Tag

Bài 38: Giáo dục tốt truyền thống xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Nhịp sống trẻ 03/06/2017 10:54
aa
TTTĐ.VN - Sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ hội nhập đã và đang ngày càng đặt ra những đòi hỏi cấp thiết trong việc giáo dục truyền thống bảo vệ Tổ quốc cho thanh niên hiện nay. Bên cạnh việc xây dựng bản lĩnh, ý chí, niềm tin thì thanh niên cần được trang bị đầy đủ những kiến thức toàn diện về Quốc phòng - an ninh, thì mới đáp ứng những đòi hỏi trong tình hình mới. Do vậy, việc giáo dục, bồi dưỡng truyền thống cho thế hệ trẻ là một việc làm vô cùng quan trọng có ý nghĩa chiến lược và lâu dài để họ giữ vững những thành quả cách mạng mà các thế hệ đi trước đã để lại, đưa đất nước vững bước trên con đường đổi mới.

Bài 38: Giáo dục tốt truyền thống xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

>> Thanh niên với vấn đề hội nhập
Bài 37: Công nghệ thông tin góp phần rút ngắn khoảng cách địa lý


Bài 38: Giáo dục tốt truyền thống xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Đoàn viên thanh niên quận Long Biên - Hà Nội tham quan bảo tàng Hải quân Việt Nam.

Không phải ngẫu nhiên mà trong bản Di chúc thiêng liêng, Chủ tịch Hồ Chí Minh lại dành sự quan tâm đặc biệt khi nói về thanh niên - giới trẻ. Trong di chúc, Bác căn dặn: “Đoàn viên và thanh niên ta nói chung là tốt, mọi việc đều hăng hái xung phong, không ngại khó khăn, có chí tiến thủ. Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người kế thừa xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng”, vừa “chuyên”. Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết”. Người chỉ ra rằng muốn giáo dục cộng sản cho đoàn viên thanh niên phải gắn liền việc học tập, rèn luyện của họ với cuộc đấu tranh chung của xã hội. Người nói: “Đoàn thanh niên cộng sản chỉ xứng đáng với danh hiệu của nó là đoàn thể của thế hệ cộng sản trẻ tuổi, nếu biết gắn từng bước học tập, giáo dục và rèn luyện của mình với việc tham gia cuộc đấu tranh chung của những người lao động chống lại bọn bóc lột”. Cũng với quan điểm ấy, Bác Hồ đã dạy: “Giáo dục thanh niên không thể tách rời mà phải liên hệ chặt chẽ với những cuộc đấu tranh của xã hội”.

Trong suốt cuộc đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành rất nhiều tình cảm và sự quan tâm cho thế hệ trẻ, thế hệ mà Người khẳng định sẽ là “người chủ tương lai, là rường cột của nước nhà”. Trong Thư gửi các em học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, tháng 9/1945, Người gửi gắm niềm tin tưởng của mình vào thế hệ trẻ: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”. Năm 1947, Người khẳng định: “Thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà. Thật vậy, nước nhà thịnh hay suy, mạnh hay yếu, một phần lớn là do các thanh niên”.

Giáo truyền thống bảo vệ Tổ quốc cho thanh niên là sự tác động có ý thức của chủ thể giáo dục vào đối tượng giáo dục, mà ở đây trực tiếp là cho đoàn viên, thanh niên. Mục đích của sự giáo dục là nhằm trang bị tổng hợp các kiến thức về lịch sử truyền thống; qua đó góp phần xây dựng bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, nhân cách của con người mới trong thời kỳ hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Bảo vệ Tổ quốc (BVTQ) hiện nay hơn lúc nào hết đang là một yêu cầu cấp bách, thường xuyên, liên tục gắn liền một cách hữu cơ với nội dung xây dựng chủ nghĩa xã hội (CNXH). Trước những biến động hết sức phức tạp, khó lường của tình hình thế giới, khu vực, trong nước; tác động của mặt trái cơ chế thị trường, sự xâm nhập của các tệ nạn xã hội, đặc biệt là sự chống phá điên cuồng của các thế lực thù địch, phản động bằng âm mưu “Diễn biến hòa bình” đã ít nhiều ảnh hưởng đến giáo dục truyền thống BVTQ cho thanh niên.

Bên cạnh đó, trước tác động tiêu cực của thời đại công nghệ thông tin, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy rằng thanh niên hiện nay họ quan tâm đến câu chuyện một ngôi sao, một bộ phim, một bài hát mới hơn là những biến động chính trị xảy ra quanh mình. Họ sẵn sàng lao vào những cuộc tranh luận bảo vệ cho thần tượng nhưng dường như im bặt trước những vấn đề chính trị - xã hội nóng bỏng. Không ít thanh niên kém cỏi trong nhận thức về truyền thống, thờ ơ lãnh đạm với truyền thống, thậm chí quay lưng lại đối với truyền thống….

Do vậy, giáo dục truyền thống BVTQ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng giúp cho thế hệ đi sau xác định được chỗ đứng của mình trong dòng chảy lịch sử và thế hệ đó phải xác định được thái độ và trách nhiệm của mình với truyền thống lịch sử. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Dân ta phải biết sử ta/Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”.

