Tag
TP Hồ Chí Minh: Hàng giả, hàng nhái “bủa vây” người tiêu dùng

Bài 2: Cẩn trọng với mỹ phẩm giá rẻ tại các chợ truyền thống

Bảo vệ người tiêu dùng 18/01/2025 09:00
aa
TTTĐ - Trên thị trường hiện có rất nhiều loại mỹ phẩm với các thương hiệu khác nhau. Tuy nhiên, tình trạng buôn bán hàng mỹ phẩm nhập lậu, giả mạo, kém chất lượng đang ngày càng diễn biến phức tạp, đặc biệt tại các chợ truyền thống và trên các sàn thương mại điện tử, qua đó tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro về sức khỏe cho người tiêu dùng.
Bài 1: Hàng giả, hàng nhái, cơn sốt giá rẻ “đốt cháy” thương hiệu

Công khai bán hàng “fake”

Theo ghi nhận của phóng viên, tình trạng mỹ phẩm giả các nhãn hiệu nổi tiếng trên thế giới đang được bày bán công khai tại một số khu chợ truyền thống như: Hạnh Thông Tây, Kim Biên, An Đông… với giá rẻ hơn cả chục lần so với hàng chính hãng.

Rất nhiều sản phẩm mỹ phẩm được bày bán tại chợ Hạnh Thông Tây không rõ nguồn gốc, xuất xứ
Rất nhiều sản phẩm mỹ phẩm được bày bán tại chợ Hạnh Thông Tây không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Ghé một sạp hàng tại chợ Hạnh Thông Tây nằm trên đường Quang Trung, quận Gò Vấp, phóng viên được một nữ nhân viên chào mời vào mua. Sạp hàng này bán đủ các loại nước hoa nhãn hiệu Gucci, Chanel, Carolina Herrera… với giá chỉ từ 40.000 - 180.000 đồng/sản phẩm. Trong khi các loại nước hoa này được bán tại các cửa hàng phân phối hàng chính hãng đều có giá hàng triệu đồng.

Đơn cử, giá của một lọ nước hoa nữ thương hiệu Carolina Herrera Good Girl Eau de Parfum (loại 55ml), tại đây đang bán với giá 180.000 đồng, trong khi thị trường đang có giá dao động từ 1,7 - 3,6 triệu đồng tùy thể tích.

Tương tự, một sản phẩm nước hoa khác nhãn hiệu Gucci loại nhỏ trên thị trường đang có giá hơn 1,5 triệu đồng nhưng ở đây chỉ chào giá 180.000 đồng và sẵn sàng giảm giá chỉ còn 160.000 đồng/sản phẩm.

Nhân viên ở đây cũng thừa nhận các sản phẩm nước hoa ở đây đều là hàng “fake” nhưng lưu hương rất lâu, tỉ lệ gần như 1:1 với hàng chính hãng.

Khi phóng viên ngõ ý muốn mua số lượng lớn mỹ phẩm để về bán lại kiếm lời thì người này nói sẽ giảm giá và lấy giá sỉ. Ngay sau đó, người này đi vào trong gọi chủ cửa hàng ra để trao đổi.

“Em lấy loại nào, body mist à? Loại này chị đang bán 70, 80 (tức 70.000 - 80.000 đồng/sản phẩm), nếu em lấy chỉ để giá sỉ 40 (40.000 đồng). Còn dòng này cũng là body mist luôn nhưng là hương Dubai, chị bán cho người ta 90 (90.000 đồng), em lấy chị để 60 (60.000 đồng). Hương thơm rất lâu, dễ bán.

Nói là hàng fake, nhưng thực chất là hàng nước hoa chiết. Ví dụ, 100ml nước hoa xịn, nó lấy 50% nước hoa xịn, pha thêm cồn và mùi hương vào nên cái mùi và hương vẫn là nước hoa xịn. Nó pha hương liệu, cồn nhưng mà vẫn là hàng loại tốt… Nếu em nhập số lượng lớn chị sẽ bớt”, người phụ nữ tên H, xưng là chủ cửa hàng nói.

Còn về son môi, người này cho biết, sẽ tùy loại, giá dao động từ 25.000 - 125.000 đồng/sản phẩm. Chẳng hạn như hàng Black rouge giá là 125.000 đồng/sản phẩm, BBIA là 110.000 đồng; loại 20.000 - 25.000 đồng là hàng Trung Quốc nhưng “Chất son y như hàng son xịn, nó là nội địa Trung Quốc chứ không phải hàng nhái”, chủ cửa hàng khẳng định.

