Tag
"Dành cả tuổi thanh xuân” để “cõng chữ lên non”...

Bài 2: Thầy giáo Mua Mí Lầu “mang chữ" về bản Mông

Giáo dục 17/11/2022 08:00
aa
TTTĐ - “Tôi sinh ra trong gia đình bố mẹ đều làm nông nghiệp, nhà lại đông anh em. Mãi đến năm 10 tuổi, tôi mới được cắp sách đến trường, bởi lúc ấy trong làng mới có trường và thầy cô mang chữ về bản”, anh Mua Mí Lầu chia sẻ.
"Dành cả tuổi thanh xuân” để “cõng chữ lên non”...Thầy giáo “khó tính” của “Áo xanh sư phạm, tiếp sức mùa thi”

Đó cũng chính là động lực để anh Mua Mí Lầu cố gắng vươn lên trở thành một thầy giáo. Anh bày tỏ, với mong ước có thể góp phần công sức nhỏ bé của bản thân cho giáo dục, bởi chính anh nhận thấy rằng, chỉ có việc học tập mới có thể thay đổi được những suy nghĩ tiêu cực, phong tục, hủ tục, tập quán lạc hậu của người Mông nói riêng và cộng đồng các dân tộc.

Chạy xe một tiếng trong mưa, chờ nửa ngày "mời" trò đến trường

Niềm vui sướng khi được đến trường, đến nay, anh vẫn không thể nào quên. Đó chính là sự ân cần và dịu dàng của thầy cô trong mỗi tiết học. Hồi học trung học cơ sở, anh Mí Lầu đã đặt ra mục tiêu, cố gắng học tập thật tốt để sau này trở thành thầy giáo.

Thầy giáo 9X
Khoảnh khắc trên lớp dạy học trò của thầy giáo 9X Mua Mí Lầu

Tốt nghiệp ra trường chuyên nghành Văn - Địa, đầu tháng 2/2016, anh được phân công công tác tại trường PTDTBT THCS Thượng Phùng, xã Thượng Phùng, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang. Xã Thượng Phùng là một trong 54 xã đặc biệt khó khăn của cả nước, khí hậu khắc nghiệt, quanh năm lạnh giá và thường đóng băng về mùa đông. Địa hình núi cao, dốc dựng đứng, bị chia cắt bởi nhiều khe suối sâu. Do đó, các thôn bản cũng ở xa trung tâm xã, trường học nên việc đến lớp của các em học sinh lại càng khó khăn hơn, nhất là vào mùa đông và những ngày mưa bão.

Ở xã có 13 thôn bản với 6.000 nhân khẩu, thôn xa nhất là thôn Lủng Chư gần 1.000 nhân khẩu. Số học sinh trong độ tuổi học THCS rất lớn nhưng các em lại hay bỏ học giữa chừng vì nhiều lí do như: Bố mẹ không cho đi học, ở nhà phụ giúp gia đình, trông em... thậm chí nhiều khi đến nhà các em trốn không gặp thầy cô. Điều đó càng thôi thúc thầy giáo 8X thuyết phục học trò và phụ huynh nhận thấy được vai trò vô cùng quan trọng của việc học.

Thầy giáo Mua Mí Lầu (ở giữa) cùng học trò
Thầy giáo Mua Mí Lầu (ở giữa) cùng học trò

Theo anh Lầu, do điều kiện ở đây quá thiếu thốn, khó khăn nên việc học tập chưa được chú trọng. Bởi thế, anh và các thầy cô giáo luôn chủ động tâm sự, chia sẻ, gần gũi các em, đến nhà các em tìm hiểu hoàn cảnh gia đình và trao đổi với phụ huynh.

Thầy giáo trẻ kể: “Tôi nhớ vào đầu năm học 2017-2018 đi đến nhà gọi học trò Vàng Thị Si (ở xóm Thín Ngài). Quãng đường đến nhà cô bé hơn 10km, chạy xe máy mất một tiếng đồng hồ. Đường dốc và hẹp. Trời lại mưa. Suýt chút nữa cả người và xe rơi xuống sông. Sau đó, tôi phải chờ nửa ngày em ấy mới chịu cùng thầy lên trường. Khi hai thầy trò quay lên đến trường thì đã hơn 22 giờ… Bây giờ em Si đã là sinh viên năm thứ hai, trường Đại học Tân Trào”.

