Tag
Nhân lên những “vùng xanh” nông nghiệp an toàn

Bài 2: Nhanh chóng nối lại chuỗi sản xuất, tiêu thụ nông sản, thực phẩm

Nông thôn mới 10/09/2021 07:30
aa
TTTĐ - Không chỉ tập trung thu hoạch rau màu, chuẩn bị canh tác vụ Đông, các huyện, thị xã nằm trong khu vực “vùng xanh” còn nhanh chóng xây dựng lại chuỗi sản xuất, tiêu thụ nông sản, thực phẩm; Trong đó, ưu tiên khôi phục lại việc nuôi trồng và chăm sóc các loại vật nuôi, đảm bảo cung ứng đủ nguồn thực phẩm cho Nhân dân Thủ đô từ nay đến cuối năm.
Nhân lên những “vùng xanh” nông nghiệp an toàn Mở rộng “vùng xanh” nông nghiệp an toàn giúp nông dân yên tâm sản xuất Nhiều huyện “vùng xanh” nhanh chóng nối lại chuỗi sản xuất, kinh doanh “Vùng xanh” chủ động các phương án, không để "đứt gãy" sản xuất nông nghiệp

Tháo gỡ khó khăn cho người chăn nuôi

Thị xã Sơn Tây lâu nay nổi tiếng với nhiều sản vật đặc trưng, trong đó có giống gà Mía tiến vua được đông đảo người tiêu dùng trong nước biết đến. Mặc dù là đặc sản nổi tiếng, được chăn nuôi nhiều song từ khi dịch Covid-19 diễn biến phức tạp tại nhiều tỉnh, thành khiến cho thị trường tiêu thụ không ổn định, giá gà lên xuống thất thường, trong khi đó, giá thức ăn liên tục tăng cao, nhiều gia đình bị thua lỗ nặng nên đành ngậm ngùi tạm thời ngừng chăn nuôi giống gà quý này.

Tuy nhiên, khi nghe tin thành phố triển khai phương án phân vùng chống dịch, các huyện “vùng xanh” được nới lỏng giãn cách để khôi phục sản xuất, kinh doanh, các hộ dân chăn nuôi tại Đường Lâm (thị xã Sơn Tây, Hà Nội) đã vui mừng khôn xiết, vì họ có cơ hội được tái đàn, phục hồi sản xuất, kinh doanh, cải thiện thu nhập.

Bài 2: Nhanh chóng nối lại chuỗi sản xuất, tiêu thụ nông sản, thực phẩm
Khi có chỉ thị của thành phố về việc từng bước khôi phục sản xuất, kinh doanh, các hộ dân ở Đường Lâm rất vui vì đã tìm ra hướng tháo gỡ khó khăn

Ông Hà Văn Chiến, thôn Mông Phụ, xã Đường Lâm (thị xã Sơn Tây, Hà Nội) cho biết: Kể từ giữa năm 2020 tới nay, giá gà Mía liên tục lên xuống thất thường. Nhất là thời điểm trước Tết Nguyên đán, giá gà chỉ khoảng 70.000-80.000 đồng/kg đã khiến cho người chăn nuôi gà bị lỗ nặng.

Nguyên nhân là do dịch bệnh diễn biến phức tạp, gà nuôi đến lứa không xuất bán được, trong khi đó hàng ngày vẫn mất tiền cám, ngô cho gà ăn nên nhiều gia đình rơi vào cảnh khó khăn, đành chấp nhận bán giá thấp để gỡ gạc chút vốn.

“Sau Tết, tình hình dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp nên nhiều hộ chăn nuôi vẫn quyết định để chuồng trại không. Hiện nay, khi có hướng dẫn của thành phố về việc từng bước khôi phục sản xuất, kinh doanh, các hộ dân ở Đường Lâm rất vui vì đã tìm ra hướng tháo gỡ khó khăn, nhờ đó cuộc sống của người dân chăn nuôi sẽ được cải thiện”, ông Hà Văn Chiến chia sẻ.

Không chỉ người dân chăn nuôi ở Đường Lâm vui mừng khi được khôi phục sản xuất, kinh doanh trong điều kiện mới mà người dân, doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất, cung ứng lương thực thực phẩm trên địa bàn huyện Ba Vì cũng như gỡ bỏ được “gánh nặng” khi nằm trong khu vực “vùng xanh” được phép đẩy mạnh sản xuất, tránh được nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng nông sản thực phẩm phục vụ Nhân dân.

