eMag azine
04/08/2024 08:00
Bài 5: Hình thành những miền quê đáng sống nhờ "5 có, 3 không"

04/08/2024 08:00

TTTĐ - Tất cả hình ảnh đó không chỉ góp phần tạo nên diện mạo những miền quê đáng sống mà còn là ghi dấu thành quả của sự chung sức, trên - dưới đồng lòng của Nhân dân cùng chính quyền các cấp, đoàn thể cơ sở.

miền quê

Bài 5: Hình thành những miền quê đáng sống nhờ 5 có 3 không

Những nhà văn hóa thôn, khu dân cư luôn “sáng đèn”, những sân chơi ngày ngày rộn tiếng cười và cả những công viên xanh mát bốn mùa... Tất cả hình ảnh đó không chỉ góp phần tạo nên diện mạo những miền quê đáng sống mà còn là ghi dấu thành quả của sự chung sức, trên - dưới đồng lòng của Nhân dân cùng chính quyền các cấp, đoàn thể cơ sở.

Bài 5: Hình thành những miền quê đáng sống nhờ 5 có 3 không

Trong quá trình khảo sát, chúng tôi nhận thấy, nếu bắt đầu từ một chủ trương đúng đắn, kịp thời, hướng đến mục tiêu vì Nhân dân, để Nhân dân hưởng thụ thì các địa phương sẽ thành công trong công tác xã hội hóa, đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị cho các thiết chế văn hóa. Câu chuyện đột phá bằng Nghị quyết "5 có, 3 không" ở huyện Đông Anh là một ví dụ điển hình.

Tháng 2/2022, Nghị quyết số 250-NQ/HU của Ban Thường vụ Huyện ủy Đông Anh ra đời với chủ trương đầu tư xây dựng 100% các nhà văn hóa cơ bản đạt chuẩn, hoàn thiện tiêu chí “5 có, 3 không” tại từng thôn, tổ dân phố.

Bài 5: Hình thành những miền quê đáng sống nhờ 5 có 3 không
Hiện huyện Đông Anh đang đẩy mạnh đầu tư xây dựng hoàn thiện nhiều tiêu chí về phát triển kinh tế - xã hội, trong đó, các giá trị văn hóa truyền thống đang được bảo tồn và phát huy hiệu quả.

Trong đó, “5 có” gồm: Có nhà văn hóa (thiết chế, cơ sở vật chất, hoạt động,...); có công viên mini, các điểm sinh hoạt cộng đồng (ao hồ được cải tạo, trồng cây xanh, chiếu sáng,...); Có sân bóng đá cho thanh, thiếu niên; Có điểm đỗ xe tĩnh kết hợp trồng cây xanh; Có điểm thu gom tập kết phế thải xây dựng.

“3 không” gồm: Không vi phạm quy định về quản lý và sử dụng đất đai, trật tự xây dựng, trật tự văn minh đô thị; Không ô nhiễm môi trường (nước thải, khí thải, rác thải, tiếng ồn); Không có hộ nghèo.

Bà Nguyễn Thị Tám, Phó chủ tịch UBND huyện Đông Anh cho biết, thực hiện Nghị quyết số 250 NQ-HU của Huyện ủy về “5 có, 3 không”, cả hệ thống chính trị đã vào cuộc tích cực triển khai với mục tiêu hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao từ huyện đến cơ sở, các thôn làng, tổ dân phố đều được quan tâm đầu tư đồng bộ, nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác sau đầu tư.

Đến nay, sau 2 năm, huyện đã hoàn thành Nhà văn hoá huyện và đưa vào khai thác sử dụng; triển khai thi công xây dựng Trung tâm Thể dục thể thao huyện; tu sửa, đầu tư, xây dựng, khai thác sử dụng hiệu quả 9 trung tâm văn hóa thể thao cấp xã Nguyên Khê, Vân Hà, Xuân Nộn, Liên Hà, Dục Tú, Mai Lâm, Vân Nội, Nam Hồng, Đông Hội; phê duyệt chủ trương đầu tư 10 trung tâm văn hóa thể thao xã (chỉ tiêu đến 2025 là 80%).

