Tag
Báo động tình trạng lệch chuẩn đạo đức của học sinh:

Bài 2: Giáo dục trò bằng nhân cách và tình thương yêu

Giáo dục 16/11/2018 09:16
aa
TTTĐ - Học sinh không dám nói những vấn đề mình bức xúc trực tiếp với giáo viên, Ban giám hiệu là tình trạng chung ở các trường học hiện nay. Khi không thể chia sẻ trực tiếp với thầy cô, nhà trường, các em đương nhiên sẽ phải chia sẻ với nhau để giải tỏa. Vậy đâu là nguyên nhân?

Bài 2: Giáo dục trò bằng nhân cách và tình thương yêu

Giáo dục trò bằng nhân cách và tình thương yêu sẽ tạo nên những hiệu quả tích cực.

Bài liên quan

Bài 1: Khi trò không ra trò…

Lắng nghe học trò

Việc trường Trung học phổ thông Nguyễn Trãi (tỉnh Thanh Hóa) phải thay đổi quyết định xử phạt với bảy học sinh vì nói xấu giáo viên trên nhóm chat Facebook khiến nhiều người lo ngại về việc xử lý kỉ luật trong các nhà trường hiện nay. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, trong trường hợp học sinh nói xấu thầy cô, trước khi kỉ luật các em, thầy cô cần phải xem lại mình.

Thầy Nguyễn Quốc Bình, Hiệu trưởng trường THCS - THPT Lê Quý Đôn (Hà Nội) cũng cho rằng, kỉ luật là hình thức giáo dục. Tuy nhiên, khi kỉ luật, nhà trường phải cân nhắc kĩ vì việc này tác động rất lớn đến tâm lý, suy nghĩ và việc hình thành nhân cách, thậm chí cả tương lai của các em. “Tôi được học sinh chia sẻ rất nhiều về vấn đề này. Từ khi là giáo viên, làm Hiệu trưởng đến tận bây giờ, tôi vẫn nhận được góp ý của học sinh. Mới tuần trước thôi, một học sinh viết cho tôi rằng: Thầy là Hiệu trưởng nhưng lại to tiếng với học sinh. Tôi ngẫm lại thấy các em nói đúng khi có lần to tiếng vì không kiềm chế được bản thân. Tôi đã nhắn lại với học sinh rằng tôi cảm ơn em đã góp ý và sẽ tiếp thu. Thực ra, thầy cô thường nghĩ mình có vị trí nào đấy so với học trò và cho rằng nếu có sai thì học sinh cũng không được nói, tức là cho mình quyền được sai.

Tôi nghĩ, khi nghe thông tin học sinh nói chưa tốt về mình thì trước hết thầy cô phải bình tĩnh nhìn lại bản thân. Nếu thực sự mình có điểm chưa tốt đó thì cần phải sửa. Nếu thấy không có thì mình cứ sống như thế, thậm chí phải làm tốt hơn, để dần dần các em học sinh nhận ra không phải như vậy. Thầy cô không nên đôi co, tranh cãi với học sinh. Ngày mới vào nghề, còn trẻ, nghe học sinh nói xấu mình, tôi cũng bức xúc. Khi ngẫm lại tôi thấy mình sai thật. Từ đó, tôi phải tự điều chỉnh hành vi của mình. Tôi cảm thấy nhẹ nhõm hơn và thấy việc mình vô cớ giận và tìm cách kỉ luật học sinh thực ra là vì cái tôi cá nhân, tính ích kỉ của bản thân, chưa đúng là người đưa đò tâm huyết”.

Người thầy cần sự bao dung với học sinh và sự nghiêm khắc với chính mình. Nếu cứ lấy quyền làm thầy, cô ra để giáo dục học sinh thì chưa chắc đã thành công hoặc có thành công thì cũng không thuyết phục. Tuy nhiên, học sinh thường không dám nói những vấn đề mình chưa hài lòng về thầy cô.

“Mới đây, tôi có đề nghị các học sinh viết ra những suy nghĩ của mình về các vấn đề ở trường mà không cần kí tên. Các em không viết hoặc có thì cũng rất hời hợt nhưng lại lập nhóm riêng để nói về vấn đề còn chưa tốt của giáo viên. Khi biết thông tin đó, tôi có gọi các em lên trao đổi rằng các em có ý kiến là rất tốt nhưng sẽ tốt hơn nếu trao đổi vấn đề đó với nhà trường”, thầy Bình chia sẻ.

Còn theo thầy Nguyễn Anh Tuấn, Hiệu trưởng trường THCS Ngọc Lâm (Long Biên, Hà Nội), học sinh vô lễ với thầy cô là không được. Đạo làm trò thì không được phán xét thầy một cách tùy tiện, nhất là tập trung nói xấu thầy bằng những lời lẽ rất vô lễ.

