Tag
Hành động của Đoàn thực hiện Nghị quyết 57

Bài 3: Nhà khoa học - những người tiên phong, mở đường

Tuổi trẻ học và làm theo Bác 23/03/2025 08:11
aa
TTTĐ - Trong Chương trình Hành động thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW của Đoàn xác định nhà khoa học trẻ đóng vai trò then chốt, vị trí trung tâm trong phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo. Họ cũng là những người tiên phong, mở đường, góp phần hiện thực hóa các mục tiêu của Nghị quyết.
212 dự án thi nghiên cứu khoa học kỹ thuật cấp quốc gia Hành động của Đoàn thực hiện Nghị quyết 57 Bài 2: Chuyển đổi số hoạt động của Đoàn

Tiên phong làm chủ công nghệ

Ở tuổi 33, TS Phạm Huy Hiệu, giảng viên Trường ĐH VinUni là tác giả chính của cụm 3 công trình khoa học công bố bởi Tạp chí Nature Scientific Data (IF 8.9) và Neurocomputing (IF 5.5) với hơn 700 nhóm nghiên cứu trên khắp thế giới đã trích dẫn, khai thác các nghiên cứu này.

Anh cũng đã công bố 70 bài báo khoa học trên các tạp chí và hội thảo quốc tế uy tín trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, thị giác máy tính và y tế thông minh, trong đó có 24 bài báo tạp chí Q1 và 16 bài hội nghị quốc tế rank A/A* (ICLR, CVPR, ICCV, MICCAI, ICASSP). Anh còn là nhà khoa học trẻ nhất đạt Giải thưởng khoa học Quả Cầu Vàng 2023; Giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2024; tác giả 4 bằng độc quyền sáng chế và 1 giải pháp phần mềm hữu ích…

Bài 3: Nhà khoa học - những người tiên phong, mở đường
TS Phạm Huy Hiệu hiện là giảng viên Trường ĐH VinUni

Sinh năm 1992 tại Nam Định, tốt nghiệp Đại học Bách khoa Hà Nội năm 2015 sau đó anh Hiệu hoàn thành chương trình tiến sĩ về khoa học máy tính tại Viện đại học Toulouse (Pháp). Năm 2019, anh về nước và làm việc tại Viện Nghiên cứu dữ liệu lớn Vingroup với vai trò chuyên gia nghiên cứu.

Hiện anh Hiệu là giảng viên tại Viện Kỹ thuật và khoa học máy tính, chuyên gia nghiên cứu tại Trung tâm Sức khoẻ Thông minh VinUni-Illinois và là Giám đốc Trung tâm Khởi nghiệp (E-lab) thuộc trường Đại học VinUni. Trong hành trình nghiên cứu của mình, anh và các cộng sự đã thực hiện rất nhiều công trình khoa học mang lại giá trị cho cộng đồng.

Các nghiên cứu của anh Hiệu tập trung khai thác công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI) và khoa học dữ liệu để phát triển các giải pháp có chi phí thấp, dễ sử dụng và tiếp cận ở quy mô lớn nhằm nâng cao sức khỏe cộng đồng. Anh được ghi nhận là nhà khoa học trẻ tiên phong trong việc định hình y tế số tại Việt Nam thông qua các hoạt động nghiên cứu và đào tạo.

Tiến sĩ Hiệu được biết đến là người tiên phong trong định hình y tế số
Tiến sĩ Hiệu được biết đến là người tiên phong trong định hình y tế số

Là một nhà nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học và công nghệ, TS Hiệu dành sự quan tâm đặc biệt đến Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị. Theo TS Hiệu, Nghị quyết 57 đã đưa ra nhiều giải pháp đột phá nhằm tháo gỡ rào cản thể chế, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

Để cụ thể hóa Chương trình hành động của Đoàn thực hiện Nghị quyết 57, TS đề xuất thành lập một quỹ tài trợ chuyên biệt dành cho các nhà khoa học trẻ dưới 35 tuổi, nhằm khuyến khích phát triển các ý tưởng đột phá trong các lĩnh vực mũi nhọn như: AI, công nghệ sinh học, năng lượng tái tạo, y tế thông minh và chuyển đổi số…

