eMag azine
06/09/2024 07:00
Bài 2: Hiệu quả từ những cách làm sáng tạo

06/09/2024 07:00

TTTĐ - Trong những năm qua, nhờ sự quan tâm, đầu tư đồng bộ cho hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao, bộ mặt nông thôn Hà Nội đã ngày một khởi sắc.
Bài 2: Hiệu quả từ những cách làm sáng tạo

Trong những năm qua, nhờ sự quan tâm, đầu tư đồng bộ cho hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao, bộ mặt nông thôn Hà Nội đã ngày một khởi sắc. Đặc biệt, đời sống văn hóa cơ sở của người dân đổi thay rõ rệt thông qua các mô hình gia đình văn hóa, thôn văn hóa, làng văn hóa kiểu mẫu… góp phần hình thành giá trị chuẩn mực của người Thủ đô văn hiến, văn minh và hiện đại.

70 năm sau Ngày Giải phóng Thủ đô, Hà Nội đã vươn mình trở thành một trong những trung tâm văn hóa, chính trị và xã hội quan trọng nhất của Việt Nam. Hà Nội không chỉ giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống mà còn có những bước phát triển vượt bậc về đời sống xã hội, với nhiều thành tựu ấn tượng.

Không chỉ bảo tồn di sản, Hà Nội còn chú trọng phát triển ngành công nghiệp văn hóa, từ âm nhạc, thời trang, mỹ thuật đến nhiếp ảnh, tạo cơ hội việc làm và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Đặc biệt, công tác nâng cao đời sống văn hoá tinh thần gắn với xây dựng Nông thôn mới cũng được chú trọng thể hiện ở việc đầu tư ngày càng nhiều và hiệu cho các thiết chế ở nông thôn với những cách làm sáng tạo.

Bài 2: Hiệu quả từ những cách làm sáng tạo

Theo đồng chí Nguyễn Văn Phong, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội, với bề dày lịch sử nghìn năm văn hiến, Hà Nội luôn nhận thức sâu sắc văn hóa vừa là nhiệm vụ trước mắt, vừa là nhiệm vụ cơ bản và lâu dài. Văn hóa đang thực sự trở thành trung tâm trong mọi chính sách phát triển của thành phố. Điểm nhấn trong xây dựng và phát triển văn hóa, con người Thủ đô, đó là liên tiếp trong nhiều nhiệm kỳ vừa qua, Thành ủy Hà Nội đều ban hành chương trình riêng về phát triển văn hóa, phát triển nguồn nhân lực và xây dựng con người Hà Nội thanh lịch, văn minh.

Bài 2: Hiệu quả từ những cách làm sáng tạo
Đoàn kiểm tra số 1 của Ban chỉ đạo chương trình 06-CTr/TU Thành ủy Hà Nội do đồng chí Nguyễn Văn Phong - Phó Bí thư Thành ủy, Trưởng Ban chỉ đạo chương trình 06 làm trưởng đoàn đã kiểm tra việc triển khai thực hiện Chương trình 06-CTr/TU ngày 17/3/2021 của Thành ủy trên địa bàn huyện Thanh Trì

Nhằm cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng cũng như chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021, Nghị quyết Đại hội lần thứ XVII của Đảng bộ Hà Nội, Thành ủy Hà Nội tiếp tục tập trung chỉ đạo có hiệu quả, rõ nét. Cụ thể, TP đã ban hành chương trình toàn khóa về phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021 - 2025. Bên cạnh đó, để phát huy và khai thác tối đa nguồn lực trên lĩnh vực văn hóa, ở nhiệm kỳ này, Thành ủy Hà Nội đã ban hành Nghị quyết 09-NQ/TU về phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô, giai đoạn 2020 - 2025, định hướng đến 2030, tầm nhìn đến 2045.

Hà Nội trở thành địa phương trên cả nước có Nghị quyết chuyên đề cấp ủy về công nghiệp văn hóa, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Hà Nội Nguyễn Văn Phong cho rằng, điều này không chỉ thể hiện chủ trương, văn hóa là sức mạnh nội sinh, động lực để phát triển mà còn là nguồn lực quan trọng cho sự phát triển bền vững của Thủ đô. Diện mạo, bộ mặt hạ tầng của Thủ đô ngày càng sự thay đổi theo chiều hướng tích cực.