Huyện đã đầu tư, khai thác, sử dụng hiệu quả 154/155 (99,3%) nhà văn hóa thôn, 30/30 (100%) nhà văn hóa tổ dân phố và dự kiến đến hết năm 2025, 100% thôn, tổ dân phố đều có nhà văn hóa, vượt chỉ tiêu Chương trình giao 10%; 881 khu thể thao thôn, tổ dân phố.

Bài 5: Hình thành những miền quê đáng sống nhờ 5 có 3 không

Toàn huyện hiện có 249 điểm sinh hoạt cộng đồng, 75 công viên mini, 80 điểm đỗ xe tĩnh kết hợp trồng cây xanh; 99 nhà văn hóa, điểm sinh hoạt cộng đồng đã lắp đặt 654 thiết bị, dụng cụ tập luyện thể dục thể thao ngoài trời.

Đáng chú ý, theo ông Đặng Gia Sơn, Trưởng phòng Văn hóa – Thông tin huyện Đông Anh, trước đó, huyện đã “đi trước 1 bước” bằng việc ban hành Đề án xây dựng, quản lý và nâng cao chất lượng hoạt động nhà văn hóa, khu thể thao thôn, tổ dân phố huyện Đông Anh giai đoạn 2017 - 2020. Tiếp nối Đề án trên, với Nghị quyết 250-NQ/HU, huyện không chỉ chú trọng về quy hoạch, đầu tư, mà huyện Đông Anh đặt trọng tâm vào công tác quản lý nhà nước về văn hóa. Đến nay, 24/24 (100%) các xã, thị trấn kiện toàn bộ máy tổ chức nhà văn hóa, tổ dân phố; 195/195 thôn, tổ dân phố thành lập Ban chủ nhiệm nhà văn hóa.

Bài 5: Hình thành những miền quê đáng sống nhờ 5 có 3 không Bài 5: Hình thành những miền quê đáng sống nhờ 5 có 3 không Bài 5: Hình thành những miền quê đáng sống nhờ 5 có 3 không

Huyện cũng thành lập được 1.172 câu lạc bộ văn hóa - thể dục - thể thao. Trong 4 năm, việc quản lý khai thác, xã hội hoá, khuyến khích, vận động nhiều doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư, ủng hộ, tổ chức trung bình mỗi năm được 278 buổi văn nghệ quần chúng, 490 giải thể thao được tổ chức tại các thôn, tổ dân phố với nhiều nội dung phong phú, đa dạng, sôi nổi, thu hút đông đảo mọi tầng lớp Nhân dân tham gia.

Trong 4 năm qua, huyện Đông Anh luôn đạt và vượt các chỉ tiêu về xây dựng mô hình văn hóa, tính đến hết năm 2023, 89.347 hộ gia đình (96%); 154/155 thôn đạt danh hiệu văn hoá (99,3%); 40/40 tổ dân phố đạt danh hiệu văn hoá (100%).

“Tất cả những con số đó “biết nói”, cho thấy sự trăn trở, quyết liệt của các cấp chính quyền huyện Đông Anh trong việc làm sao để khai thác hiệu quả các nhà văn hóa, tổ dân phố sau đầu tư trên địa bàn” - Trưởng phòng Văn hóa – Thông tin huyện Đông Anh nói.

Bài 5: Hình thành những miền quê đáng sống nhờ 5 có 3 không

Mới đây, huyện Đông Anh đã ra mắt Nhà văn hóa kiểu mẫu thôn khu dân cư (KDC) Thăng Long tại xã Hải Bối. Đây là một trong những mô hình hay của TP Hà Nội về phát huy hiệu quả nhà văn hóa trong phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”.

Nhà văn hóa kiểu mẫu thôn KDC Thăng Long có diện tích 1700m2, được xây với kinh phí 9 tỷ đồng từ nguồn ngân sách huyện, bao gồm khu thể thao, sân tập với đủ trang thiết bị, hội trường nhà văn hóa với 150 chỗ ngồi; đặc biệt, có thư viện với hơn 300 đầu sách được huy động từ nguồn xã hội hóa với tổng số tiền gần 80 triệu đồng. Tại đây, các hoạt động thể dục, thể thao, văn hóa, vui chơi được phủ kín trong các ngày trong tuần.