Các nghiên cứu của anh mở ra hướng nghiên cứu mới, đặc biệt hướng tới giải quyết bài toán, thách thức y tế và công nghệ tại Việt Nam cũng như của người Việt. Trong số đó, có 2 công trình về lĩnh vực y tế được đánh giá rất cao là: “Phần mềm chẩn đoán hình ảnh y tế VinDr dựa trên công nghệ trí tuệ nhân tạo” giúp hỗ trợ đắc lực cho bác sĩ trong sàng lọc ung thư và phát hiện các bệnh nan y và "Giải pháp VAIPE: Hệ thống theo dõi và hỗ trợ chăm sóc sức khỏe thông minh cho người Việt".

Phần mềm chẩn đoán hình ảnh y tế VinDr dựa trên công nghệ trí tuệ nhân tạo” hướng tới thu thập, chuẩn hóa và dán nhãn các cơ sở hình ảnh y tế quy mô lớn để phục vụ phát triển thuật toán trí tuệ nhân tạo (AI); hỗ trợ khoanh vùng tổn thương và phân loại sớm các bệnh lý, đặc biệt là các bệnh lý nguy hiểm và thường gặp tại Việt Nam.

“Với công trình này, chúng tôi đã công bố 5 bộ dữ liệu quy mô lớn về chẩn đoán hình ảnh y khoa. Các bộ dữ liệu do nhóm thu thập và chuẩn hóa được mở hoàn toàn miễn phí cho cộng đồng khoa học trong nước và quốc tế”, TS Hiệu cho biết.

Các bộ dữ liệu này đã được hàng trăm nhóm nghiên cứu trên khắp thế giới trích dẫn và khai thác để đánh giá hiệu quả của các thuật toán, mô hình học máy dựa trên dữ liệu. Sinh viên các trường đại học kỹ thuật trên khắp cả nước cũng đã sử dụng các bộ dữ liệu này phục vụ học tập và nghiên cứu. Đặc biệt, giải pháp này đã được triển khai ở hơn 40 bệnh viện trên khắp cả nước và xử lý hơn 300.000 lượt bệnh nhân mỗi tháng và được các bác sĩ đánh giá giúp giảm thiểu sai sót, hỗ trợ sàng lọc.

Tiến sĩ Phạm Huy Hiệu (ngoài cùng bên phải)
Tiến sĩ Phạm Huy Hiệu (ngoài cùng bên phải) cùng các đồng nghiệp

Hiện nay, anh Hiệu đang thiết lập nhóm nghiên cứu mạnh và triển khai nhiều dự án nghiên cứu khác nhau xoay quanh các lĩnh vực như thị giác máy tính (computer vision), học máy thống kê (statistical machine learning) và các ứng dụng của chúng trong việc xây dựng y tế thông minh (smart healthcare).

Kết nối các nhà khoa học trẻ

PGS. TS. Trương Thanh Tùng, Trưởng bộ môn, Trưởng nhóm nghiên cứu và giảng viên tại trường Đại học Phenikaa (Hà Nội) được biết đến là người tiên phong trong nghiên cứu thuốc mới.

Ngay khi là sinh viên trường Đại học Dược Hà Nội, anh Tùng đã mải mê với những công trình nghiên cứu. Tốt nghiệp, anh lên đường du học Thạc sĩ tại Đại học Quốc gia Seoul- Hàn Quốc, sau đó làm nghiên cứu sinh Tiến sĩ tại Đan Mạch, rồi sang Mỹ làm trợ lý giáo sư tại Đại học Pittsburgh nhằm mở mang tầm nhìn, hiểu biết về nền khoa học thế giới. Trải qua 8 năm học tập, làm việc tại nhiều quốc gia, anh Tùng tích lũy cho bản thân nhiều kinh nghiệm trong nghiên cứu khoa học.

Anh Tùng cũng nhận được nhiều lời mời làm việc với mức đãi ngộ hấp dẫn ở các quốc gia. Tuy nhiên, cuối năm năm 2019, anh quyết định trở về Việt Nam và chọn trường Đại học Phenikaa làm điểm dừng chân. Anh lập ra nhóm nghiên cứu thuốc mới và trực tiếp làm trưởng nhóm.

