Tag

Làng chài miền Tây giữa đại ngàn Tây Nguyên

Phóng sự 01/02/2025 13:00
aa
TTTĐ - 29 hộ dân làng chài miền Tây sống lênh đênh, trôi nổi như được “hồi sinh” giữa đại ngàn Tây Nguyên khi được Nhà nước cấp đất, hỗ trợ nơi ở ổn định trên đất liền.
Kon Tum: Hoa anh đào khoe sắc rực rỡ trên đỉnh Măng Đen Hơn 100 ấn phẩm đặc biệt tham dự Hội Báo Xuân Ất Tỵ 2025 Kon Tum: Gia đình rắn vàng gây “sốt” tại ngã ba Đông Dương
Làng chài miền Tây giữa đại ngàn Tây Nguyên
Làng chài miền Tây sống lênh đênh trên lòng hồ Sê San giữa đại ngàn Tây Nguyên (Ảnh: Trần Nghĩa)

Làng chài miền Tây giữa lòng hồ Sê San

Những ngày cuối năm, giữa cái nắng ráp hết da thịt, chúng tôi tìm đến huyện biên giới Ia H’Drai của tỉnh Kon Tum, nơi có 29 hộ dân làng chài sống lênh đênh trên lòng hồ Sê San. Đứng bên bến đò, đập vào mắt chúng tôi là một khung cảnh nên thơ với bao la sông nước, mây trời làm mê đắm lòng người.

Đón tiếp chúng tôi trên chiếc nhà bè với khuôn mặt rám nắng, khắc khổ, anh Nguyễn Văn Triều (48 tuổi) quê ở huyện Châu Thành, tỉnh An Giang hồ hởi, kể: “Khi lòng hồ thủy điện Sê San bắt đầu đóng lại, lúc đó cá tôm đổ về ngày một nhiều rồi quây quần nhau trên lòng hồ Sê San. Tôm cá ngày càng sinh sôi, phong phú nhưng không có ai đánh bắt.

Lúc bấy giờ, nghe tin lòng hồ Sê San nhiều tôm cá, anh Nguyễn Văn Triều cầm theo mấy tấm lưới cùng ít lộ phí “liều mình” tìm lên miền sơn cước trên cao nguyên biên giới. Sau khi lân la người dân địa phương, anh men theo lòng hồ Sê San - đoạn giáp ranh giữa tỉnh Kon Tum và tỉnh Gia Lai để khảo sát tình hình.

Đêm hôm đó, anh nhờ chiếc thuyền nhỏ của 2 người quê Bình Phước để ra thả lưới đánh cá. Khi tấm lưới được dỡ lên cũng là lúc niềm vui vỡ òa khi anh chứng kiến có rất nhiều tôm, cá nằm gọn phía trong. Thấy đây là “miền đất hứa”, anh Triều nhặt nhạnh những tấm ván nhỏ của người khác vứt bỏ, đóng thành chiếc thuyền nhỏ khoảng 3m2, phía trên che thêm tấm bạt mỏng làm chỗ nấu ăn, ngủ nghỉ. Cứ thế, chiếc thuyền nhỏ của anh Triều luồn từ lạch này đến khe khác khắp lòng hồ Sê San.

Một thân một mình đến miền sơn cước trên cao nguyên biên giới, những người như anh Triều không có lấy một mẩu giấy tờ tùy thân, nên lúc bấy giờ chính quyền địa phương Kon Tum và Gia Lai kiểm tra, xử phạt. Lúc đó tôm cá nhiều vô kể nên vui mừng khôn xiết, những tưởng sẽ thuận lợi, nhưng do không có một giấy tờ gì nên bị chính quyền 2 tỉnh xử phạt, yêu cầu di chuyển ra khỏi lòng hồ”.

“Khi bên phía Gia Lai yêu cầu di chuyển, tôi lại kéo chiếc thuyền nhỏ chạy qua đất Kon Tum rồi ngược lại. Cứ thế, từ ngày này qua tháng khác, từ năm này qua năm nọ tôi ngược xuôi, trôi dạt trên lòng hồ Sê San mà chẳng có nổi một túp lều tạm để ở”, anh Triều nhớ lại.