Bài 5: Hình thành những miền quê đáng sống nhờ 5 có 3 không Bài 5: Hình thành những miền quê đáng sống nhờ 5 có 3 không Bài 5: Hình thành những miền quê đáng sống nhờ 5 có 3 không
Huyện Đông Anh (Hà Nội) ra mắt Nhà văn hóa kiểu mẫu thôn khu dân cư Thăng Long tại xã Hải Bối. Đây là một trong những mô hình hay của TP Hà Nội khi phát huy hiệu quả các thiết chế văn hóa cơ sở và phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa".

Ông Nguyễn Hữu Thoại, Trưởng thôn Hải Bối cho hay, thôn có diện tích tương đối rộng, dân số 1.367 hộ với 4.897 nhân khẩu. Đặc thù ở đây là khu dân cư có diện tích đất rất khiêm tốn. Song, Ban lãnh đạo thôn KDC Thăng Long đã xác định rõ, nhà văn hóa giữ vai trò nòng cốt trong xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở. Vì thế, nhằm tạo được sự đồng thuận trong cộng đồng dân cư về triển khai thực hiện mô hình Nhà văn hóa kiểu mẫu, Ban lãnh đạo thôn coi công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân, lấy vai trò của cộng đồng dân cư là hạt nhân chính. Đây là khâu đầu tiên, then chốt để người dân hiểu, đồng thuận và làm theo.

Điều đặc biệt, theo vị trưởng thôn: “Cấp ủy ở KDC Thăng Long rất quan tâm, thực hiện tốt quy chế dân chủ. Tất cả các công việc triển khai thực hiện đều có sự bàn bạc, thảo luận, đóng góp ý kiến của người dân. Tại Hội nghị đại biểu Nhân dân bàn việc xây dựng đời sống văn hóa năm 2024 tại thôn KDC Thăng Long, nội dung xây dựng mô hình Nhà văn hóa kiểu mẫu được cấp ủy, chính quyền đưa ra để Nhân dân biết, bàn, góp ý kiến và đề xuất các giải pháp triển khai thực hiện. Điều này tạo được sự đồng thuận, nhất trí cao trong cộng đồng dân cư, đoàn kết, đồng lòng và quyết tâm xây dựng mô hình”.

Bài 5: Hình thành những miền quê đáng sống nhờ 5 có 3 không

Các tiêu chí trong xây dựng mô hình Nhà văn hóa kiểu mẫu được thông tin, tuyên truyền sâu rộng bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú, hiệu quả trên hệ thống loa truyền thanh tại thôn; tuyên truyền tại các hội nghị, sinh hoạt chuyên đề; tuyên truyền cổ động trực quan thông qua hệ thống băng rôn, khẩu hiệu, pano, thông qua các buổi giao lưu văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao.

Ông Thoại cho hay: “Trong quá trình triển khai, với phương châm: Đồng bộ, hiệu quả, tiêu chí nào dễ, ít kinh phí tập trung làm trước, tiêu chí nào khó, cần thêm kinh phí thì cùng nhau bàn bạc, tìm cách tháo gỡ, huy động nguồn vốn”.

Sau 7 tháng triển khai, đến nay Nhà văn hóa thôn kiểu mẫu thôn KDC Thăng Long đáp ứng đầy đủ tiêu chí: 100% tuyến đường đều được lắp hệ thống điện chiếu sáng và bê tông hóa; đầy đủ các công trình phụ trợ, có vườn hoa, cây cảnh, ghế đá, đã lắp đặt các bộ dụng cụ tập thể dục thể thao cho người lớn, phù hợp với trẻ em và người già, có các sân thể thao phục vụ các hoạt động, phong trào thi đấu thể thao tại thôn…

Bài 5: Hình thành những miền quê đáng sống nhờ 5 có 3 không

Ông Trịnh Minh Huân, Phó chủ tịch xã Hải Bối cho hay, điểm khác biệt của Nhà văn hóa thôn KDC Thăng Long ở chỗ, thư viện từ trong khuôn viên nhà văn hóa rất khang trang, sách được huy động từ nguồn xã hội hóa. Trang thiết bị như kệ sách, bàn ghế, quạt, vật dụng trang trí đều do người dân đóng góp. Với hơn 300 đầu sách, tranh ảnh, nơi đây giờ trở thành điểm hẹn của rất nhiều người cao tuổi và các em thiếu nhi trong khu vực, góp phần nhân rộng và thúc đẩy phong trào văn hóa đọc trong cộng đồng dân cư.