“Đặc biệt, trong nhiều nhiệm kỳ qua, thành phố đã kiên trì, bền bỉ đầu tư cho lĩnh vực phát triển văn hóa và con người. Điều này thể hiện rõ trong cả công tác chỉ đạo, điều hành và bố trí các nguồn lực.” – đồng chí Nguyễn Văn Phong Khẳng định.

“Tuy là Thủ đô nhưng Hà Nội còn trên 50% dân số ở nông thôn và tỷ trọng người dân tham gia vào kinh tế nông nghiệp lớn. Vì thế, thành phố chú trọng chính sách đầu tư toàn diện để mang lại sự công bằng, đảm bảo tiến bộ, thu hẹp khoảng cách về hưởng thụ văn hóa cho người dân.

Cụ thể, TP Hà Nội đã đầu tư ngân sách là 42.000 tỷ cho 3 trụ cột phát triển bền vững: Văn hóa - Giáo dục - Y tế. Trong đó, riêng lĩnh vực văn hóa đã được đầu tư 14.200 tỷ đồng”, đồng chí Nguyễn Văn Phong nhấn mạnh.

Thực hiện chủ trương đầu tư nguồn lực cho văn hóa, con người, 30/30 UBND các quận, huyện, thị xã đã kịp thời xây dựng, ban hành nhiều đề án, quyết định, kế hoạch liên quan đến công tác phát triển sự nghiệp văn hoá, thể thao nói chung và xây dựng, quản lý, sử dụng các thiết chế văn hoá thể thao nói riêng. Nổi bật như, huyện Đan Phượng ban hành Nghị quyết số 05/2015/NQ-HĐND về thí điểm hỗ trợ kinh phí chi hoạt động thường xuyên của Nhà văn hóa thôn, cụm dân cư, tổ dân phố trên địa bàn huyện từ năm 2016 đến năm 2020; Nghị quyết số 01/2020/NQ-HĐND về việc hỗ trợ kinh phí chi hoạt động thường xuyên của Nhà văn hóa thôn, cụm dân cư, tổ dân phố trên địa bàn huyện từ năm 2021 đến năm 2025, kèm theo đó là các đề án về xây dựng nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng nhà văn hóa thôn, cụm dân cư, tổ dân phố; thành lập Ban Chỉ đạo Xây dựng và nâng cao chất lượng hoạt động nhà văn hóa thôn, cụm dân cư, tổ dân phố trên địa bàn huyện Đan Phượng.

Bài 2: Hiệu quả từ những cách làm sáng tạo

Bà Nguyễn Thị Quỳnh Lâm, Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin huyện Đan Phượng cho hay, Ban Chỉ đạo Xây dựng và nâng cao chất lượng hoạt động nhà văn hóa thôn, cụm dân cư, tổ dân phố (gọi tắt là Ban chỉ đạo) trên địa bàn huyện đã ban hành các văn bản, quyết định như: Quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo; Hướng dẫn việc lập kế hoạch hoạt động hàng năm của nhà văn hoá thôn, phố, cụm dân cư, nhiệm vụ của Ban chủ nhiệm, nội quy hoạt động của nhà văn hóa; Hướng dẫn xây dựng điểm tại các nhà văn hóa thôn có cơ sở vật chất tốt; Hướng dẫn các xã, thị trấn chấm điểm, xếp loại cơ sở vật chất, tổ chức và hoạt động hàng năm của nhà văn hoá thôn, phố, cụm dân cư….

Bài 2: Hiệu quả từ những cách làm sáng tạo Bài 2: Hiệu quả từ những cách làm sáng tạo
Bài 2: Hiệu quả từ những cách làm sáng tạo

Đặc biệt, huyện Đan Phượng chú trọng công tác quy hoạch, đầu tư xây dựng. Đến nay, 100% xã, thị trấn và huyện đã thực hiện quy hoạch đất cho các công trình văn hóa, thể dục - thể thao. Giai đoạn 2021 - 2025, huyện đầu tư xây dựng 10 sân tập luyện thể dục thể thao; 16 Trung tâm Văn hóa - Thể thao các xã, thị trấn; xây mới và cải tạo sửa chữa 19 nhà văn hóa thôn, cụm dân cư, tổ dân phố; 100% xã, thị trấn và huyện đã thực hiện quy hoạch đất cho các công trình công viên, vườn hoa, sân chơi trẻ em; xây dựng 43 công viên, vườn hoa, sân chơi trẻ em trên địa bàn các xã, thị trấn.