Làng chài miền Tây giữa đại ngàn Tây Nguyên
Làng chài miền Tây giữa đại ngàn Tây Nguyên (Ảnh: Trần Nghĩa)

Hì hục sửa lại chiếc bè cá cũ kĩ, ông Nguyễn Văn Vinh (51 tuổi) quê ở huyện Châu Thành, tỉnh An Giang cũng đồng cảnh ngộ với anh Triều. Anh Vinh, chia sẻ: “Hồi đó ở quê khổ quá, quanh năm suốt tháng phải đi làm thuê, cuốc mướn, ai thuê gì thì làm nấy mà ngày công chỉ được trăm nghìn nên không thể đủ trang trải cho gia đình ba miệng ăn. Nghe đứa cháu ruột (tức anh Nguyễn Văn Triều - phóng viên) giới thiệu trên lòng hồ Sê San có nhiều tôm cá nên cả hai vợ chồng khăn gói lên đây đánh bắt cá, kiếm sống qua ngày.

Chỉ tay về phía khu đảo nổi trên lòng hồ Sê San, ông Vinh cho hay: “Ở lòng hồ Sê San này cá tôm nhiều vô kể, nào là cá thát lát, cá lăng… nhưng đặc trưng nhất vẫn là loại cá cơm nước ngọt hảo hạng. Đây chính là nguyên liệu để làm ra cá cơm khô và bánh tráng cá cơm Sê San, đem lại nguồn lợi kinh tế lớn cho người dân làng chài”.

Làng chài miền Tây giữa đại ngàn Tây Nguyên

Nhờ nguồn thủy sản phong phú thiên nhiên ban tặng nên những người làng chài đã làm ra những món ăn đặc sản trên cao nguyên (Ảnh: Trần Nghĩa)

Vui Xuân, đón Tết trên đất liền

Hiện nay trong số 29 hộ dân sống xung quanh lòng hồ Sê San là người miền Tây, từ An Giang, Long An, đến Đồng Tháp, Kiên Giang… mỗi người một xứ nhưng luôn đoàn kết, giúp đỡ nhau.

Ngót nghét cả thập kỷ sống trôi dạt, lênh đênh trên mặt hồ Sê San, những tưởng rằng họ sẽ buông xuôi trước số phận nghiệt ngã của tạo hóa. Nhưng làng chài trên sông Sê San đã “sang trang” kể từ Tết Nguyên đán Kỷ Hợi năm 2019, khi chính quyền tỉnh Kon Tum đồng ý cho các hộ dân nhập khẩu, đồng thời cấp mỗi hộ dân 400m2 đất thổ cư và 50 triệu đồng để làm nhà.

Nghe tin xong, đêm đó chẳng ai có thể ngủ được vì quá vui mừng, mọi người xúm lại ríu ra, ríu rít cho đến khi con trăng lặn mất từ bao giờ không hay. Bao nhiêu năm trôi nổi từ “con nước” này sang “con nước khác”, 29 hộ dân làng chài cũng chẳng thể ngờ rằng, hôm nay họ được đặt chân lên đất liền định cư.

Anh Nguyễn Thành Nhân (41 tuổi, quê huyện Châu Phú, tỉnh An Giang) niềm nở “khoe”: “Từ ngày được huyện Ia H’Drai và tỉnh Kon Tum tạo điều kiện, hỗ trợ cấp đất, tiền để an cư lạc nghiệp, gia đình không còn phải đi đánh bắt tôm cá nữa mà chuyển hướng sang làm du lịch cho các đoàn khách từ các tỉnh thành tìm đến ăn uống, trải nghiệm lòng hồ Sê San.

Theo lời anh Nhân, trước đây ở quê, gia đình anh làm nghề đánh cá trên các sông hồ, một năm chỉ có 6 tháng nước là có thể đánh bắt tôm cá, 6 tháng khô còn lại phải đi làm thuê từ việc này đến việc khác. Với đồng tiền ít ỏi, cả 4 miệng ăn trong gia đình chỉ đủ no, con cái không được học hành đàng hoàng. Cái nghèo, cái đói cứ bám riết lấy gia đình anh quanh năm, suốt tháng.

