Tag
Trường Sa trong trái tim tôi

Bài 2: Chuyện trên Tàu 571

Phóng sự 10/01/2025 21:40
aa
TTTĐ - Một trong những thử thách lớn mà chúng tôi phải đối mặt trong chuyến hải trình ra Trường Sa là việc mất sóng điện thoại trong suốt chuyến đi và những bữa cơm vừa ăn vừa giữ bát, đĩa…
Bài 1: Chúng tôi đến đây - Trường Sa

Hành trình thấu hiểu, kết nối

Ngay khi tàu rời khỏi vịnh, sóng điện thoại bắt đầu yếu dần và cuối cùng biến mất hoàn toàn. Cảm giác mất liên lạc với đất liền khiến nhiều người trong đoàn cảm thấy lo lắng, bất an. Đối với những người lần đầu tiên trải nghiệm, việc không thể gọi điện về cho gia đình là một thử thách không nhỏ.

Trong suốt những ngày lênh đênh trên biển, chúng tôi phải làm quen với việc không có sóng điện thoại. Mỗi khi tàu tiến gần đến một hòn đảo, những vạch sóng điện thoại mới dần dần ló rạng trở lại và mọi người tranh thủ gọi điện về cho gia đình, bạn bè. Những cuộc gọi ngắn ngủi nhưng đầy ý nghĩa, giúp chúng tôi cảm nhận được sự gần gũi, ấm áp từ đất liền.

Tàu 571
Tàu 571 đưa đoàn công tác ra quần đảo Trường Sa

Mặc dù mất sóng điện thoại là một khó khăn nhưng cũng mang lại cho mỗi người những trải nghiệm quý báu. Chúng tôi có nhiều thời gian hơn để trò chuyện, chia sẻ, gắn kết với nhau. Những câu chuyện về cuộc sống, công việc, gia đình được kể lại, tạo nên một không khí ấm cúng, đoàn kết trên tàu.

Giữa biển khơi mênh mông, khi tàu rời xa đất liền, những cột sóng điện thoại dần biến mất, để lại những khoảng trống kết nối. Đây là lúc mà mỗi người trên tàu phải tìm kiếm những cách thức khác để duy trì liên lạc, kết nối với nhau. Ai muốn gặp ai sẽ phải tìm đến tận phòng gõ cửa.

Lần đầu trải nghiệm việc mất sóng điện thoại và 4G hơn nửa tháng, phóng viên Nguyễn Thị Hương Ly (công tác tại Báo Đắk Nông) chia sẻ: “Khi mất sóng điện thoại, các thành viên không thể thực hiện các cuộc gọi hay nhắn tin như bình thường. Điều này đôi khi gây ra cảm giác bất an, đặc biệt là đối với những người lần đầu tiên trải nghiệm hành trình ra đảo xa như tôi. Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội để chúng tôi gắn kết với nhau hơn. Những cuộc trò chuyện trực tiếp, những câu chuyện chia sẻ về cuộc sống, công việc và những kỷ niệm đáng nhớ trở nên quý giá hơn bao giờ hết”.

Thiếu tá Lê Văn Lâm - Thuyền trưởng Tàu 571
Thiếu tá Lê Văn Lâm - Thuyền trưởng Tàu 571

Còn đối với tôi, chuyến hải trình ra Trường Sa không chỉ là một hành trình của con tàu lướt sóng ra khơi, của những bước chân đi, mà còn là một hành trình của cảm xúc, tinh thần. Mất sóng điện thoại là một phần thử thách nhưng cũng là cơ hội để chúng tôi hiểu rõ hơn về sự hi sinh và cống hiến của những người đang ngày đêm bảo vệ chủ quyền biển đảo Tổ quốc.

Hành trình này vừa là một chuyến đi khám phá vừa là cơ hội để mỗi chúng tôi trải nghiệm sự khác biệt, học cách thích nghi và tìm thấy niềm vui trong những điều giản dị. Việc mất sóng điện thoại và 4G trên chuyến tàu 571 còn là một phần của hành trình đáng nhớ, giúp mọi người gắn kết, hiểu, yêu thương nhau nhiều hơn.

phóng viên Nguyễn Thị Hương Ly (công tác tại Báo Đắk Nông)
Phóng viên Nguyễn Thị Hương Ly (công tác tại Báo Đắk Nông)

Những bữa cơm… lắc lư cùng sóng

Ngay khi Tàu 571 ra khỏi vịnh, khó khăn đầu tiên của các thành viên trong đoàn là sóng to, gió lớn. Tàu rung lắc mạnh trước tác động của khí hậu khắc nghiệt, còn các thành viên trong đoàn ai cũng choáng váng, mệt mỏi.