Thấm nhuần quan điểm chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng ta đã và đang luôn quan tâm, phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc trong điều kiện lịch sử mới. Đối với thanh niên hiện nay, giáo dục truyền thống BVTQ là làm “sống lại” những trang sử vẻ vang với bề dày hàng ngàn năm lịch sử của dân tộc, tiếp thu những tinh hoa của nhân loại và làm rạng rỡ thêm những truyền thống quý báu của ông cha ta, đây là việc làm vô cùng thiết thực.

Thanh niên hiện nay chỉ có thể đảm đương được trọng trách là người tiếp tục xứng đáng sự nghiệp của cha anh khi họ biết trân trọng và làm giàu thêm những di sản của quá khứ. Thanh niên là những công dân đã phát triển cơ bản về thể lực và trí tuệ. Thanh niên có ưu điểm lớn là mang nhiều ước mơ hoài bão, khát khao lý tưởng, thích hướng về tương lai, thông minh sáng tạo, chịu khó tìm tòi, học hỏi, có trình độ học vấn ngày càng cao.

Tuy nhiên, những người trẻ chưa từng trải trong cuộc sống nên còn bồng bột, nông nổi, chưa hiểu biết một cách đầy đủ về lịch sử thậm chí một số ít người còn tỏ thái độ thờ ơ đối với quá khứ của đất nước, dân tộc. Do đó, giáo dục truyền thống BVTQ có ý nghĩa đưa thanh niên sống lại khí thế hào hùng của dân tộc, tự hào với lịch sử truyền thống làm cho thanh niên thấy được giá trị đích thực, chân chính cao cả của những thành quả cách mạng mà họ đang thừa hưởng để rồi mỗi thanh niên tiếp tục xây dựng tương lai tươi sáng của đất nước.

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã thường xuyên chăm lo giáo dục, bồi dưỡng, đào tạo nhằm phát triển thanh niên về cả chính trị, tư tưởng, văn hoá, sức khoẻ và nghề nghiệp... và họ đã đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.

Như vậy, trong giai đoạn xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay, trước những biến động hết sức phức tạp của tình hình thế giới và trong nước đặt ra yêu cầu, nhiệm vụ giáo dục truyền thống BVTQ cho thanh niên là một nhiệm vụ hết sức cấp bách. Nó không chỉ giúp lớp trẻ giữ gìn và phát huy tốt những giá trị truyền thống của dân tộc mà còn giúp thanh niên nhận rõ mọi âm mưu, thủ đoạn nham hiểm của kẻ thù, đề cao cảnh giác cách mạng, nhất là đối với những thủ đoạn chiến tranh tâm lý. Làm tốt công tác giáo dục truyền thống bảo vệ Tổ quốc cho thanh niên bên cạnh việc xây dựng niềm tin, lý tưởng cao đẹp để góp sức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc mà còn giúp thanh niên nhận thức rõ bản chất, âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, thấy được bộ mặt thật của chủ nghĩa đế quốc, tránh được sự mơ hồ về một xã hội "tươi đẹp" nào đó mà chúng đang rêu rao, làm cho thanh niên hiểu được cuộc đấu tranh vô cùng anh dũng của nhân dân ta chống mọi kẻ thù xâm lược, đặc biệt là bồi dưỡng cho thanh niên lòng tự hào chính đáng về quá khứ vẻ vang của dân tộc, về vai trò xuất sắc của các thế hệ thanh niên trong quá trình dựng nước cũng như giữ nước, giúp cho thanh niên tiếp cận đúng chân lý, hiểu đúng lịch sử cách mạng của dân tộc và con đường mà Đảng, Bác Hồ đã lựa chọn là hoàn toàn đúng đắn.

(còn nữa)

Lê Trung Thành (Học viên Chính trị - Bộ Quốc phòng)

Tin liên quan

Đọc thêm

Sứ mệnh của thanh niên trong sự nghiệp cách mạng của Đảng Camera 360 trẻ

Sứ mệnh của thanh niên trong sự nghiệp cách mạng của Đảng

TTTĐ - Sáng 30/6, tại Hà Nội, Trung ương Đoàn tổ chức Hội thảo khoa học “Sứ mệnh của thanh niên trong sự nghiệp cách mạng của Đảng” kỷ niệm 100 năm thành lập Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên (6/1925 - 6/2025).
Cán bộ trẻ và trách nhiệm trước mô hình chính quyền mới Hoạt động Mặt trận

Cán bộ trẻ và trách nhiệm trước mô hình chính quyền mới

TTTĐ - Ngày 30/6 - một dấu mốc lịch sử khi Hà Nội cùng các địa phương trong cả nước công bố chính thức mô hình chính quyền địa phương hai cấp để vận hành vào ngày 1/7/2025, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong công cuộc cải cách hành chính. Trong những thời khắc quan trọng này, cán bộ công chức trẻ chính là lực lượng tiên phong, đặt nền móng cho khởi đầu mới bằng chính niềm tin, sự cống hiến và tinh thần trách nhiệm của mình.
Nhân dân Thủ đô tin tưởng vào mô hình chính quyền 2 cấp Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Nhân dân Thủ đô tin tưởng vào mô hình chính quyền 2 cấp