“Rời quê với hai bàn tay trắng lên huyện biên giới Ia H’Drai tìm kế sinh nhai. Cũng may mắn được chính quyền địa phương tạo điều kiện cấp đất ở trên bờ, hỗ trợ kinh phí để xây dựng ngôi nhà. Cũng chẳng mong gì hơn, đến giờ này con cái được đến trường như bao đứa trẻ khác. Hiện một đứa đang là sinh viên năm 2 học tại Huế, một đứa chuẩn bị tốt nghiệp lớp 12”, anh Nhân vui mừng cho hay.

Tương tự, một người dân tại khu làng chài cho hay, cuộc sống nơi đất mới đã hồi sinh. Mặc dù từ nhà đến trường học hơn 12km, nhưng từ chiều chủ nhật, phụ huynh đã sẵn sàng và đón các cháu lên trường “theo chữ” ở lại nội trú, đến chiều thứ 6 lại chở về nhà, sinh hoạt với gia đình.

Anh Nhân cho hay: “Từ ngày được địa phương hỗ trợ xây nhà mới, cứ đến Tết 29 hộ dân lại lên đất liền để vui Xuân sắm Tết, làm mâm cơm cúng cho tổ tiên, ông bà. Những đứa trẻ cũng được theo bố mẹ ra chợ huyện mua quần áo mới mà không phải chịu cảnh lênh đênh trên lòng hồ Sê San”.

Ông Võ Anh Tuấn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Ia H’Drai cho hay: Đối với các hộ dân làng chài trên lòng hồ Sê San, các ngành chức năng của tỉnh Kon Tum, huyện Ia H’Drai đã có chủ trương cấp đất ở nông thôn, cùng với đó là hỗ trợ kinh phí 50 triệu đồng cho mỗi hộ để xây dựng nhà. Đến nay, các hộ đã lên bờ sinh sống ổn định, còn các bè nổi ở lòng hồ Sê San thì bà con chủ yếu sản xuất, kinh doanh.

“Đối với các hộ dân miền Tây di cư lên lòng hồ Sê San để mưu sinh, huyện cũng đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để người dân ổn định cuộc sống. Tuy nhiên, về kế sách lâu dài, huyện đang tập trung xây dựng đề án phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái lòng hồ Sê San. Qua đó, sẽ kết hợp với người dân làng chài để tạo sinh kế khác ngoài việc đánh bắt, nuôi thủy sản”, Chủ tịch huyện Ia H’Drai trăn trở.

Đọc thêm

Bài 5: Điểm tựa tâm linh trên đảo tiền tiêu Phóng sự

Bài 5: Điểm tựa tâm linh trên đảo tiền tiêu

TTTĐ - Tiếng chuông chùa ngân vang giữa sóng nước Trường Sa, càng giúp mỗi người cảm nhận sâu sắc hơn về chủ quyền biển đảo thiêng liêng. Những ngôi chùa ở quần đảo này chính là điểm tựa tâm linh, góp phần khẳng định, mỗi tấc đất, ngọn sóng đều thấm đẫm khát vọng chinh phục thiên nhiên, khát vọng độc lập tự chủ của người dân đất Việt.
Bài 4: Sức sống xanh giữa mặn mòi biển cả Phóng sự

Bài 4: Sức sống xanh giữa mặn mòi biển cả

TTTĐ - Đến với Trường Sa, ngoài được chứng kiến, nghe nhiều câu chuyện can trường của người lính đảo, chúng tôi còn được ngắm nhìn những bông hoa bàng vuông, cây mù u, phong ba, bão táp, cây tra xanh rì, mạnh mẽ vươn mình giữa nắng gió biển cả. Những loài cây di sản này như biểu tượng cho sức sống mãnh liệt của người lính đảo nơi đây.
Bài 3: “ Mắt biển ” không bao giờ tắt Phóng sự

Bài 3: “ Mắt biển ” không bao giờ tắt

TTTĐ - Trong suốt hơn 30 năm nay, ngọn hải đăng đảo Song Tử Tây, thuộc quần đảo Trường Sa vẫn luôn sừng sững giữa vùng biển thiêng liêng của Tổ quốc. Không chỉ ngày đêm chiếu sáng, soi đường dẫn lối cho tàu thuyền qua lại an toàn mà hải đăng còn đánh dấu tọa độ, làm điểm tựa cho ngư dân khi ra biển Đông đánh bắt hải sản, là cột mốc khẳng định chủ quyền biển, đảo của đất nước Việt Nam.
Bài 2: Lớp học đặc biệt giữa trùng khơi sóng gió Phóng sự