Trong vòng 7 năm, huyện Đan Phượng hỗ trợ kinh phí 128 nhà văn hóa từ ngân sách của huyện là 4,78 tỷ đồng.

Trong 6 năm (2016 - 2022), các xã, thị trấn đã huy động từ nguồn xã hội hóa 8,736 tỷ đồng để đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị hoạt động, tạo nguồn lực nâng cao hiệu quả hoạt động của các nhà văn hóa thôn, cụm dân cư, tổ dân phố.

Ngoài Đan Phượng, các quận, huyện nổi bật trong công tác quy hoạch, đầu tư, xây dựng, nâng cao hoạt động các nhà văn hóa thôn, tổ dân phố, cụm dân cư… là Long Biên, Đông Anh, Gia Lâm, Thanh Trì, Thanh Oai… Đến nay, cùng với sự đầu tư của TP và quận, huyện, nhiều địa phương đạt chỉ tiêu về thiết chế văn hóa đề ra trong Chương trình 06 của Thành ủy. Điển hình là, huyện Đan Phượng đến nay có 129/129 thôn, tổ dân phố có nhà văn hóa; huyện Thanh Trì có 100% thôn, tổ dân phố đã có nhà văn hóa, nhà hội họp cộng đồng; Thanh Oai có 119/119 thôn có nhà văn hóa (100%); huyện Đông Anh: 154/155 thôn có nhà văn hóa...

Theo số liệu mới nhất của Sở Văn hóa - Thể thao Hà Nội, tỷ lệ thôn, làng có nhà văn hóa toàn thành phố đến nay đã đạt 99,3% (còn thiếu 34 nhà văn hóa thôn). TP đặt mục tiêu đến đến năm 2025, tiêu chí này đạt 100%.

Bài 2: Hiệu quả từ những cách làm sáng tạo

Nhiều năm qua, các thiết chế văn hóa như nhà văn hóa thôn, tổ dân phố tổ chức hoạt động căn cứ theo hướng dẫn của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại Thông tư 06/2011/TT-BVHTTDL ngày 8/3/2011 Quy định mẫu về tổ chức, hoạt động và tiêu chí của nhà văn hóa - khu thể thao thôn.

Nhiều địa phương trên địa bàn TP Hà Nội, bằng sự linh hoạt, sáng tạo đã khai thác và sử dụng rất hiệu quả, không để tình trạng lãng phí nhà văn hóa. Tại huyện Đan Phượng, nhà văn hóa thôn, phố, cụm dân cư thực sự là nơi sinh hoạt, tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; triển khai các nhiệm vụ của địa phương rất hiệu quả. Tất cả nhà văn hóa thôn đều tổ chức các hoạt động của cộng đồng dân cư, tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND các cấp các hoạt động liên hoan văn nghệ của thôn, tổ dân phố, cụm dân cư; tuyên truyền, chào mừng các ngày kỷ niệm của đất nước và địa phương.

Từ năm 2008 đến năm nay, huyện Đan Phượng đã đầu tư xây mới nhiều nhà văn hóa, toàn huyện hiện có 127/129 thôn, cụm dân cư, tổ dân phố có nhà văn hóa.
Từ năm 2008 đến năm nay, huyện Đan Phượng đã đầu tư xây mới nhiều nhà văn hóa, toàn huyện hiện có 127/129 thôn, cụm dân cư, tổ dân phố có nhà văn hóa

Ví như, Nhà văn hóa thôn Hạ xã Liên Trung, cụm 4 xã Hạ Mỗ, Nhà văn hóa thôn Đoài Khê, xã Đan Phượng, Ban chủ nhiệm đã phân công thành viên trực mở cửa để Nhân dân tham gia các hoạt động, tìm hiểu thông tin, phân công người trực với lịch cụ thể đáp ứng yêu cầu sinh hoạt của các tổ chức đoàn thể và nhu cầu của Nhân dân, theo hướng dẫn và yêu cầu của Phòng Văn hóa - Thông tin.

Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin huyện Đan Phượng Nguyễn Thị Quỳnh Lâm thông tin thêm, hiện tại, phần lớn nhà văn hoá thôn, phố trên địa bàn đều có CLB văn hóa, văn nghệ và CLB thể dục thể thao. Các câu lạc bộ như: CLB liên thế hệ, Thơ ca, Thể dục dưỡng sinh, bóng bàn, bóng chuyền hơi... sử dụng nhà văn hoá thôn là điểm sinh hoạt, giao lưu văn nghệ, tập huấn, thi đấu thể dục thể thao… Hàng năm, mỗi xã tổ chức 10 - 12 buổi văn nghệ; 20 buổi giao lưu thi đấu thể thao tại nhà văn hóa các thôn, phố, cụm dân cư. Bình quân, tại nhà văn hóa mỗi thôn, các CLB văn nghệ thường xuyên tập luyện đạt 60 buổi trong 1 năm, các hoạt động tập luyện thể thao ước đạt 150 buổi/năm. Điển hình, các nhà văn hóa hoạt động có hiệu quả như Nhà văn hóa thôn Đông Khê, thôn Đoài Khê, xã Đan Phượng; Nhà văn hóa phố Tây Sơn, phố Thụy Ứng, thị trấn Phùng; Nhà văn hóa thôn La Thạch xã Phương Đình; Nhà văn hóa cụm 6, 8, 11 xã Tân Lập; Nhà văn hóa thôn Thượng Hội, Nhà văn hóa thôn Hạ xã Liên Trung, nhà văn hóa thôn Quý, xã Liên Hà…

Theo ghi nhận của phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô, các nhà văn hóa thôn có cơ sở vật chất tốt, có tổ chức bộ máy hoàn thiện đã duy trì hoạt động thường xuyên, có hiệu quả, nội dung hoạt động đa dạng, phong phú, gắn bó thiết thực với đời sống cộng đồng. Nổi bật hơn cả, có nhiều xã sử dụng nhà văn hóa để phục vụ tốt công tác đào tạo nghề, phổ biến kỹ thuật sản xuất nông nghiệp như xã Phương Đình, Thọ Xuân, Thọ An, Hồng Hà. Một số nhà văn hóa còn là nơi tổ chức các lớp học văn hóa miễn phí (tiếng Anh, Toán) như Nhà văn hóa thôn Bãi Thụy (xã Đồng Tháp); Nhà văn hóa cụm 4, 6 (xã Hạ Mỗ)… Một số xã Song Phượng, Liên Trung, Hạ Mỗ, Đan Phượng còn triển khai thí điểm xây dựng 12 Kiốt điện tử tại một số nhà văn hóa, lắp đường truyền internet Wifi miễn phí đáp ứng nhu cầu hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao của người dân và tiếp cận thông tin, giải quyết thủ tục hành chính theo dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4.

Tại huyện Thạch Thất, ở một số xã có đồng bào dân tộc thiểu số như Tiến Xuân, Yên Bình, Yên Trung, nhà văn hóa thôn trở thành nơi lưu giữ bản sắc văn hóa truyền thống như cồng chiêng của người Mường. Tính tới nay, huyện đã đầu tư với kinh phí hàng chục tỷ đồng từ ngân sách và xã hội hóa để cải tạo hơn 30 nhà văn hóa xã, thôn. Một số địa phương có phong trào nghệ thuật truyền thống phát triển được đầu tư hàng chục triệu đồng để mua sắm trang thiết bị, đạo cụ.

Bài 2: Hiệu quả từ những cách làm sáng tạo
Nhà văn hóa trở thành địa điểm để người dân xã Yên Bình, huyện Thạch Thất tích cực truyền dạy và biểu diễn cồng chiêng, góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa của địa phương

Ông Phạm Quang Thái, Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin huyện Thạch Thất, chia sẻ: “Có địa điểm sinh hoạt, có "đất" biểu diễn, nghệ thuật hát chèo ở xã Canh Nậu, Đại Đồng; múa rối nước ở xã Chàng Sơn, Bình Phú, Thạch Xá; cồng chiêng của người Mường ở xã Yên Trung, Yên Bình, Tiến Xuân được hồi sinh. Chưa bao giờ việc bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa của người Mường ở Tiến Xuân được quan tâm như hiện nay. Qua các lớp truyền dạy, nhiều thanh niên biết chơi cồng chiêng, tích cực tham gia sinh hoạt văn hóa cộng đồng, tệ nạn xã hội nhờ đó mà giảm hẳn".