Bài 3: Nhà khoa học - những người tiên phong, mở đường
PGS. TS. Trương Thanh Tùng

Vừa tham gia giảng dạy, đào tạo sinh viên vừa cùng các cộng sự thực hiện các dự án về thuốc, anh Tùng mong muốn mở rộng, phát triển nhóm nghiên cứu của mình để trở thành một nhóm tiên phong trong lĩnh vực tổng hợp thuốc tại Việt Nam. Anh cũng đã kết nối quỹ nghiên cứu quốc tế, tìm sự hỗ trợ, hướng dẫn của các giáo sư hàng đầu thế giới, nhà khoa học đoạt giải Nobel để triển khai các dự án thuốc cho Việt Nam.

“Khát vọng lớn nhất của tôi và nhóm nghiên cứu là trong tương lai Việt Nam sẽ làm chủ hoàn toàn quy trình từ nghiên cứu, phát triển, tổng hợp sản xuất được các loại thuốc. Nước ngoài sẽ phải đến đất nước chúng ta để mua bản quyền sản xuất thuốc”, anh Tùng chia sẻ.

Là một nhà khoa học, anh Tùng dành sự quan tâm đặc biệt đối với Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển khoa học, công nghệ và chuyển đổi số. Theo anh Tùng, Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị là bước tiến chiến lược, tạo động lực mạnh mẽ cho sự phát triển bền vững của đất nước.

“Đối với tôi, một giảng viên và nhà khoa học trở về từ nước ngoài, Nghị quyết này giúp tháo gỡ các rào cản về thể chế, tạo điều kiện thuận lợi để tôi cống hiến. Bên cạnh đó, Trung ương Đoàn đã ban hành "Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW", đây là một hành động trực tiếp, hiện thực hóa Nghị quyết 57 của Bộ chính trị. Đặc biệt chương trình sẽ giúp định hướng và hướng dẫn thanh thiếu nhi trong việc hưởng ứng và thực hiện nghị quyết này”, anh Tùng chia sẻ.

Theo PGS. TS Trương Thanh Tùng thanh niên, nhà khoa học trẻ trong nước phải là lực lượng nòng cốt trong thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW, cần tiên phong, dấn thân, tự học và có ý thức nâng cao trình độ trong khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo.

Bài 3: Nhà khoa học - những người tiên phong, mở đường
PGS. TS Trương Thanh Tùng hướng dẫn sinh viên làm nghiên cứu

“Khi làm được điều này, chúng ta sẽ tự chủ về nguồn nhân lực, đào tạo được các nhà khoa học hàng đầu với trình độ ngang tầm các nước phát triển, đủ khả năng tham gia trực tiếp vào việc thực hiện các mục tiêu phát triển đất nước. Để hiện thực điều đó, cần có sự chung tay hỗ trợ của các tổ chức Đoàn”, anh Tùng nói.

Anh Tùng cũng cho rằng, thực hiện đổi mới sáng tạo và phát triển khoa học công nghệ trong thanh thiếu nhi là không khó, nếu chúng ta chuẩn bị từ sớm, bắt đầu từ lứa tuổi nhỏ. Mọi tầng lớp thanh thiếu nhi đều cần nắm được tinh thần của nghị quyết, để tham gia hưởng ứng và thực hiện.

Với thanh niên, phát huy và kết nối được “mạng lưới đổi mới sáng tạo” của thanh niên Việt Nam trong nước với quốc tế, giống như mô hình “đôi bạn cùng tiến trong khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo”, cùng nhau nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ, có thể gánh vác các nhiệm vụ quốc gia, phát triển đất nước. Chúng ta cần chủ động phát triển bằng chính nội lực trong nước, không phụ thuộc vào nguồn lực từ bên ngoài.

