Phát triển công nghiệp văn hóa, thực hiện cam kết “thành phố sáng tạo”
Các đồng chí Thường trực Thành ủy Hà Nội chủ trì hội nghị. |
Chủ trì buổi làm việc còn có các đồng chí: Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến; Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Chu Ngọc Anh; Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn; Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong.
Tham dự buổi làm việc có Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trịnh Thị Thủy; Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Bùi Huyền Mai; Phó Chủ tịch UBND thành phố Chử Xuân Dũng; lãnh đạo các sở, ban, ngành, các đảng ủy khối trực thuộc Thành ủy và cán bộ chủ chốt ngành Văn hóa và Thể thao Hà Nội.
Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội Trần Thế Cương trình bày báo cáo tại hội nghị. |
Phát triển công nghiệp văn hóa, thực hiện cam kết “thành phố sáng tạo”
Báo cáo tại buổi làm việc, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội Trần Thế Cương cho biết, năm 2020 và 2 tháng đầu năm 2021, Sở đã bám sát sự chỉ đạo của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Thành ủy, HĐND, UBND thành phố, Đảng ủy Khối các cơ quan thành phố Hà Nội để xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện các chương trình công tác có trọng tâm, trọng điểm. Trong đó, Sở đã tham mưu, báo cáo UBND thành phố về việc sửa đổi Quy chế quản lý bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn thành phố phù hợp với tình hình thực tế; rà soát, hoàn thiện đề án sắp xếp lại các đơn vị nghệ thuật theo hướng tinh gọn hiệu quả; đã tham gia thực hiện tu bổ, tôn tạo 179 di tích với tổng kinh phí hơn 1.546 tỷ đồng, trong đó có gần 468 tỷ đồng kinh phí xã hội hóa.
Các chỉ số về phong trào thể dục, thể thao quần chúng năm 2020 trên địa bàn thành phố đều hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch đề ra; tỷ lệ dân số tập luyện thể thao thường xuyên đạt 42%, số gia đình thể thao đạt 30%. Thể thao Hà Nội mặc dù bị thay đổi, dừng nhiều kế hoạch tập huấn trong nước, quốc tế do dịch Covid-19, nhưng vẫn duy trì vị trí dẫn đầu toàn quốc, đạt 2.134 huy chương trong nước và 19 huy chương quốc tế.
Tuy nhiên, lĩnh vực văn hóa của Hà Nội vẫn chưa tương xứng, chưa đáp ứng được hết mong mỏi: “Hà Nội là trung tâm văn hóa lớn của cả nước”.
Thời gian tới, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội xác định 5 nhóm nhiệm vụ trọng tâm tập trung thực hiện. Đáng chú ý, Sở sẽ hoàn thiện dự án trưng bày Bảo tàng Hà Nội; xây dựng cơ sở dữ liệu văn hóa Thăng Long - Hà Nội trên nền tảng công nghệ 4.0; tham mưu Thành ủy xây dựng và tổ chức thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy; tham mưu UBND thành phố các chương trình, kế hoạch thực hiện cam kết với Tổ chức Giáo dục, khoa học và văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO), của thành phố Hà Nội khi tham gia mạng lưới các thành phố sáng tạo; triển khai chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Thủ đô. Ngành Văn hóa và Thể thao Hà Nội cũng đặt mục tiêu hoàn thành công tác chuẩn bị cơ sở vật chất, tổ chức thi đấu tại SEA Games 31 và ASEAN Para Games 11; phấn đấu đóng góp 30% lực lượng và 30% huy chương cho thể thao Việt Nam tại Đại hội.
Tiếp tục cập nhật...