“Ở góc độ thầy giáo, tôi cho rằng, nếu học sinh vi phạm đạo đức đến mức độ nghiêm trọng hoặc nguy hiểm đến tính mạng thì mình phải răn đe và xử lí ngay. Còn việc bình luận “ông nọ, bà kia” do các em đang ở tuổi giao thời, chưa thành niên, học thói quen từ người khác, mình không nên tuyệt đối hóa. Người thầy luôn phải đặt vào tình tiết rất cụ thể để phân tích, không nên quy chụp, áp đặt”, thầy Tuấn phân tích.

Về việc học sinh nói xấu thầy cô, thầy Tuấn cũng cho rằng, người thầy phải lắng nghe học trò để tự điều chỉnh cho hoàn thiện. Vì thế, khi nghe học sinh nói xấu thì thầy cô cần xem lại mình chứ không nên ngay lập tức tung ra hình phạt. Học sinh đang lớn, tính sĩ diện cao, nếu mình động viên thì mọi vấn đề giản đơn đi, nếu mình nâng quan điểm lên thì sẽ xảy ra nhiều chuyện khó lường.

Cần có sự dân chủ trong nhà trường

Có một thực trạng hiện nay là học sinh dù rất bức xúc ở lớp nhưng không bao giờ dám nói với thầy cô mà chỉ chia sẻ cùng nhau. Nhiều ý kiến cho rằng, nguyên nhân của vấn đề này là do trong nhà trường, lớp học chưa có sự dân chủ. Mặt khác, cách giáo dục áp đặt hiện nay khiến học sinh không cởi mở, không tự tin. Bên cạnh đó, hiện tượng trù úm có xảy ra ở một vài nơi nên học sinh mất lòng tin vào thầy cô, nhà trường. Nhiều thầy cô không dám chấp nhận sự đa dạng, ý kiến trái chiều mà chỉ muốn áp đặt một chiều.

Theo tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội thì không có học sinh hư, chỉ có học sinh chưa ngoan và người thầy, cha mẹ chưa tìm được cách giáo dục phù hợp. Nhiệm vụ của thầy cô là dùng nhân cách của mình để cảm hóa học trò. Ngoài ra, nhà trường cần có sự dân chủ, thầy cô không thể áp đặt suy nghĩ của mình lên học trò. Thầy cô cần hiểu, cởi mở, lắng nghe các em từ đó tìm ra cách giáo dục phù hợp.

Đồng quan điểm, thầy Nguyễn Anh Tuấn, Hiệu trưởng trường THCS Ngọc Lâm lý giải, trong thời điểm hiện nay giáo dục đạo đức không hề dễ. “Ở trường, tôi phải đưa ra nhiều hoạt động mà thông qua đó điều chỉnh hành vi của học sinh. Trường nên tổ chức nhiều hoạt động vui chơi, văn nghệ, văn hóa để các con quên chơi game, mạng xã hội, tụ tập bạn bè không tốt, ảnh hưởng xấu đến bản thân”.

Trong giáo dục nếu không có kỉ cương thì không dạy học được. Tuy nhiên, trong viêc rèn rũa đó, giáo viên vừa có sự nghiêm khắc để học sinh nhìn thái độ mà để tâm học tập nhưng giáo viên cũng phải có độ mở để có thể lắng nghe được tâm tư, nguyện vọng của học trò. “Ở lứa tuổi học sinh, những lời nói, bình phẩm về thầy cô là chuyện bình thường. Nhiều học trò còn đem hình thể của thầy cô ra để bàn tán. Nếu nghe được, thầy cô hãy coi đó là chuyện của lũ “nhất quỷ, nhì ma…”, không nên coi chuyện đó quá nghiêm trọng. Nếu tôi gặp phải tình huống như vậy thì còn bình luận thêm vào như: Cậu này bình hơi kém! Phải bình như thế này này… thế là mọi chuyện sẽ thôi ngay. Khi nào gặp riêng em đó thì mình có thể trao đổi cởi mở để học sinh nhận ra cái gì nên và không nên, từ đó các em tự điều chỉnh hành vi. Các cụ ngày xưa nói, làm thầy phải vừa làm cho học trò yêu mến, vừa làm cho học trò kính sợ thì mới thành công được”, Hiệu trưởng trường THCS Ngọc Lâm chia sẻ.

Sinh thời Bác Hồ từng nhắc nhở: Trong sự nghiệp trồng người, đội ngũ giáo viên nếu chỉ có tài thôi thì chưa đủ, ngoài trí tuệ, tài năng, người giáo viên phải có đạo đức. “Người có tài mà không có đức thì là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Đối với đội ngũ nhà giáo, tài là sự am hiểu, vốn tri thức, vốn kinh nghiệm thực tiễn, đức là tư cách, tình yêu thương, trách nhiệm đối với nghề, với các em học sinh…

Đọc thêm

Pre-Departure Briefing 2024: Chuẩn bị tốt nhất cho hành trình học tập và phát triển tại Vương quốc Anh Giáo dục

Pre-Departure Briefing 2024: Chuẩn bị tốt nhất cho hành trình học tập và phát triển tại Vương quốc Anh

