nhau giữ nước" đã diễn ra với quy mô hoành tráng. Những tiết mục nghệ thuật đặc sắc với sân khấu hoành tráng, sử dụng công nghệ 3D mapping đã kể thành công câu chuyện “dựng nước” và “giữ nước” của dân tộc Việt Nam.
Tối nay, diễn ra chương trình chính luận nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước” Văn hóa

Tối nay, diễn ra chương trình chính luận nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”

TTTĐ - Tối nay (18/11), tại Hoàng thành Thăng Long sẽ diễn ra chương trình truyền hình trực tiếp chính luận nghệ thuật với tên gọi "Cùng nhau giữ nước".
Lan tỏa sâu rộng tinh thần sáng tạo trong cộng đồng Văn hóa

Lan tỏa sâu rộng tinh thần sáng tạo trong cộng đồng

TTTĐ - Tối 17/11, Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 đã chính thức bế mạc. Sau 9 ngày liên tục đón tiếp gần 30 vạn Nhân dân và du khách tới thưởng lãm và tham gia tích cực, Lễ hội đã chứng tỏ sức hấp dẫn và lan tỏa tinh thần sáng tạo.
Mùa lễ hội và dấu ấn sáng tạo xuyên biên giới Nghệ thuật

Mùa lễ hội và dấu ấn sáng tạo xuyên biên giới

TTTĐ - Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 không chỉ là một sự kiện văn hóa đơn thuần mà còn thúc đẩy hợp tác phát triển công nghiệp văn hóa với các quốc gia trên thế giới. Việc đầu tư vào sáng tạo xuyên biên giới thông qua Lễ hội này không chỉ mang lại lợi ích về kinh tế, mà còn góp phần đưa Hà Nội trở thành một trung tâm sáng tạo của khu vực và quốc tế.
Xem thêm