Chủ cửa hàng mỹ phẩm tại chợ Hạnh Thông Tây (quận Gò Vấp) thừa nhận nhiều sản phẩm nước hoa đang bày bán tại cơ sở là hàng “fake”
Chủ cửa hàng mỹ phẩm tại chợ Hạnh Thông Tây (quận Gò Vấp) thừa nhận nhiều sản phẩm nước hoa đang bày bán tại cơ sở là hàng “fake”

Di chuyển đến một cửa hàng khác (cùng khu chợ Hạnh Thông Tây), nhân viên của tiệm này cũng thừa nhận nhiều sản phẩm nước hoa đang bày bán ở đây là hàng “fake” nhưng có mùi thơm và lưu hương không khác gì hàng chính hãng.

Tương tự, tại chợ Kim Biên, chợ An Đông (Quận 5) cũng có nhiều sạp hàng bán mỹ phẩm với đủ chủng loại, mẫu mã. Tuy nhiên, điều dễ nhận thấy ở đây là giá cả rẻ hơn rất nhiều lần so với hàng chính hãng được bán tại các trung tâm thương mại hay siêu thị.

Điển hình như giá của một thỏi son 3CE chính hãng dao động từ 300.000 - 500.000 đồng tùy loại; kem chống nắng Vichy có giá niêm yết 1 triệu đồng, thế nhưng tại một số khu chợ truyền thống, giá một thỏi son nhãn hiệu 3CE chỉ 85.000 đồng, kem dưỡng ẩm chỉ có giá 150.000 đồng.

Ngoài ra, theo quan sát của phóng viên, rất nhiều sản phẩm hàng hóa được bày bán tại đây có dấu hiệu mập mờ về nguồn gốc xuất xứ, không có tem nhãn phụ tiếng Việt đối với hàng hóa nhập khẩu.

Thận trọng với mỹ phẩm giá rẻ

Có mặt tại chợ An Đông, bạn Kim Hồng (trú Quận 5), cho biết: "Em thường xuyên sử dụng mỹ phẩm mỗi khi ra ngoài, nhưng do là sinh viên nên em ưu tiên lựa chọn những sản phẩm phù hợp với túi tiền. Sở dĩ em tìm mua mỹ phẩm (nước hoa) ở đây vì tiện đường, giá cả lại phải chăng".

Tuy nhiên, Kim Hồng thừa nhận chỉ mua nước hoa, còn những sản phẩm khác như kem trị mụn, sữa rửa mặt… sẽ không mua vì lo ngại sản phẩm không đảm bảo chất lượng, rất dễ gây kích ứng da.

“Bạn em từng mua kem trị mụn ở chợ về dùng và bị dị ứng da phải điều trị nhiều tháng mới khỏi. Sau lần đó em không dám mua mỹ phẩm kem hàng chợ nữa”, Kim Hồng nói.

Đã có rất nhiều trường hợp khi sử dụng những loại mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ đã để lại nhiều tác hại trên da (ảnh minh họa)
Đã có rất nhiều trường hợp khi sử dụng những loại mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ đã để lại nhiều tác hại trên da (Ảnh minh họa)

Việc sử dụng mỹ phẩm có nguồn gốc xuất xứ không rõ ràng thường là mỹ phẩm giá rẻ và không được các cơ quan chức năng kiểm nghiệm. Tác hại ảnh hưởng tới sức khỏe của nó thường tỷ lệ thuận với thời gian và mức độ sử dụng mỹ phẩm của mỗi người. Sử dụng càng lâu dài, càng nhiều chủng loại mỹ phẩm thì mức độ nguy cơ ảnh hưởng tới sức khoẻ càng cao.

Đã có rất nhiều trường hợp khi sử dụng những loại mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ để lại nhiều tác hại trên da. Có trường hợp bị phản ứng tức thì ngay sau khi dùng như mẩn đỏ, nổi ban, dị ứng trực tiếp trên da. Nhưng cũng có những trường hợp, sau khi dùng sản phẩm được một thời gian mới có biểu hiện.

Một nguy cơ nữa đó là sau khi sử dụng trong thời gian dài, da mặt bị mỏng hơn dẫn đến nguy cơ gây ung thư da. Đặc biệt, khi dùng những sản phẩm có quá nhiều chì hay những kim loại nặng có thể làm cho da bị sạm hơn.

Các chuyên gia da liễu khuyến cáo, khi chọn mua mỹ phẩm, khách hàng cần phải chọn mua sản phẩm tại những nơi uy tín, có nguồn gốc xuất xứ, tem mác rõ ràng. Đồng thời, phải lựa chọn loại mỹ phẩm phù hợp với loại da của mình.