“Kết quả xây dựng nhà văn hoá kiểu mẫu ở thôn KDC Thăng Long đã mang đến luồng sinh khí mới, niềm vui cho người dân trong việc nâng cao đời sống thể chất và tinh thần” – ông Huân nói.

Bài 5: Hình thành những miền quê đáng sống nhờ 5 có 3 không

Bà Nguyễn Thị Tám, Phó chủ tịch UBND huyện Đông Anh chia sẻ thêm, huyện đăng ký xây dựng mô hình Nhà văn hóa kiểu mẫu thôn KDC Thăng Long với TP Hà Nội. Nhà văn hóa này đảm bảo tiêu chí đạt chuẩn theo quy định như diện tích, quy mô xây dựng, các công trình, hạng mục phụ trợ, trang thiết bị, kinh phí hoạt động, cán bộ nghiệp vụ, kết quả trong thu hút tầng lớp Nhân dân tham gia. Để xây dựng mô hình Nhà văn hóa kiểu mẫu, Chi bộ, Ban lãnh đạo, Ban chủ nhiệm NVH KDC Thăng Long đã lựa chọn mô hình thiết kế thư viện, phòng đọc sách trong nhà văn hóa thôn, thay vì bố trí các phòng chức năng khác, nhằm đẩy mạnh phong trào văn hóa đọc trong cộng đồng dân cư. Về quản lý, thôn đã phân công cụ thể các thành viên Ban chủ nhiệm, các chi hội đoàn thể của thôn đăng ký công trình phần việc để đảm bảo nhà vă hóa luôn sáng, xanh, sạch, đẹp, hoạt động hiệu quả, phục vụ tối đa nhu cầu sinh hoạt văn hóa, thể thao của người dân, thúc đẩy mạnh mẽ phong trào văn hóa đọc trong cộng đồng nhất là giới trẻ.

Bài 5: Hình thành những miền quê đáng sống nhờ 5 có 3 không
Thư viện sách tại Nhà văn hóa kiểu mẫu KDC Thăng Long được đầu tư bằng nguồn xã hội hóa.

“Đây là một công trình mang ý nghĩa của sự đoàn kết, là kết quả của những chương trình, Nghị quyết số 250-NQ/HU của Huyện ủy Đông Anh về đầu tư cho các thiết chế văn hóa. Thời gian tới, mô hình này sẽ tiếp tục được chia sẻ, lan tỏa và nhân rộng ra các thôn khác trên địa bàn huyện Đông Anh” – Phó chủ tịch UBND huyện Đông Anh nhấn mạnh.

Phó giám đốc Sở Văn hóa & Thể thao Hà Nội Trần Thị Vân Anh:

Bài 5: Hình thành những miền quê đáng sống nhờ 5 có 3 không
Đồng chí Trần Thị Vân Anh, Phó Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao Hà Nội

Thực tế cho thấy, Nhà nước đầu tư thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở nhưng sử dụng hiệu quả, phát huy hết công năng hay không lại phụ thuộc nhiều vào chính dân cư sống tại nơi đó. Với phương châm “Nhà nước và Nhân dân cùng làm”, tại một số địa phương, nhà văn hóa, điểm sinh hoạt cộng đồng được đầu tư khang trang hơn nhờ nguồn xã hội hóa. Để lấp đầy hoạt động, người dân đã tổ chức sinh hoạt, hội họp thường xuyên, các CLB văn nghệ, văn hóa, thể thao hình thành…

Đặc biệt, người dân bầu ra Ban chủ nhiệm, cùng sự chung tay giám sát của các tổ chức, đoàn thể rất hiệu quả. Điển hình như Nhà văn hóa kiểu mẫu thôn KDC Thăng Long.