Bài 2: Hiệu quả từ những cách làm sáng tạo

Có thể thấy, nhờ được đầu tư, nâng cấp và khai thác hiệu quả, đời sống văn hóa cơ sở của người dân nông thôn Thủ đô đã thực sự có những bước tiến rõ rệt, đồng thời, góp phần thực hiện hiệu quả phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; Cuộc vận động “Toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” tại Hà Nội.

Ông Vũ Xuân Dương, cán bộ văn hóa xã Tiền Phong, Mê Linh cho hay, trên địa bàn xã, các nhà văn hóa hiện đều có vai trò lớn, trở thành không gian lý tưởng để người dân tổ chức sự kiện hỷ như tổ chức đám cưới văn minh, xây dựng nếp sống đô thị.

“Trước đây, nếu có việc hỷ, nhiều gia đình mượn tạm đường thôn 1-2 ngày sẽ gây cản trở giao thông, đi lại của bà con, còn nay, thay vì dựng rạp cưới ven đường, nhiều gia đình chọn nhà văn hóa là nơi tổ chức vì diện tích rộng và thoáng, lại có thêm bãi đậu xe... Nếu tổ chức tiệc cưới tại nhà thì thường mất hai ngày vì diện tích có hạn, giờ mời khách ở nhà văn hóa thôn chỉ gọn trong một buổi hoặc một ngày, tiết kiệm được nhiều chi phí, lại tránh làm ảnh hưởng đến sinh hoạt của bà con lối xóm, góp phần bảo đảm trật tự, vệ sinh chung và an toàn giao thông” – ông Dương chia sẻ.

Bài 2: Hiệu quả từ những cách làm sáng tạo Bài 2: Hiệu quả từ những cách làm sáng tạo Bài 2: Hiệu quả từ những cách làm sáng tạo

Tại huyện Ba Vì, Thanh Oai, Đông Anh, Gia Lâm, Đan Phượng, Ứng Hòa…, nhiều năm nay, việc mừng thọ theo nếp sống văn minh được thực hiện khá đồng bộ. Ví như, tại xã Phú Phương (Ba Vì), cứ vào ngày mùng Hai Tết hằng năm, Đảng uỷ, UBND, các ban, ngành, đoàn thể xã tổ chức mừng thọ cho các cụ tại xã. Sau đó, các cụ chỉ tổ chức mừng thọ tại nhà bằng trà nước, bánh, kẹo chứ không tổ chức tiệc mặn. Còn các cụ đến tuổi tròn được tổ chức trao chứng nhận tại nhà văn hóa thôn. Để làm được điều này, Hội Người cao tuổi xã Phú Phương đã xây dựng quy ước về việc mừng thọ. Hằng năm, Hội rà soát danh sách người cao tuổi chuẩn bị được tuổi thọ tròn để kịp thời trao đổi và các cụ ký cam kết thực hiện. Cụ nào không thực hiện sẽ không được bình xét trong phong trào thi đua “Tuổi cao gương sáng”. Đến nay, 100% các cụ cao tuổi trong xã Phú Phương đã thực hiện tốt quy ước về việc mừng thọ tại địa phương.

Ở thôn Tảo Dương, xã Hồng Dương, huyện Thanh Oai, cứ 23 tháng Chạp, dân làng lại tổ chức mừng thọ cho người cao tuổi tại nhà văn hóa thôn. “Theo quy định của thôn, cứ vào ngày này, thôn sẽ tổ chức mừng thọ cho các cụ từ 70 trở lên, đồng thời, kết nạp các thành viên vào Hội Vòng lão cho người đến tuổi 50, Hội Người cao tuổi cho người 60 tuổi. “Đây là nét đẹp của thôn từ bao đời nay. Buổi hôm đó, các gia đình mang trà, nước, bánh kẹo ra nhà văn hóa thôn để chung vui. Ai nấy đều phấn khởi vì người cao tuổi thì được mừng thọ, còn người vào Hội Vòng lão thì thấy vinh dự vì bắt đầu được tham gia vào những công việc hệ trọng của làng”, ông Phạm Cường, Trưởng thôn Tảo Dương nói.