TTTĐ - Sự kiện Pre-Departure Briefing đã chính thức quay trở lại trong năm 2024. Bước sang năm thứ 17, sự kiện sẽ được tổ chức tại hai thành phố lớn là Hà Nội và TP HCM vào ngày 6 và 13 tháng 7 tới.
Hà Nội điều động gần 600 giáo viên chấm thi tốt nghiệp THPT Giáo dục

Hà Nội điều động gần 600 giáo viên chấm thi tốt nghiệp THPT

TTTĐ - Hà Nội điều động gần 600 cán bộ, giáo viên tham gia chấm thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2024. Kết quả thi được công bố vào 8h ngày 17/7/2024.
HOT: Hà Nội công bố điểm chuẩn vào lớp 10 chuyên Giáo dục

HOT: Hà Nội công bố điểm chuẩn vào lớp 10 chuyên

TTTĐ - Trưa 1/7, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội công bố điểm chuẩn vào các trường THPT chuyên năm học 2024 - 2025.
Muôn vàn sắc thái cảm xúc phụ huynh khi biết điểm thi vào 10 Giáo dục

Muôn vàn sắc thái cảm xúc phụ huynh khi biết điểm thi vào 10

TTTĐ - Chiều tối 29/6, sau khi Sở GD&ĐT Hà Nội công bố điểm thi vào lớp 10 THPT công lập. Nhiều phụ huynh đã bày tỏ niềm vui, nỗi buồn, sự xúc động, lo lắng…. trên khắp diễn đàn mạng xã hội.
Công bố điểm thi: Người vỡ oà hạnh phúc, người tiếc ngẩn ngơ Giáo dục

Công bố điểm thi: Người vỡ oà hạnh phúc, người tiếc ngẩn ngơ

TTTĐ - Bên cạnh niềm vui, không ít sĩ tử tiếc nuối khi điểm chưa như mong muốn sau khi Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội chính thức công bố điểm thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2024 - 2025.
Nữ tân khoa khóa I VinUni và khát khao kể câu chuyện Việt Nam ra thế giới Giáo dục

Nữ tân khoa khóa I VinUni và khát khao kể câu chuyện Việt Nam ra thế giới

TTTĐ - Có tới 32% trong số 145 tân khoa khóa đầu tiên vừa tốt nghiệp trường ĐH VinUni được các Tập đoàn toàn cầu hàng đầu mời làm việc ngay khi chưa tốt nghiệp. Rất nhiều tân khoa xuất sắc đã có vị trí vững chắc tại những công ty đa quốc gia ngay từ trên ghế nhà trường. Một trong số những cái tên để lại nhiều ấn tượng và truyền cảm hứng nhất chính là Giáp Vũ Nam Dương.
Thủ khoa kỳ thi vào lớp 10 Hà Nội là học sinh trường Ams Giáo dục

Thủ khoa kỳ thi vào lớp 10 Hà Nội là học sinh trường Ams

TTTĐ - Em Nguyễn Hoàng Minh Quân, học sinh lớp 9A, hệ THCS trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam là thủ khoa kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 ở Hà Nội với điểm xét tuyển 48,50.
Học bổng quốc tế E-International tài trợ 3.000 suất IELTS và tiếng Anh giao tiếp trực tuyến Giáo dục

Học bổng quốc tế E-International tài trợ 3.000 suất IELTS và tiếng Anh giao tiếp trực tuyến

TTTĐ - Học bổng quốc tế E-International do nhiều đối tác lớn đồng hành gồm: ELSA, Báo Tuổi trẻ Thủ đô, SunUni Academy, Rootopia, Payoo... cam kết tài trợ 3.000 suất, hỗ trợ tới 70% học phí cho học sinh, sinh viên và người đi làm Việt Nam ở cả trong và ngoài nước.
Vừa biết điểm thi, thí sinh, phụ huynh lại nóng lòng “ngóng” điểm chuẩn Giáo dục

Vừa biết điểm thi, thí sinh, phụ huynh lại nóng lòng “ngóng” điểm chuẩn

TTTĐ - 17h15 chiều 29/6, thí sinh, phụ huynh vỡ òa trong những cảm xúc khó tả khi Sở GD&ĐT Hà Nội công bố điểm thi vào lớp 10 sớm hơn dự kiến.
Điểm chuẩn của Học viện Nông nghiệp Việt Nam dao động từ 22-25 điểm Giáo dục

Điểm chuẩn của Học viện Nông nghiệp Việt Nam dao động từ 22-25 điểm

TTTĐ - Học viện Nông nghiệp Việt Nam vừa thông báo kết quả xét tuyển sớm đợt 2 năm 2024 theo phương thức xét tuyển dựa trên kết quả học tập THPT (xét học bạ). Theo đó, điểm chuẩn đợt 2 của Học viện dao động từ 22 - 25 điểm. Hai ngành có điểm chuẩn 25 là: Kỹ thuật điện, Điện tử và Tự động hóa; Sư phạm Công nghệ.
Xem thêm