Đây không chỉ là kết quả chỉ đạo của TP Hà Nội mà còn là sự đồng tâm, đồng lực của người dân, đặc biệt là sự quyết liệt của những người đứng đầu cấp ủy, chính quyền thôn và các đoàn thể trong việc lấy người dân làm trung tâm, là chủ thể hưởng thụ thành quả này. Những mô hình như vậy cần được nhân rộng ở các địa bàn khác.

Bài 5: Hình thành những miền quê đáng sống nhờ 5 có 3 không

Theo báo cáo của Sở Văn hóa & Thể thao Hà Nội, việc quy hoạch hệ thống thiết chế văn hoá, thể thao của Thành phố Hà Nội đã cơ bản bám sát quy định tại Quyết định số 2164/QĐ-TTg, gắn với phát triển kinh tế, xã hội ở các địa phương và phù hợp với quy hoạch chung của TP Hà Nội.

Hiện nay, trên địa bàn thành phố có 5.249 thiết chế, công trình văn hóa, thể thao. Các Trung tâm văn hóa - thể thao cấp xã được bố trí trang thiết bị cơ bản đầy đủ. Tuy vậy, nguồn kinh phí chi cho tổ chức các hoạt động của hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế đang đặt ra; kinh phí chi cho tổ chức hoạt động tại các thiết chế văn hóa, thể thao nhất là thiết chế cấp xã, nhà văn hóa - khu thể thao thôn, tổ dân phố còn rất thấp.

Một số thiết chế văn hóa ở địa phương xây dựng có quy mô lớn, nhưng hiệu quả khai thác thấp; việc xã hội hóa trong công tác đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị cho hệ thống thiết chế văn hoá, nhất là đối với các nhà văn hoá thôn, tổ dân phố ở một số huyện ngoại thành còn hạn chế. Thêm nữa, một trong những nguyên do nhà văn hóa thôn, tổ dân phố hoạt động chưa hiệu quả là cơ chế chính sách còn thiếu, chưa thống nhất và chưa đồng bộ giữa các cấp dẫn đến lúng túng khi triển khai thực hiện cơ chế tự chủ tài chính trong đầu tư xây dựng công trình văn hóa.

Chị Nguyễn Thị Thùy Linh, cán bộ Phòng Văn hóa – Thông tin huyện Đông Anh chia sẻ, để không lãng phí, 9 Trung tâm văn hóa cấp xã của huyện Đông Anh hiện tại phải cho các CLB Cầu lông, CLB bóng bàn,… tham gia hoạt động, để CLB phân công nhau sử dụng, khai thác, từ đó có thêm kinh phí để chi trả tiền nước, điện, vệ sinh.

Trong khi đó, thành viên Ban chủ nhiệm của Trung tâm văn hóa lại là cán bộ văn hóa xã, vừa phải kiêm nhiệm các công việc chuyên môn khác, lại vừa phải quản lý việc khai thác Trung tâm nhưng cơ chế, thù lao cho họ thì chưa có.

“Thực tế là, ở một số nơi, nhà văn hóa thôn cũng được sử dụng vào việc cho mượn/cho thuê tổ chức đám cưới ở sân để “lấp đầy” hoạt động vào khoảng thời gian trống và có thêm chi phí để trả tiền nước, vệ sinh môi trường… Nhưng cái khó là nếu chiếu theo luật thì hoạt động này lại vi phạm quy định về tài sản công. Chúng tôi mong, Luật Thủ đô (sửa đổi) vừa thông qua với những quy định về đầu tư công, TP sẽ có hướng dẫn cụ thể để Trung tâm văn hóa huyện, xã, nhà văn hóa thôn, tổ dân phố hoạt động thực sự hiệu quả hơn” – chị Linh nói.

Bài 5: Hình thành những miền quê đáng sống nhờ 5 có 3 không Bài 5: Hình thành những miền quê đáng sống nhờ 5 có 3 không
Bài 5: Hình thành những miền quê đáng sống nhờ 5 có 3 không Bài 5: Hình thành những miền quê đáng sống nhờ 5 có 3 không

TS. Lê Minh Nam, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội cũng nhận định, một trong những điểm nghẽn trong thực hiện đầu tư cho thiết chế văn hóa nói chung hiện này là vướng mắc ở đầu tư công (PPP). Cụ thể, theo quy định của Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư số 64/2020/QH 14, hoạt động thể thao, văn hóa không thuộc lĩnh vực được áp dụng PPP. Hiện đã có TP Hồ Chí Minh được cho phép thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, và có cơ sở pháp lý để áp dụng đầu tư công trong xây dựng, đầu tư cho thiết chế văn hóa.