TTTĐ - Sáng nay (30/6) tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô, Thành ủy Hà Nội tổ chức Lễ công bố Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các quyết định của thành phố liên quan đến việc triển khai tổ chức đơn vị hành chính cấp xã theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Phấn khởi trước sự kiện này, nhiều người dân đã bày tỏ sự tin tưởng và quyết tâm đồng hành cùng chính quyền Thủ đô trên chặng đường tới.
Tạo động lực khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo trong thanh niên Thủ đô Camera 360 trẻ

Tạo động lực khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo trong thanh niên Thủ đô

TTTĐ - Với nhiều hoạt động như triển lãm, giới thiệu các mô hình, ý tưởng khởi nghiệp, sản phẩm sáng tạo và giải pháp chuyển đổi số… Sự kiện quảng bá nền tảng - Hội thảo ứng dụng khoa học với khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số năm 2025 đã góp phần tạo động lực và lan tỏa tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, đồng hành cùng đoàn viên, thanh niên Thủ đô.
Chiến sĩ trẻ ra quân gỡ “nút thắt” trong thủ tục hành chính Nhịp sống trẻ

Chiến sĩ trẻ ra quân gỡ “nút thắt” trong thủ tục hành chính

TTTĐ - Sáng 29/6, tại trụ sở Công an TP Hà Nội, Lễ ra quân hướng dẫn giải quyết thủ tục hành chính, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai mô hình chính quyền địa phương hai cấp đã được tổ chức với sự phối hợp giữa Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội – Bộ Công an, Công an TP Hà Nội, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội và Tập đoàn VNPT.
Làm đẹp phố phường, sẵn sàng chào đón ngày hội lớn Nhịp sống trẻ

Làm đẹp phố phường, sẵn sàng chào đón ngày hội lớn

TTTĐ - Tại các phường, từ các con phố đến khu tập thể, đâu đâu cũng thấy các bạn trẻ thanh niên tình nguyện, hội viên phụ nữ cùng nhau ra quân tổng vệ sinh môi trường, làm đẹp cảnh quan để chào đón một sự kiện trọng đại: Hà Nội chính thức vận hành mô hình chính quyền địa phương hai cấp từ ngày 1/7/2025.
TP Hồ Chí Minh "xuất quân" chiến dịch Mùa Hè xanh Nhịp sống phương Nam

TP Hồ Chí Minh "xuất quân" chiến dịch Mùa Hè xanh

TTTĐ - Ngày 29/6, Thành đoàn, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam thành phố, Hội Sinh viên Việt Nam TP Hồ Chí Minh tổ chức Lễ ra quân cao điểm chiến dịch “Mùa Hè xanh” lần thứ 32 và chương trình “Gia sư áo xanh” lần thứ 14 năm 2025.
Kỳ vọng trước thềm chuyển đổi mô hình chính quyền 2 cấp Camera 360 trẻ

Kỳ vọng trước thềm chuyển đổi mô hình chính quyền 2 cấp

TTTĐ - Cùng với cả nước, thành phố Hà Nội sẽ chính thức chuyển sang mô hình chính quyền 2 cấp từ ngày 1/7/2025. Thời khắc chuyển mình mang ý nghĩa lịch sử này nhận được sự quan tâm của đông đảo người dân, trong đó các bạn trẻ cùng bày tỏ niềm vui, gửi gắm niềm tin vào mô hình chính quyền địa phương hai cấp.
102 "chiến sĩ nhí" Phú Yên hoàn thành "Học kỳ trong quân đội" 2025 Nhịp sống trẻ

102 "chiến sĩ nhí" Phú Yên hoàn thành "Học kỳ trong quân đội" 2025

TTTĐ - 102 "chiến sĩ nhí" của chương trình "Học kỳ trong quân đội" năm 2025 tại Phú Yên đã hoàn thành xuất sắc khóa huấn luyện kéo dài một tuần đầy thử thách. Buổi lễ tổng kết và bế mạc được tổ chức bởi Tỉnh đoàn Phú Yên, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo cùng Trung tâm hoạt động Thanh thiếu nhi tỉnh.
Người trẻ thay avatar - lan tỏa tinh thần chính quyền hai cấp Nhịp sống trẻ

Người trẻ thay avatar - lan tỏa tinh thần chính quyền hai cấp

TTTĐ - Sáng tạo, chủ động và lan tỏa tinh thần trách nhiệm công dân, đó là những gì thế hệ trẻ đang thể hiện rõ nét trước ngày công bố mô hình chính quyền hai cấp tại Thủ đô Hà Nội. Không phải là những dòng trạng thái khô khan hay bài viết mang tính lý luận, giới trẻ hôm nay đang lan tỏa tinh thần chính trị theo cách riêng, bắt đầu từ hành động nhỏ như thay ảnh đại diện (avatar) trên mạng xã hội.
Xem thêm