Bài 2: Nhanh chóng nối lại chuỗi sản xuất, tiêu thụ nông sản, thực phẩm
Việc nới lỏng giãn cách như hiện nay đã tạo điều kiện thuận lợi giúp các hợp tác xã mở rộng quy mô sản xuất

Theo ông Nguyễn Giáp Đông, Trưởng phòng Kinh tế huyện Ba Vì, hiện nay, huyện có 103 hợp tác xã nông nghiệp, 178 trang trại đang hoạt động, góp phần hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung.

Hiện, Hợp tác xã Chăn nuôi và Tiêu thụ Gà đồi Ba Vì là đơn vị sản xuất gia cầm rất lớn, lượng tiêu thụ mỗi tháng từ 20 - 30 nghìn con, tổng đàn 300 nghìn con/năm. Với việc nới lỏng giãn cách như hiện nay đã tạo điều kiện thuận lợi giúp hợp tác xã mở rộng quy mô sản xuất, đồng thời có phương án cung ứng cho thị trường Hà Nội nhanh chóng, an toàn hơn.

Cũng theo ông Nguyễn Giáp Đông, hiện Ba Vì vẫn đang tiếp tục cung cấp các sản phẩm thiết yếu như trứng, sữa… cùng nhiều nông sản khác. Việc kết nối lại chuỗi sản xuất - cung ứng theo chỉ đạo của thành phố như hiện nay đã mở ra con đường mới cho người dân và các doanh nghiệp trên địa bàn yên tâm sản xuất và chống dịch hiệu quả.

Mở "cánh cửa" mới cho các doanh nghiệp sản xuất

Mặc dù là một trong số những đơn vị duy trì phát triển ổn định trong mùa dịch vì có chuỗi liên kết từ khâu chăn nuôi - giết mổ - tiêu thụ song trong bối cảnh Hà Nội áp dụng phương án chống dịch theo từng vùng, cùng với việc khuyến khích đẩy mạnh phát triển sản xuất, kinh doanh đã giúp cho Hợp tác xã Chăn nuôi và Dịch vụ Đồng Tâm xã Cấn Hữu, huyện Quốc Oai (Hà Nội) có thêm hướng đi mới.

Ông Nguyễn Đình Tường, Giám đốc Hợp tác xã Chăn nuôi và Dịch vụ Đồng Tâm cho biết: Nhờ chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học, quy trình khép kín từ khâu chọn con giống, chăm sóc, cho ăn, phòng bệnh theo từng giai đoạn đến khi xuất bán, giết mổ, đóng gói đưa đến người tiêu dùng. Hợp tác xã liên kết với doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm nên tuy dịch Covid-19 diễn biến phức tạp nhưng các sản phẩm thịt sạch, đặc biệt là các sản phẩm thịt lợn chế biến đạt 4 sao OCOP của hợp tác xã vẫn tiêu thụ mạnh tại các siêu thị, cửa hàng tiện ích trên địa bàn thành phố.

Bài 2: Nhanh chóng nối lại chuỗi sản xuất, tiêu thụ nông sản, thực phẩm
Việc thực hiện Chỉ thị số 20-CT/UBND của UBND thành phố Hà Nội giúp các đơn vị có nhiều cơ hội để mở rộng quy mô sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm

Trước thời điểm dịch Covid-19, chuỗi chăn nuôi và cung cấp sản phẩm thịt lợn của hợp tác xã phát triển ổn định. Thời gian gần đây, khi thành phố thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, người tiêu dùng lựa chọn mua sắm tại các kênh siêu thị, cửa hàng thực phẩm an toàn thì sản lượng thịt lợn của hợp tác xã cung cấp cho thị trường càng tăng cao.

Đặc biệt, sau khi áp dụng phương án phòng chống dịch trong điều kiện mới như hiện nay, hợp tác xã càng có nhiều cơ hội để mở rộng quy mô, đồng thời đẩy mạnh liên kết giữa các bên nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, từng bước chinh phục các thị trường mới.

“Giai đoạn này, chúng tôi sẽ tiến từng bước thận trọng, vừa tập trung đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh nhằm cung ứng phực phẩm phục vụ Nhân dân, vừa tìm giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm và đặc biệt là thực hiện các biện pháp phòng chống dịch an toàn và hiệu quả”, Nguyễn Đình Tường, Giám đốc Hợp tác xã Chăn nuôi và Dịch vụ Đồng Tâm nhấn mạnh.