Ngoài chuyển biến về mừng thọ, trong thực hiện cưới văn minh, nhiều huyện ngoại thành thực hiện tốt và đạt kết quả tích cực như quận Long Biên, tỷ lệ đạt 98%; Mỹ Đức tỷ lệ đạt 95%; Sơn Tây, tỷ lệ đạt gần 94%, Chương Mỹ đạt 92%; Ba Vì đạt 88,5%. Trong giai đoạn phòng, chống dịch COVID-19, số đám cưới thực hiện nếp sống văn minh đạt 96,6%. Năm 2024, huyện Ba Vì đặt chỉ tiêu 95% đám cưới thực hiện nếp sống văn minh; 95% đám tang thực hiện nếp sống văn minh hỏa táng trước khi phát tang); 100% lễ mừng thọ và lễ hội trên địa bàn tổ chức đúng quy định.

Bài 2: Hiệu quả từ những cách làm sáng tạo
Mừng thọ tại Nhà văn hóa - nét đẹp văn minh ỏ xã Cẩm Lĩnh, huyện Ba Vì

Phó Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao Hà Nội Trần Thị Vân Anh đánh giá, việc xây dựng thôn, làng văn hóa được gắn với xây dựng nông thôn mới; tổ dân phố văn hóa gắn với xây dựng đô thị văn minh với các phong trào thi đua người tốt, việc tốt, công tác phòng, chống tệ nạn xã hội và các loại tội phạm xã hội, thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, tang và lễ hội… được đông đảo Nhân dân đồng tình hưởng ứng.

Năm 2023, các phong trào đều hoàn thành và hoàn thành xuất sắc, nhiều chỉ tiêu vượt kế hoạch đề ra. Điển hình, thành phố hiện có khoảng 88% gia đình đạt danh hiệu “Gia đình văn hóa” (mục tiêu đến năm 2025, tỷ lệ gia đình văn hóa đạt 86-88%). Các mô hình thôn, làng văn hóa, tổ dân phố văn hóa tiêu biểu như: "Thôn, tổ dân phố tự quản", "Thôn, tổ dân phố 5 không, 3 sạch", “Làng văn hóa kiểu mẫu” được xây dựng và nhân rộng, mang lại diện mạo mới cho làng quê, đời sống văn hóa tinh thần sôi nổi và đầy hứng khởi cho người dân nông thôn Hà Nội.

Mục tiêu toàn thành phố Hà Nội đến năm 2025

- Tỷ lệ gia đình được công nhận và giữ vững danh hiệu Gia đình văn hóa: 86 - 88%.

- Tỷ lệ Thôn được công nhận và giữ vững danh hiệu Thôn văn hóa : 65%.

- Tỷ lệ Tổ dân phố được công nhận và giữ vững danh hiệu Tổ dân phố văn hóa: 75%.

- Tỷ lệ người tham gia luyện tập TDTT thường xuyên: 42,5%.

- Tỷ lệ hộ gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình thể thao: 31%.

(Nguồn: Báo cáo Kết quả thực hiện Chương trình 06-CTr/TU của Thành ủy 6 tháng đầu năm, phương hướng nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2024)

(Còn nữa)


Bài viết liên quan loạt bài "Sử dụng hiệu quả thiết chế văn hoá, thể thao ở nông thôn Hà Nội: Đột phá tư duy, phát huy nguồn lực":

Bài 1: Lan toả để hiện thực hoá những mục tiêu lớn Bài 3: Tăng cường xã hội hoá và bài học về sự nêu gương Bài 4: Trong cái khó, ló cái khôn Bài 5: Hình thành những miền quê đáng sống nhờ '5 có, 3 không'

Thái Sơn - Phạm Mạnh

Bài 2: Hiệu quả từ những cách làm sáng tạo

« Xem bài 1

Xem bài 3 »

Thái Sơn