Nghe theo kinh nghiệm của những người đi trước và trải nghiệm của bản thân, chúng tôi nằm xuống, không đi lại nhiều trên tàu. Anh Dương Văn Đắc, Chính trị viên phó Hải đội 411, Lữ đoàn 955 - Vùng 4 Hải quân dí dỏm nói với chúng tôi: “Ở trên tàu, ăn nằm hoặc nằm ăn là chủ yếu”. Dù say sóng nhưng ai nấy đều cười và nhận ra, nằm im là một trong những biện pháp hữu hiệu để chống lại say sóng.

Bữa cơm trên Tàu 571
Một bữa cơm trên Tàu 571

Những ngày trên tàu, chúng tôi đã nhận được sự quan tâm, chăm sóc ân cần của anh Đắc, anh Viễn (Hải đội phó Hải đội 411), anh Lâm (Thuyền trưởng Tàu 571), anh Quyết (Tổ hậu cần Lữ đoàn 146) cũng như các anh, em cán bộ, chiến sĩ của Lữ đoàn 146, Vùng 4 Hải quân và đoàn công tác. Trong sâu thẳm những cuộc trò chuyện vui nhộn, hài hước, tôi vẫn cảm nhận được trách nhiệm lớn lao và tình yêu quê hương, đất nước luôn nồng nàn trong trái tim những nguời lính nơi đây.

Đi biển mùa cuối năm toàn gặp những con sóng bạc đầu. Vậy nên ai cũng bảo phụ nữ đi biển được thời điểm này thì không còn sợ bất cứ hải trình nào. Nghe nói vậy những phóng viên nữ trong đoàn chúng tôi lại cảm thấy tự hào và nỗ lực hơn để “nhất định không say sóng”.

Những bữa ăn trên tàu Hải quân, đặc biệt là trong điều kiện biển động, thực sự là một trải nghiệm không bao giờ quên. Trên tàu 571, các "anh nuôi" (những người phụ trách nấu ăn) luôn đảm bảo các bữa ăn ngon miệng, bổ dưỡng và bày trí hấp dẫn, dù tàu có lắc lư liên tục.

Tổ hậu cần
Tổ hậu cần luôn dậy sớm để chuẩn bị bữa ăn cho các thành viên trong đoàn công tác

Các chiến sĩ phải bắt đầu công việc từ rất sớm, khoảng 2-3 giờ sáng, để chuẩn bị bữa sáng cho mọi người vào lúc 5h30. Sau đó, họ tiếp tục chuẩn bị bữa trưa và bữa tối, đảm bảo mọi bữa ăn đều đúng giờ và đầy đủ dinh dưỡng. Trong những ngày biển động, việc nấu ăn trở nên khó khăn hơn nhiều. Các chiến sĩ phải giữ chặt tấm thớt, nồi, chảo để không bị sóng đánh rơi.

Dù điều kiện khó khăn, các món ăn vẫn được chế biến hợp khẩu vị và đảm bảo vệ sinh. Những món ăn như cháo hành, cháo gà, phở bò, thường được nấu để giúp những người bị say sóng cảm thấy dễ chịu hơn.

Rồi sau những bữa ăn thịnh soạn lên mâm, chúng tôi nghe khẩu lệnh về nhà bếp dùng bữa. Những bước chân chệch choạc theo nhịp sóng nhưng vẫn hồ hởi tiến thẳng về phía phòng ăn tập trung. Vừa ăn vừa giữ bát đũa cho đỡ rơi, nhiều người mệt vì say sóng nhưng vẫn cố gắng “điểm danh” để giữ tinh thân, bản lĩnh vững vàng trước trùng khơi và thêm khâm phục các chiến sĩ Hải quân.

Tàu
Tàu 571 giữa muôn trùng biển Đông

(Còn nữa)

Đọc thêm

Bài 2: Lớp học đặc biệt giữa trùng khơi sóng gió Phóng sự

Bài 2: Lớp học đặc biệt giữa trùng khơi sóng gió

TTTĐ - Đặt chân lên xã Song Tử Tây, Sinh Tồn, huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hoà, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng trước những điều đặc biệt nơi đây. Giữa biển khơi mênh mông là quần đảo có những lớp học và người thầy đang ngày đêm ươm mầm xanh tương lai cho đất nước.
Những “cột mốc sống” ở Trường Sa Phóng sự

Những “cột mốc sống” ở Trường Sa

TTTĐ - Đến với huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hoà, chúng tôi cảm nhận thấy không chỉ có con người ở đây mà mỗi tấc đất, sải biển, công trình trên đảo cũng chính là những “cột mốc sống” khẳng định chủ quyền của Tổ quốc nơi tiền tiêu. Tất cả sự hiện diện nơi đầu sóng ngọn gió này đều giữ trọng trách lớn lao, giữ cho đảo vững, bờ yên.
Những người lính quân hàm xanh vững vàng nơi biên cương Phóng sự

Những người lính quân hàm xanh vững vàng nơi biên cương

TTTĐ - Nơi “cổng trời” biên giới, tiếng chim kêu ríu rít, những chồi non bắt đầu nảy lộc, báo hiệu một mùa Xuân nữa lại về, nhưng với cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Đăk Blô, xã Đăk Blô, huyện Đăk Glei (tỉnh Kon Tum) đây là thời điểm phải căng mình, vững vàng tay súng để bảo vệ từng tấc đất biên cương.
Hương Tết "làng" chổi đót Phóng sự