Với thiếu niên, thiếu nhi, các cấp bộ Đoàn tiếp tục hỗ trợ, phát triển các chương trình STEM đang thực hiện ở các độ tuổi từ mầm non đến THPT. Các đơn vị nghiên cứu mô hình đồng hành “trường Đại học - trường THPT” ở mỗi địa phương để thực hiện các chương trình “Science Fair”, trong đó mời chuyên gia, nhà khoa học tới các trường để giới thiệu, hỗ trợ học sinh THPT được tiếp xúc, trải nghiệm khoa học công nghệ cao.

Những hoạt động này giúp định hướng, hướng nghiệp các ngành nghề khoa học, hỗ trợ cho việc cân đối sinh viên theo học các ngành STEM (hiện theo thống kê là thấp so với các ngành khác), đảm bảo chuẩn bị nguồn nhân lực khoa học công nghệ cho đất nước.

Một trong những giải pháp cụ thể trong Chương trình Hành động thực hiện Nghị quyết 57 của Đoàn chính là: Phát động phong trào thi đua để phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống Đoàn, Hội, Đội, sự tham gia tích cực của doanh nhân, doanh nghiệp trẻ, trí thức, nhà khoa học trẻ và các tầng lớp thanh thiếu nhi Việt Nam ở trong và ngoài nước để góp phần thực hiện thành công cuộc cách mạng chuyển đổi số của đất nước.

Trung ương Đoàn tăng cường đầu tư cho các nghiên cứu khoa học của Đoàn, tăng tính ứng dụng của các đề tài nghiên cứu; tổ chức, tạo môi trường, điều kiện để các nhà khoa học trẻ tham gia nghiên cứu các nội dung tổ chức Đoàn, thanh thiếu nhi quan tâm. Các cấp bộ Đoàn thúc đẩy phong trào nghiên cứu khoa học trong sinh viên; nâng cao chất lượng các giải thưởng trao tặng cho sinh viên có công trình nghiên cứu khoa học xuất sắc và có cơ chế hỗ trợ hiện thực hoá các công trình, sản phẩm nghiên cứu chất lượng của sinh viên.

(Còn nữa)

Đọc thêm

"Trạm đọc cho em" và hành trình mang tri thức về bản Tuổi trẻ học và làm theo Bác

"Trạm đọc cho em" và hành trình mang tri thức về bản

TTTĐ - Với niềm tin "tri thức không bao giờ là đặc quyền của riêng ai", một dự án bắt đầu từ những chuyến đi lặng lẽ lên bản, mang theo sách, bút… đã được các thành viên trong The Viet Projects thực hiện. “Trạm đọc cho em” – hành trình "cõng sách" lên bản đang được các bạn trẻ nối dài tới những vùng sâu, vùng xa của đất nước.
Mang tiện lợi đến chung cư với “Tủ giao nhận đồ thông minh” Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Mang tiện lợi đến chung cư với “Tủ giao nhận đồ thông minh”

TTTĐ - Với công trình thanh niên “Tủ thông minh Hublock" các bạn trẻ đã mang đến sự tiện lợi cho cư dân tòa nhà HanCorp N04A (phường Xuân Tảo, Bắc Từ Liêm, Hà Nội) trong việc giao nhận hàng hóa thông qua mã QR hoặc mã pin trên điện thoại di động, phục vụ 24/7.
Mang chè Shan tuyết Tủa Chùa ra thế giới Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Mang chè Shan tuyết Tủa Chùa ra thế giới

TTTĐ - Tốt nghiệp đại học, thay vì tìm một công việc và bám trụ lại Thủ đô, Nguyễn Mỹ Linh quyết định về quê khởi nghiệp với cây chè Shan tuyết ở huyện Tủa Chùa (Điện Biên) - một trong những huyện miền núi nghèo nhất cả nước. Bằng sự kiên cường, Linh giúp sản phẩm trà Shan tuyết Tủa Chùa không chỉ được tiêu thụ trong nước mà còn từng bước tiếp cận thị trường quốc tế.
Con đường đến với âm nhạc của "cậu bé vàng" piano Việt Nam Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Con đường đến với âm nhạc của "cậu bé vàng" piano Việt Nam