Để chắc chắn khi sử dụng không bị kích ứng hoặc gặp tác dụng phụ thì nên đến chuyên khoa da liễu - thẩm mỹ để được thăm khám và tư vấn từ những người có chuyên môn.

Khi sử dụng mỹ phẩm, nếu có những dấu hiệu bất thường như mẩn đỏ, da châm chích, sưng đỏ... cần ngưng sử dụng sản phẩm đó ngay và đến các cơ sở y tế có chuyên khoa da liễu gần nhất để thăm khám.

Tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường

Cứ vào dịp cận Tết, nhu cầu mua sắm, tiêu dùng của người dân và hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp tăng cao. Đây cũng là thời điểm dự báo tình hình buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá, gian lận thương mại, hàng giả, hàng nhái có chiều hướng gia tăng, diễn biến phức tạp.

Các đầu nậu có nhiều phương thức, thủ đoạn mới tinh vi, khó phát hiện trên tất cả các tuyến, lĩnh vực, nhất là tuyến biên giới đất liền, vùng biển, cảng biển, cảng hàng không để buôn lậu, vận chuyển hàng hoá trái phép nhằm kiếm lời bất chính.

Trước tình hình đó, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban Chỉ đạo 389) đã ký Văn bản số 133/KH-BCĐ389 ban hành Kế hoạch cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán 2025.

Lực lượng quản lý thị trường đẩy mạnh công tác kiểm tra hàng hóa dịp Tết
Lực lượng quản lý thị trường sẽ đẩy mạnh công tác kiểm tra hàng hóa dịp Tết

Phó Thủ tướng thường trực yêu cầu Ban Chỉ đạo 389, các Bộ, ngành, địa phương chủ động, kịp thời kiểm soát tình hình buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả; thường xuyên trao đổi, chia sẻ thông tin, phối hợp kiểm tra, kiểm soát, phát hiện, đấu tranh, bắt giữ, xử lý các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả nhằm ngăn chặn, đẩy lùi các hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, cửa khẩu, vùng biển, cảng biển, cảng hàng không; xử lý nghiêm các hành vi gian lận thương mại, trốn thuế, mua bán trực tuyến hàng nhập lậu, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ...

Đồng thời, các cơ quan, đơn vị tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường dịp cuối năm và Tết Nguyên đán, trong đó tập trung vào các chợ đầu mối, trung tâm thương mại, đại lý, sàn thương mại điện tử (đặc biệt là sàn giao dịch giá rẻ xuyên biên giới), các trang mạng xã hội (Facebook, Zalo, Tiktok...) mua, bán trực tuyến; kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi lợi dụng hoạt động kinh doanh để mua bán, vận chuyển hàng cấm, hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ...

Tại TP Hồ Chí Minh, thời gian qua, cơ quan chức năng đã tiến hành kiểm tra và xử lý nhiều cá nhân, đơn vị kinh doanh hàng hóa không tuân thủ quy định pháp luật song tình hình hàng hóa nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ, vi phạm quyền sở hữu trí tuệ... vẫn còn diễn biến phức tạp, đặc biệt là các loại hàng hóa mỹ phẩm giả, nhái, kém chất lượng vẫn đang được bày bán công khai ở các khu chợ truyền thống, có nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe của người tiêu dùng.

(Còn nữa)

Trọng Vũ

Đọc thêm

Thu giữ 11 tấn thực phẩm "bẩn" tuồn vào thị trường An toàn thực phẩm

Thu giữ 11 tấn thực phẩm "bẩn" tuồn vào thị trường

TTTĐ - Cơ quan chức năng tỉnh Bình Dương vừa phát hiện và thu giữ hơn 11 tấn thực phẩm hết hạn sử dụng, được tuồn vào các nhà hàng và công ty chế biến suất ăn công nghiệp để tiêu thụ.
Đà Nẵng: Xử phạt hai cơ sở bán hàng hiệu giả, buộc tiêu hủy Bảo vệ người tiêu dùng

Đà Nẵng: Xử phạt hai cơ sở bán hàng hiệu giả, buộc tiêu hủy

TTTĐ - Phó Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng Trần Chí Cường vừa ký 2 quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với một doanh nghiệp và một hộ kinh doanh bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu.
TP Hồ Chí Minh đẩy mạnh "dẹp loạn" hàng giả Bảo vệ người tiêu dùng