Hương Tết "làng" chổi đót

TTTĐ - Nằm sâu trong con hẻm nhỏ quanh chợ Bình Tiên (Quận 6, TP Hồ Chí Minh), có những người dù đã vào độ tuổi xế chiều nhưng vẫn luôn miệt mài dệt lên từng bó chổi, mặc cho bụi bặm và sự mai một của thời gian. Mỗi dịp Tết đến, "làng" chổi đót nơi đây ngoài sự tất bật để kịp những đơn hàng, công việc này còn là cả những ký ức, nó mang theo giá trị truyền thống vượt thời gian.
Bài 4: Gửi niềm tin, yêu thương ở lại Phóng sự

Bài 4: Gửi niềm tin, yêu thương ở lại

TTTĐ - Trong những năm qua, thành phố Hà Nội đã không ngừng quan tâm, hỗ trợ, dành trọn niềm tin, tình yêu đối với Trường Sa. Một trong các hoạt động ý nghĩa đó là việc xây dựng và trao tặng các công trình nhà khách, nhà văn hóa, những món quà thiết thực, góp phần làm phong phú đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ, chiến sĩ và Nhân dân trên các đảo.
Bài 3: Vững vàng cánh sóng Ra đa Phóng sự

Bài 3: Vững vàng cánh sóng Ra đa

TTTĐ - Nhiệm vụ “vạch nhiễu tìm thù” luôn gắn liền với thử thách, hiểm nguy, bởi yêu cầu nhiệm vụ đặt ra ngày càng cao, trong khi khí hậu, thời tiết khắc nghiệt thế nhưng những “mắt thần” ngày đêm vẫn tỏ, vươn xa cánh sóng, khép kín trường Ra đa bảo vệ vững chắc biển trời nơi tiền tiêu Trường Sa.
Tô thắm lý tưởng cao đẹp của người chiến sĩ Thủ đô Phóng sự

Tô thắm lý tưởng cao đẹp của người chiến sĩ Thủ đô

TTTĐ - Trò chuyện với anh Nghĩa, anh Vang - những người con của mảnh đất Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến, tôi cảm nhận được lý tưởng cao đẹp, sẵn sàng phụng sự Tổ quốc trong tâm hồn những người lính này. Từ Trường Sa, các anh nhắn nhủ tới mọi người rằng, tuổi trẻ hãy sẵn sàng nhận những nhiệm vụ gian nan, vất vả nhất. Đó là hành trang, giá trị giúp chúng ta trưởng thành hơn và vững vàng trong cuộc sống.
Hà Nội nghĩa tình ở Trường Sa Phóng sự

Hà Nội nghĩa tình ở Trường Sa

TTTĐ - Hà Nội và Trường Sa - hai địa danh tưởng chừng như cách xa nhau hàng ngàn cây số nhưng lại gắn kết bởi tình yêu, trách nhiệm thiêng liêng và trọn vẹn nghĩa tình. Ở Trường Sa (tỉnh Khánh Hoà) có rất nhiều người con của Hà Nội đang làm nhiệm vụ; cùng với đó là những công trình ý nghĩa, món quà thiết thực mà chính quyền, Nhân dân Thủ đô gửi tặng nơi này. Câu chuyện cảm động của những người Hà thành trên quần đảo là minh chứng cho một Hà Nội nghĩa tình đối với Trường Sa yêu thương. Họ đã và đang góp phần quan trọng vào việc bảo vệ, xây dựng vùng biển đảo Việt Nam.
Tết sớm ở Trường Sa: Ấm áp tình quân dân giữa biển khơi Phóng sự

Tết sớm ở Trường Sa: Ấm áp tình quân dân giữa biển khơi

TTTĐ - Khi những chuyến tàu của Vùng 4 Hải quân chở các mặt hàng Tết cập bến, mùa xuân cũng như đến với quân và dân trên đảo Trường Sa. Giữa biển khơi nghìn trùng sóng vỗ, những chiến sĩ Trường Sa đón Tết cổ truyền của dân tộc trong không khí vui vẻ, ấm áp tình đồng đội, tình quân dân.
Bài 4: Bến bờ và nỗi nhớ ở trong nhau... Xã hội

Bài 4: Bến bờ và nỗi nhớ ở trong nhau...

TTTĐ - Ở bến tàu nơi Trường Sa, tôi hỏi về cảm xúc gặp gỡ chuyến tàu vừa tới, nước mắt chị Trần Thị Châu Úc, người dân trên đảo Song Tử Tây lăn dài không ngớt. Đôi mắt đẫm lệ, chị nói: “Mỗi lần có chuyến tàu từ đất liền ra đảo, tôi mong ngóng và nước mắt cứ trào ra”.
Xem thêm