TTTĐ - Võ Minh Quang sớm khẳng định tài năng qua loạt giải thưởng âm nhạc quốc tế lẫn trong nước, từng biểu diễn cùng nhiều dàn nhạc lớn ở Việt Nam, Trung Quốc, Mỹ, Malaysia… Đặc biệt, chàng trai trẻ nỗ lực phổ biến âm nhạc cổ điển tới cộng đồng trẻ trong nước bằng các hoạt động hòa nhạc và chương trình giao lưu văn hóa.
Chi đội trưởng lan toả năng lượng sống tích cực Bản tin công tác Đội

Chi đội trưởng lan toả năng lượng sống tích cực

TTTĐ - Nguyễn Thanh Mai là Chi đội trưởng Chi đội lớp 8A4, Liên đội THCS Ngô Sỹ Liên (quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội). Cô bé vinh dự, tự hào khi được đại diện cho 390 đại biểu thiếu nhi ưu tú của Thủ đô bày tỏ quyết tâm thư tại Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ TP Hà Nội lần thứ XV, năm 2025 diễn ra ngày 28/3.
Cô học trò nhỏ với "trái tim lớn", xứng danh Cháu ngoan Bác Hồ Bản tin công tác Đội

Cô học trò nhỏ với "trái tim lớn", xứng danh Cháu ngoan Bác Hồ

TTTĐ - Đỗ Trà My, học sinh lớp 7A18 Trường THCS Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy, Hà Nội, không chỉ nổi bật với thành tích học tập xuất sắc mà còn ghi dấu ấn sâu đậm trong lĩnh vực nghệ thuật và hoạt động xã hội. Cô học trò nhỏ này vừa được Thành đoàn - Hội đồng Đội thành phố Hà Nội tuyên dương tại Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ TP Hà Nội lần thứ XV, năm 2025 diễn ra ngày 28/3. Trà My cũng được tuyên dương là Gương sáng thiếu nhi Thủ đô năm 2025.
Cô học trò nhỏ lập quỹ, dùng AI hỗ trợ nữ sinh vùng cao Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Cô học trò nhỏ lập quỹ, dùng AI hỗ trợ nữ sinh vùng cao

TTTĐ - Chứng kiến những khó khăn mà các bạn nữ đồng trang lứa, em Võ Nguyễn Tường Minh, học sinh lớp 10, Trường Concordia Hà Nội, quyết định cùng các bạn lập quỹ hỗ trợ dành cho nữ sinh có khát vọng học tập nhưng gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống.
Phong trào "Tuổi trẻ sáng tạo" trong thanh niên tiếp tục được đẩy mạnh Nhịp sống trẻ

Phong trào "Tuổi trẻ sáng tạo" trong thanh niên tiếp tục được đẩy mạnh

TTTĐ - Phong trào "Tuổi trẻ sáng tạo" trong thanh niên tỉnh Ninh Thuận tiếp tục được đẩy mạnh với mục tiêu 250 ý tưởng, sáng kiến được hiện thực hóa.
Tỏa sáng khát vọng, viết tiếp trang sử đẹp trong kỷ nguyên vươn mình Bản tin công tác Đội

Tỏa sáng khát vọng, viết tiếp trang sử đẹp trong kỷ nguyên vươn mình

TTTĐ - “Dẫu cho hành trình phía trước còn dài, nhiều thử thách và đổi thay nhưng các em hãy tiếp tục phát huy tinh thần "Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình", để viết tiếp những trang sử đẹp, góp phần xây dựng một Thủ đô văn minh, hiện đại và đất nước Việt Nam hùng cường!”.
Nối vòng tay lớn xóa nhà tạm, nhà dột nát Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Nối vòng tay lớn xóa nhà tạm, nhà dột nát

TTTĐ - Gia đình anh Triệu Tiến Quý và chị Lý Thị Hằng từ lâu đã phải sống trong cảnh cơ cực, công việc không ổn định khiến thu nhập của họ bấp bênh, không đủ lo cho cuộc sống hàng ngày. Ngôi nhà cũ dựng tạm bợ bằng tre nứa, phủ bạt bên ngoài, không đủ che chắn trước những cơn mưa gió hay cái nắng gay gắt của mùa hè…
Xem thêm