Như vậy, việc thực hiện Chỉ thị số 20-CT/UBND của UBND thành phố Hà Nội về tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19 theo 3 vùng không chỉ tháo gỡ khó khăn cho người chăn nuôi, giúp họ có cơ hội khôi phục sản xuất, kinh doanh, cải thiện thu nhập mà còn đảm bảo nguồn cung ứng thực phẩm cho người dân Thủ đô trong gian đoạn tới.

(Còn nữa)

Đọc thêm

Bài 3: Phú Giáo hướng tới nền nông nghiệp bền vững Nông thôn mới

Bài 3: Phú Giáo hướng tới nền nông nghiệp bền vững

TTTĐ - Trong những năm qua, huyện Phú Giáo đã có nhiều cách làm hay, hiệu quả, khuyến khích, vận động người dân, doanh nghiệp ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm; qua đó góp phần tăng thu nhập cho người dân và hướng tới xây dựng nền sản xuất nông nghiệp bền vững.
Bài 2: Những tỷ phú chân đất Nông thôn mới

Bài 2: Những tỷ phú chân đất

TTTĐ - Phú Giáo từng là huyện nghèo nhất của tỉnh Bình Dương, tuy nhiên, chỉ trong hơn 10 năm trở lại đây, nhờ cuộc “cách mạng” trong phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã mở đường cho hàng loạt tỷ phú, triệu phú chân đất xuất hiện.
Bài 1: Đổi thay Phú Giáo Nông thôn mới

Bài 1: Đổi thay Phú Giáo

TTTĐ - Được tái lập từ ngày 20/8/1999, qua một phần tư thế kỷ kiến tạo và phát triển, huyện Phú Giáo (Bình Dương) đã xây dựng một bức tranh tươi đẹp trên vùng đất giàu truyền thống cách mạng. Góp phần không nhỏ vào sự phát triển của huyện là nhờ nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Ba Vì đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, làng nghề Nông thôn mới

Ba Vì đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, làng nghề

Với vị thế của “vùng đất trăm nghề”, Hà Nội đã không ngừng đẩy mạnh kết nối, quảng bá, thúc đẩy thu hút đầu tư vào bảo tồn và phát triển làng nghề, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu của thành phố, đẩy mạnh phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân.
Hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp ngày càng nâng cao Nông thôn mới

Hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp ngày càng nâng cao

TTTĐ - Nhằm khuyến khích, tạo điều kiện phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức kinh tế tập thể, hợp tác xã, thành phố Hà Nội đã từng bước tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các đơn vị.
Luật Thủ đô: Mở hành lang phát triển nông nghiệp đô thị Nông thôn mới

Luật Thủ đô: Mở hành lang phát triển nông nghiệp đô thị

TTTĐ - Theo TS Cao Đức Phát, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, việc hoàn thiện Luật Thủ đô sẽ thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn Hà Nội.
Người Đan Phượng "khoe" đặc sản trong ngày hội đại đoàn kết Nông thôn mới

Người Đan Phượng "khoe" đặc sản trong ngày hội đại đoàn kết

TTTĐ - Tối 13/11, Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc Cụm dân cư số 5, xã Thọ Xuân, huyện Đan Phượng, Hà Nội đã trở thành dịp để bà con trưng bày những thành tựu trong lĩnh vực văn hóa, kinh tế, chuyển đổi số...
Độc đáo “Sắc hoa trên miền di sản” Nông thôn mới

Độc đáo “Sắc hoa trên miền di sản”

TTTĐ - Làng nghề cây cảnh hoa giấy Phù Đổng được hình thành hơn 20 năm. Đến nay nghề trồng hoa giấy ở Phù Đổng ngày càng phát triển, trở thành nghề chính của xã với hàng trăm hộ trồng hoa.
Xây dựng trường học đáp ứng các tiêu chí Nông thôn mới nâng cao Nông thôn mới

Xây dựng trường học đáp ứng các tiêu chí Nông thôn mới nâng cao

TTTĐ - Thực hiện tiêu chí giáo dục trong xây dựng Nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu, những năm qua, ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô đã triển khai nhiều giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học; chủ động tham mưu các cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, bổ sung đội ngũ cán bộ, giáo viên cho các trường học, đảm bảo đáp ứng các quy định của trường chuẩn quốc gia...
Sôi nổi cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp tại Bình Dương Nông thôn mới

Sôi nổi cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp tại Bình Dương

TTTĐ - Ngày 8/11, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Dương đã tổ chức vòng chung kết Cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp lần thứ 12.
Xem thêm