Bài 2: Lớp học đặc biệt giữa trùng khơi sóng gió

TTTĐ - Đặt chân lên xã Song Tử Tây, Sinh Tồn, huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hoà, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng trước những điều đặc biệt nơi đây. Giữa biển khơi mênh mông là quần đảo có những lớp học và người thầy đang ngày đêm ươm mầm xanh tương lai cho đất nước.
Những “cột mốc sống” ở Trường Sa Phóng sự

Những “cột mốc sống” ở Trường Sa

TTTĐ - Đến với huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hoà, chúng tôi cảm nhận thấy không chỉ có con người ở đây mà mỗi tấc đất, sải biển, công trình trên đảo cũng chính là những “cột mốc sống” khẳng định chủ quyền của Tổ quốc nơi tiền tiêu. Tất cả sự hiện diện nơi đầu sóng ngọn gió này đều giữ trọng trách lớn lao, giữ cho đảo vững, bờ yên.
Những người lính quân hàm xanh vững vàng nơi biên cương Phóng sự

Những người lính quân hàm xanh vững vàng nơi biên cương

TTTĐ - Nơi “cổng trời” biên giới, tiếng chim kêu ríu rít, những chồi non bắt đầu nảy lộc, báo hiệu một mùa Xuân nữa lại về, nhưng với cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Đăk Blô, xã Đăk Blô, huyện Đăk Glei (tỉnh Kon Tum) đây là thời điểm phải căng mình, vững vàng tay súng để bảo vệ từng tấc đất biên cương.
Hương Tết "làng" chổi đót Phóng sự

Hương Tết "làng" chổi đót

TTTĐ - Nằm sâu trong con hẻm nhỏ quanh chợ Bình Tiên (Quận 6, TP Hồ Chí Minh), có những người dù đã vào độ tuổi xế chiều nhưng vẫn luôn miệt mài dệt lên từng bó chổi, mặc cho bụi bặm và sự mai một của thời gian. Mỗi dịp Tết đến, "làng" chổi đót nơi đây ngoài sự tất bật để kịp những đơn hàng, công việc này còn là cả những ký ức, nó mang theo giá trị truyền thống vượt thời gian.
Bài 4: Gửi niềm tin, yêu thương ở lại Phóng sự

Bài 4: Gửi niềm tin, yêu thương ở lại

TTTĐ - Trong những năm qua, thành phố Hà Nội đã không ngừng quan tâm, hỗ trợ, dành trọn niềm tin, tình yêu đối với Trường Sa. Một trong các hoạt động ý nghĩa đó là việc xây dựng và trao tặng các công trình nhà khách, nhà văn hóa, những món quà thiết thực, góp phần làm phong phú đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ, chiến sĩ và Nhân dân trên các đảo.
Bài 3: Vững vàng cánh sóng Ra đa Phóng sự

Bài 3: Vững vàng cánh sóng Ra đa

TTTĐ - Nhiệm vụ “vạch nhiễu tìm thù” luôn gắn liền với thử thách, hiểm nguy, bởi yêu cầu nhiệm vụ đặt ra ngày càng cao, trong khi khí hậu, thời tiết khắc nghiệt thế nhưng những “mắt thần” ngày đêm vẫn tỏ, vươn xa cánh sóng, khép kín trường Ra đa bảo vệ vững chắc biển trời nơi tiền tiêu Trường Sa.
Bài 2: Tô thắm lý tưởng cao đẹp của người chiến sĩ Thủ đô Phóng sự

Bài 2: Tô thắm lý tưởng cao đẹp của người chiến sĩ Thủ đô

TTTĐ - Trò chuyện với anh Nghĩa, anh Vang - những người con của mảnh đất Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến, tôi cảm nhận được lý tưởng cao đẹp, sẵn sàng phụng sự Tổ quốc trong tâm hồn những người lính này. Từ Trường Sa, các anh nhắn nhủ tới mọi người rằng, tuổi trẻ hãy sẵn sàng nhận những nhiệm vụ gian nan, vất vả nhất. Đó là hành trang, giá trị giúp chúng ta trưởng thành hơn và vững vàng trong cuộc sống.
Xem thêm