Bài 201: Đưa tranh dân gian đến gần hơn với cuộc sống đương đại
![]() |
>> Xây dựng người Hà Nội văn minh, thanh lịch:
Bài 200: Nét văn hóa chợ truyền thống Hà Nội
Dòng tranh thất truyền hơn 70 năm trước đã được bà Nguyễn Thị Thu Hòa- Giám đốc Bảo tàng Gốm sứ Hà Nội cùng với các cộng sự của mình nỗ lực không mệt mỏi phục dựng thành công. Những bức tranh gà, tranh lợn, tranh tiến tài tiến lộc… in trên giấy đỏ làm ấm lòng những người làng tranh vào dịp cuối năm giá rét. Chả mấy chốc nữa những người yêu tranh dân gian Thủ đô và khắp cả nước sẽ được nâng niu từng bức tranh mang đậm dấu ấn cổ truyền của dân tộc. Mua được bức tranh đúng ý, treo trang trọng trong nhà để ngắm, để xuýt xoa chắc hẳn là một cảm giác thật tuyệt vời. Nó giúp cho cái Tết trôi đi một cách đáng nhớ chứ không vội vã, thậm chí vô cảm trong cuộc sống vốn nhiều bộn bề như hiện tại.
![]() |
Bà Thu Hòa cho biết: “Tính đến thời điểm này, chúng tôi khôi phục 30 mẫu mới. Chúng tôi cũng phối hợp với các nghệ nhân làng Đông Hồ (Bắc Ninh) để tạo mẫu mới cho tranh Kim Hoàng. Đó là hai mẫu tranh Nghê để chào đón năm Mậu Tuất 2018, 2 mẫu Tiến tài tiến lộc vẽ tay phỏng theo mẫu khắc gỗ Kim Hoàng; in mẫu tranh Kim Hoàng trên phong bao lì xì để đa dạng hóa sản phẩm và góp phần lan tỏa hơn…”. Bà Hòa cũng hợp tác với nghệ nhân tranh Hàng Trống Lê Đình Nghiên để chuẩn bị ra mắt những bức tranh Hàng Trống với kích thước nhỏ để có thể phù hợp với những không gian của các gia đình trẻ, nhỏ hẹp.
Theo đó, tranh Kim Hoàng không chỉ sống lại mạnh mẽ trong nước mà còn vượt qua biên giới. Những giá trị và cái đẹp tâm linh của tranh dân gian đã chạm tới trái tim, sự cảm thụ của xứ sở kim chi khi năm 2017 vừa qua tranh Kim Hoàng xuất hiện trong Lễ hội và Hội thảo quốc tế về tranh dân gian khắc gỗ và triển lãm tranh in dân gian trên gỗ tại Hàn Quốc. Toàn bộ số tranh Kim Hoàng mang đi từ Việt Nam và tranh in trong lễ hội đã được tặng lại cho Bảo tàng tranh dân gian Hàn Quốc và các bạn quốc tế.
Trong khi đó, nhóm S River do Trịnh Thu Trang sáng lập đang gấp rút hoàn thành cuốn sách “Họa sắc Việt từ tranh dân gian Hàng Trống”. Không chỉ quan tâm, sưu tập mà Thu Trang còn luôn đau đáu để tìm ra dự án khả thi nhằm bảo tồn, lan tỏa dòng tranh đang trên bờ vực thất truyền này trong đời sống đương đại. Với dự án “Họa sắc Việt”, tranh Hàng Trống sẽ được số hóa thành bảng mã màu, file vector họa tiết cùng hướng dẫn kết hợp màu sắc và cách ứng dụng trên thiết kế đồ họa, thời trang, nội thất và thủ công mỹ nghệ. Đây là cách giúp tranh có ứng dụng sâu rộng vào đời sống đương đại để tranh Hàng Trống có sức sống bền vững, đi cùng thời đại mới. Nghệ nhân cuối cùng của dòng tranh Hàng Trống là ông Lê Đình Nghiên cùng nhà nghiên cứu Phan Ngọc Khuê rất tâm đắc và trực tiếp hỗ trợ để dự án thành hiện thực.
Thuộc thế hệ 9X, Nguyễn Xuân Lam với dự án “Vẽ lại tranh dân gian” cũng đã chứng tỏ sự đam mê và khát vọng đưa tranh dân gian Việt Nam đến gần với đời sống đương đại, nhất là thế hệ trẻ. Sau hai năm triển khai, đến nay, những thành quả ban đầu của họa sĩ trẻ đã được ghi nhận thông qua hàng loạt bức tranh dân gian của Đông Hồ, Hàng Trống, tranh thờ các dân tộc thiểu số… Bên cạnh đó, những bức tranh dân gian do Xuân Lam làm mới còn được ứng dụng vào các sản phẩm tiêu dùng như lịch bàn, phong bao mừng tuổi, thậm chí in trên áo phông…
Vấn đề đặt ra là muốn phát triển và tranh dân gian bước vào những không gian đương đại đồng thời để giới trẻ yêu thích thì việc làm mới tranh dân gian là vấn đề cần thiết. “Nếu không làm mới thì rất khó để thu hút được công chúng đương đại đến với tranh dân gian”- bà Thu Hòa nói. Nhà thiết kế Trịnh Thu Trang cũng cho biết ở nhiều nước trên thế giới như Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan... việc số hóa các loại hình nghệ thuật truyền thống đã được làm từ nhiều năm. Họ coi đây như một chiến lược quốc gia về thẩm mỹ, thực hiện đồng bộ trên nhiều ban, ngành khác nhau.
Những điều mà các nhà sưu tầm, nhà thiết kế, họa sĩ trẻ đang làm không phải cho riêng cá nhân họ mà để cho cả cộng đồng cùng hiểu biết, cùng yêu mến và lan tỏa đi giá trị truyền thống của dân tộc. Điều đó càng khiến tâm huyết của họ trở nên đáng quý, đáng trân trọng.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Đặc sắc không gian giới thiệu văn hoá, du lịch Lâm Đồng tại Hà Nội

Soi chiếu chính mình trong ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh

Tràn ngập lòng biết ơn với "Chân dung Bác Hồ qua trang sách"

Khắc họa tầm vóc, giá trị di sản của Bác Hồ trong lịch sử dân tộc và thời đại...

Nhiều hoạt động ý nghĩa kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

Đề xuất đưa dân ca Hrê vào danh sách di sản quốc gia

Nhà thiết kế Yến Ngô hạnh phúc khi đồng hành Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ

Tổng Bí thư Tô Lâm dự khai mạc Lễ hội Làng Sen năm 2025

Tổng Bí thư Tô Lâm tặng tác phẩm “Việt Nam - những trang sử vàng” cho Khu Di tích Kim Liên