Hạnh phúc khi thấy học sinh trưởng thành

Anh Mí Lầu là người dân tộc Mông cũng như đồng bào nơi đây nên việc giao tiếp với các em học sinh và phụ huynh thuận lợi hơn so với anh em đồng nghiệp. Thầy cô giáo đến tận nhà vận động học sinh đến trường, có những trường hợp phải đến rất nhiều lần, có khi đi lên nương tìm người. Thế rồi các em yêu quý thầy cô hơn, phụ huynh cũng tin tưởng và thay đổi suy nghĩ, cho con em đi học.

Thầy giáo Mua Mí Lầu cùng đồng nghiệp làm công tác dân vận
Thầy giáo Mua Mí Lầu cùng đồng nghiệp làm công tác dân vận

“Sau khi được thuyết phục, các em đến trường đều đặn, ngoan ngoãn. Trong lớp học nhiều cánh tay giơ lên phát biểu xây dựng bài khi thầy giáo đặt câu hỏi, những lúc ấy, tôi thật sự hạnh phúc”, anh Mua Mí Lầu bày tỏ.

"Riêng lớp tôi chủ nhiệm, có học sinh ở xóm xa nhất, cách trường tới 13 cây số. Giờ vẫn còn một số thôn chưa có đường bê tông, chưa có điện thắp sáng và chưa sóng điện thoại.

Ít ai có thể nghĩ ở nơi núi rừng mênh mông này nhưng trong trường, học trò của tôi lại thiếu sân chơi do đóng ở nơi địa hình bị chia cắt và dù là trường bán trú nhưng vào mùa đông, cứ trời mưa là đường sá đóng băng nên học sinh phải ở lại không thể về nhà", thầy giáo Lầu chia sẻ.

Thế rồi, kể cả những ngày gió tràn về, màn sương mù lạnh lẽo bao trùm cả trời và đất, gió rét lùa như muốn cắt da cắt thịt nhưng không ngăn nổi những em bé trong manh áo mỏng manh vẫn chăm chỉ ôm từng cuốn sách, trang vở vượt rừng, băng núi đến trường theo tiếng gọi của thầy, cô.

Trong suốt gần 7 năm công tác giảng dạy, thầy giáo 8X luôn cố gắng, học hỏi, trau dồi kiến thức, để mỗi tiết học được sinh động, dễ hiểu hơn đối với các em. Điều mà anh Mí Lầu luôn trăn trở là làm thế nào để học sinh hiểu được từng chữ, từng câu mà thầy cô nói. Bởi gần như 100% các em trong trường là dân tộc Mông, dù đã lên cấp trung học cơ sở nhưng vẫn còn rất hạn chế về tiếng phổ thông. Đồng thời, anh luôn mong sao không còn học sinh nào bỏ học.

Việc dạy học ở đây phần nhiều vất vả hơn so với vùng xuôi. Người thầy không chỉ làm công việc dạy học đơn thuần mà còn phải đảm nhiệm trách nhiệm làm cha, làm mẹ học sinh, luôn chăm lo cho các em từng bữa ăn, giấc ngủ. Tuy nhiên cũng thật hạnh phúc khi trò ngày một trưởng thành, hiểu biết nhiều hơn, tôi thấy bản thân thật may mắn khi được công tác ở đây”, thầy giáo Mua Mí Lầu bày tỏ.

Cũng vì thế mà không chỉ anh Lầu mà cả người vợ của anh đang là giáo viên ở huyện Đồng Văn cũng chấp nhận lặn lội cả trăm cây số, chỉ gặp nhau vào ngày thứ 7, cùng đoàn tụ với cha mẹ, con nhỏ đúng một ngày rồi lại trở về với công việc bám trường, bám bản nâng cao chất lượng giáo dục vùng còn nhiều khó khăn.