TP Hồ Chí Minh đẩy mạnh "dẹp loạn" hàng giả

TTTĐ - UBND TP Hồ Chí Minh vừa có văn bản gửi Sở Công Thương yêu cầu tiếp tục đẩy mạnh cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Thanh Hóa: Phát hiện đối tượng trú tại huyện Nga Sơn kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ Bảo vệ người tiêu dùng

Thanh Hóa: Phát hiện đối tượng trú tại huyện Nga Sơn kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ

TTTĐ - Cơ quan chức năng tỉnh Thanh Hóa vừa phát hiện đối tượng trú tại huyện Nga Sơn kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Kỳ 3: Xử lý nghiêm, không có "vùng cấm", không có "ngoại lệ" Bảo vệ người tiêu dùng

Kỳ 3: Xử lý nghiêm, không có "vùng cấm", không có "ngoại lệ"

TTTĐ - Qua các vụ sản xuất sữa giả, thực phẩm chức năng (TPCN) và thuốc giả với số lượng lớn liên tiếp bị phát hiện, cơ quan chức năng cũng nhận thấy lỗ hổng từ cơ chế "tự công bố" khiến hàng giả ngang nhiên xuất hiện trên thị trường.
Kỳ 2: Sản phẩm giả, nguy hại thật Bảo vệ người tiêu dùng

Kỳ 2: Sản phẩm giả, nguy hại thật

TTTĐ - Các loại sữa, thuốc tân dược, thực phẩm chức năng giả được tung ra thị trường, nhắm thẳng vào nhóm bệnh nhân đang điều trị, người cao tuổi nhiều bệnh nền, trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai... Bởi vậy, hàng giả nhưng chúng ảnh hưởng, nguy hại thật đến sức khỏe của cộng đồng.
Kỳ 1: Rúng động với hàng trăm tấn thuốc, thực phẩm chức năng, sữa giả Bảo vệ người tiêu dùng

Kỳ 1: Rúng động với hàng trăm tấn thuốc, thực phẩm chức năng, sữa giả

TTTĐ - Trong một tháng vừa qua, lực lượng chức năng đã liên tiếp triệt phá nhiều đường dây sản xuất sữa, thuốc và thực phẩm chức năng giả quy mô lớn. Hàng trăm tấn thuốc tân dược, thực phẩm chức năng, sữa bị làm giả với nhiều thủ đoạn tinh vi len lỏi vào thị trường khiến người tiêu dùng càng thêm bất an.
Kỳ 3: Bài học đắt giá và hồi chuông cảnh tỉnh Bảo vệ người tiêu dùng

Kỳ 3: Bài học đắt giá và hồi chuông cảnh tỉnh

Vụ án Ame Global với hàng nghìn nạn nhân và số tiền giao dịch lên đến hàng nghìn tỷ đồng không chỉ là một vụ án hình sự thông thường, mà còn là một hồi chuông cảnh tỉnh, một bài học đắt giá cho cả cộng đồng và các cơ quan quản lý về những rủi ro tiềm ẩn trong các mô hình kinh doanh đa cấp biến tướng.
Kỳ 2: Từ những dấu hiệu bất thường đến cuộc “cất vó” xuyên biên giới Bảo vệ người tiêu dùng

Kỳ 2: Từ những dấu hiệu bất thường đến cuộc “cất vó” xuyên biên giới

Từ những manh mối ban đầu và những dấu hiệu bất thường trong hoạt động kinh doanh, lực lượng công an, trong đó chủ công là lực lượng Công an tỉnh Lạng Sơn và Cục an ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Bộ Công an đã nhiều tháng thu thập chứng cứ và "cất vó" thành công vụ án kinh doanh đa cấp xuyên biên giới, bắt giữ nhiều đối tượng vi phạm. Trong quá trình điều tra, lực lượng công an phải đối mặt với nhiều khó khăn trong việc đấu tranh với một đường dây có yếu tố nước ngoài nhưng các cán bộ, chiến sĩ (CBCS) đã không ngừng nỗ lực, phối hợp chặt chẽ thực hiện tốt nhiệm vụ.
Đột kích Saigon Square, thu giữ hàng nghìn sản phẩm nghi giả mạo Bảo vệ người tiêu dùng

Đột kích Saigon Square, thu giữ hàng nghìn sản phẩm nghi giả mạo

TTTĐ - Lực lượng Quản lý thị trường đồng loạt kiểm tra Saigon Square (Quận 1), phát hiện hàng nghìn sản phẩm nghi giả mạo thương hiệu nổi tiếng.
Xem thêm