Bên cạnh đó, PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội khóa XV cho biết, vướng mắc đang đặt ra với các thiết chế văn hóa ở Hà Nội là ở vấn đề quản lý tài sản công. Cụ thể, trong Nghị định số 151/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, có nhiều điểm khiến cho nhiều đơn vị có tiềm năng nhưng bị bó buộc, không thoát khỏi "vòng kim cô" của luật pháp. Với Luật Thủ đô (sửa đổi), trong Điều 39 về thực hiện dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Điều 41 về quản lý, sử dụng tài sản công và khai thác công trình hạ tầng cũng đưa vấn đề văn hóa vào. Đây sẽ là cơ sở pháp lý để TP Hà Nội tháo gỡ được nhiều điểm nghẽn, để khai thác, sử dụng hết nguồn lực thiết chế văn hóa.

-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

ĐỂ "KHÔNG AI BỊ BỎ LẠI PHÍA SAU" TRONG HƯỞNG THỤ VĂN HÓA...

Hà Nội là Thủ đô của cả nước, trong nhiều năm qua, thành phố đã đầu tư lớn cho các thiết chế văn hóa của Thủ đô. Mặc dù các thiết chế văn hóa của Thủ đô khá đa dạng, phong phú, đáp ứng một phần nhu cầu của người dân nhưng còn nhiều điểm yếu, bất cập mà nếu chúng ta giải quyết được thì sẽ tạo điều kiện rất tốt cho Thủ đô phát triển sắp tới.

Bài 5: Hình thành những miền quê đáng sống nhờ 5 có 3 không

Hệ thống thiết chế văn hóa bao gồm công lập và tư nhân. Hiện nay, thiết chế văn hóa của tư nhân phát triển rất tốt. Do đó, để “không bỏ ai lại” phía sau trong hưởng thụ văn hóa thì thiết chế văn hóa công lập như nhà văn thôn, tổ dân phố, khu dân cư… phải dành cho nhóm đối tượng mà tư nhân không phủ hết.

Muốn vậy, cần phải có chính sách ưu đãi về đất đai, ưu đãi về hạ tầng, đầu tư cơ sở vật chất, thay đổi tư duy quản lý. Khi chuyển sang kinh tế thị trường, thiết chế văn hóa phải lấy nhu cầu của người dân làm trung tâm, hướng đến thị trường nhiều hơn, tổ chức hoạt động phù hợp cho Nhân dân.

Ngoài ra, cần một cơ chế ưu đãi ưu đãi, nâng cao năng lực chuyên môn cho người làm văn hóa, để duy trì sức sống cho thiết chế văn hóa ở nông thôn, làm sao cho người dân chủ động tạo ra hoạt động ở văn hóa ở nhà văn hóa, điểm sinh hoạt cộng đồng.

Tôi nghĩ, chúng ta hoàn toàn có thể hướng đến xây dựng sản phẩm OCOP trong lĩnh vực văn hóa để tạo ra sự đa dạng trong hoạt động ở các nhà văn hóa thôn, tổ dân phố, khu dân cư…, để thiết chế văn hóa ở nông thôn Hà Nội thực sự có sức sống lâu bền.


Bài viết liên quan loạt bài "Sử dụng hiệu quả thiết chế văn hoá, thể thao ở nông thôn Hà Nội: Đột phá tư duy, phát huy nguồn lực":

Bài 1: Lan toả để hiện thực hoá những mục tiêu lớn Bài 2: Hiệu quả từ những cách làm sáng tạo Bài 3: Tăng cường xã hội hoá và bài học về sự nêu gương Bài 4: Trong cái khó, ló cái khôn

Thái Sơn - Phạm Mạnh

Bài 5: Hình thành những miền quê đáng sống nhờ 5 có 3 không

« Xem bài 4

Thái Sơn