(Còn nữa)

Đọc thêm

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đạt chuẩn kiểm định chất lượng FIBAA Giáo dục

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đạt chuẩn kiểm định chất lượng FIBAA

TTTĐ - Ngày 24/10, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (NEU) tổ chức lễ công bố và trao chứng nhận đạt chuẩn chất lượng cơ sở giáo dục và các chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn FIBAA.
Kết nối nguồn lực kiên cố hóa trường lớp, nhà công vụ giáo viên Giáo dục

Kết nối nguồn lực kiên cố hóa trường lớp, nhà công vụ giáo viên

TTTĐ - Sáng 25/10, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội nghị tổng kết công tác xã hội hóa về kiên cố hóa trường lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2013-2023, nhiệm vụ và giải pháp trong thời gian tới.
Hà Nội ra mắt 13 đội tuyển thi chọn học sinh giỏi quốc gia Giáo dục

Hà Nội ra mắt 13 đội tuyển thi chọn học sinh giỏi quốc gia

TTTĐ - Chiều 23/10, tại Trường THPT Hà Nội - Amsterdam, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã công bố quyết định về việc thành lập các đội tuyển học sinh giỏi tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia năm học 2024 - 2025.
Học viện Hành chính Quốc gia chào đón hơn 3.000 tân sinh viên Giáo dục

Học viện Hành chính Quốc gia chào đón hơn 3.000 tân sinh viên

TTTĐ - Chiều 22/10, tại Hà Nội, Học viện Hành chính Quốc gia tổ chức Lễ khai giảng năm học mới 2024 - 2025, chào đón hơn 3.000 tân sinh viên, học viên. Tham dự có Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương.
Sinh viên Đà Nẵng chế tạo thiết bị lưu trữ hydrogen an toàn Giáo dục

Sinh viên Đà Nẵng chế tạo thiết bị lưu trữ hydrogen an toàn

TTTĐ - Nhóm sinh viên Đà Nẵng đã nghiên cứu, chế tạo thiết bị chuyển hydrogen từ dạng khí, dạng lỏng sang dạng rắn để dễ dàng lưu trữ, vận chuyển mà không gây các nguy cơ mất an toàn, cháy nổ; có tính ứng dụng cao trong sản xuất công nghiệp.
Ngày hội Giáo dục New Zealand 2024 thu hút hơn 1.000 người tham dự Giáo dục

Ngày hội Giáo dục New Zealand 2024 thu hút hơn 1.000 người tham dự

TTTĐ - Sáng 20/10, Cơ quan Giáo dục New Zealand (Education New Zealand - ENZ) phối hợp cùng Đại sứ quán và Tổng Lãnh sự quán New Zealand tổ chức Ngày hội Giáo dục New Zealand 2024 tại Hà Nội. Đây là sự kiện lớn nhất trong năm về giáo dục New Zealand.
Hơn 2.200 học sinh Hà Nội đăng ký dự thi đội tuyển cấp quốc gia Giáo dục

Hơn 2.200 học sinh Hà Nội đăng ký dự thi đội tuyển cấp quốc gia

TTTĐ - Thông tin từ Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết, hơn 2.200 học sinh các trường THPT trên địa bàn thành phố đã tham dự kỳ thi chọn đội tuyển học sinh giỏi dự thi cấp quốc gia năm học 2024 - 2025. Con số này tăng gấp 2 lần so với năm ngoái.
Hà Nội phát động thi đua xây dựng Trường học hạnh phúc Giáo dục

Hà Nội phát động thi đua xây dựng Trường học hạnh phúc

TTTĐ - Sáng 19/10, tại trường Tiểu học Long Biên, quận Long Biên, Hà Nội, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội phát động thi đua xây dựng “Trường học hạnh phúc” năm học 2024 - 2025.
Lấy ý kiến về dự thảo quy chế tuyển sinh THCS và THPT Giáo dục

Lấy ý kiến về dự thảo quy chế tuyển sinh THCS và THPT

TTTĐ - Quy chế tuyển sinh THCS và THPT là căn cứ để các địa phương triển khai công tác chuẩn bị cho các kỳ thi.
Bộ GD&ĐT công bố đề tham khảo thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 Giáo dục

Bộ GD&ĐT công bố đề tham khảo thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025

TTTĐ - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa công bố đề thi tham khảo kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025.
Xem thêm