Tag

Bài 39: Lo lắng về chất lượng nguồn nhân lực văn hóa nghệ thuật…

Nhịp sống trẻ 06/06/2017 08:07
aa
TTTĐ.VN - Hội nhập quốc tế là quy luật tất yếu của sự phát triển. Muốn tồn tại, chúng ta không thể đứng ngoài quy luật đó. Theo đó, nhiệm vụ hàng đầu của các cơ sở đào tạo văn hóa nghệ thuật hiện nay cần phải nhanh chóng sớm tìm ra những giải pháp hữu hiệu để khắc phục được tình trạng khó khăn, tụt hậu.

Bài 39: Lo lắng về chất lượng nguồn nhân lực văn hóa nghệ thuật…

>> Thanh niên với vấn đề hội nhập
Bài 38: Giáo dục tốt truyền thống xây dựng và bảo vệ Tổ quốc


Bài 39: Lo lắng về chất lượng nguồn nhân lực văn hóa nghệ thuật…
Lễ khai giảng lớp Đào tạo diễn viên Điện ảnh – Truyền hình của Hãng phim Thế kỉ XXI.

Cuối năm 2015, Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) được thành lập với mục đích hình thành một khu vực kinh tế ASEAN ổn định, thịnh vượng, nâng cao cơ hội hợp tác, khả năng cạnh tranh cao của các quốc gia trong khu vực. Việt Nam là một trong 10 thành viên của AEC.

Việc trở thành thành viên AEC mang lại nhiều cơ hội nhưng cũng không ít thách thức đối với các ngành, các lĩnh vực trong đó có lĩnh vực văn hóa nghệ thuật. Chúng ta đón nhận đa sắc màu từ thành tựu văn hóa nghệ thuật trên thế giới, thu hút nguồn lực đầu tư vào lĩnh vực màu mỡ này. Những buổi biểu diễn của các ngôi sao quốc tế hàng đầu tại Việt Nam, chương trình hợp tác lĩnh vực văn hóa nghệ thuật giữa Việt Nam và nước ngoài ngày càng tăng cả về lượng và chất. Các nghệ sĩ trong nước có dịp học hỏi, trau dồi kinh nghiệm để nâng cao trình độ, cống hiến cho nền văn hóa nghệ thuật nước nhà.

Tuy nhiên, chất lượng nguồn nhân lực của nước ta hiện nay vẫn chưa đáp ứng được cơn lốc hội nhập. Chúng ta chưa đủ nội lực, sức đề kháng để tiếp thu có chọn lọc những trào lưu văn hóa nghệ thuật của thế giới. Thế nên mới có chuyện nhiều tác phẩm điện ảnh, văn học, âm nhạc… và ngay cả nghệ sĩ của Việt Nam bị lai căng, bắt chước nền văn hóa của các nước phát triển.

Rất nhiều nghệ sĩ lão thành cho rằng không thể để nền văn hóa nước ngoài lấn át nền văn hóa dân tộc. Cố GS.TS Trần Văn Khê từng lấy ví dụ: “Mình sẵn sàng mở cửa cho khách vào thăm nhà để giới thiệu cái hay, cái đẹp của mình với người ta và cũng học hỏi ở người ta nhiều điều mới mẻ. Tuy nhiên, khách vào chơi nhà xong thì tiễn họ về chứ không thể để họ ở luôn trong nhà mình, dẹp bỏ luôn bàn thờ tổ tiên của mình để thờ phụng họ”.

Hiện nay, các nước trong khu vực đã có bước phát triển vượt bậc về văn hóa nghệ thuật, tạo ấn tượng sâu đậm với bạn bè quốc tế. Trong khi Việt Nam được đánh giá là quốc gia tiềm năng, kho tàng văn hóa nghệ thuật đặc sắc và phong phú không thua kém các nước bạn song tầm ảnh hưởng vẫn chưa có đạt tiếng vang ở tầm quốc tế.

Một trong những nguyên nhân cơ bản là hầu hết cơ sở đào tạo văn hóa nghệ thuật của nước ta hiện nay còn lạc hậu cả về nội dung lẫn cơ sở vật chất; đội ngũ giảng viên còn yếu ngoại ngữ, thiếu tính chủ động hội nhập. Số lượng sinh viên các ngành văn hóa nghệ thuật ra trường thất nghiệp không ít. Nhiều người không phát huy được khả năng sáng tạo, giữ gìn bản sắc ngay ở trong nước chứ đừng nói là bước ra thi thố, hợp tác với nước ngoài.

Tính đến nay, trên thế giới đã có hơn 130 nước có “Khung trình độ quốc gia” và đa số các quốc gia trong khối ASEAN đã xây dựng và ban hành “Khung trình độ quốc gia” dựa trên khung trình độ tham chiếu ASEAN (AQRF). AQRF có thể xem là thước đo chung để các nước trong khối có thể tuyển dụng lao động qua đào tạo và giúp tạo nên thị trường lao động thống nhất, hiệu quả khi AEC thành lập. Do đó, việc xây dựng “Khung trình độ quốc gia” là một nhiệm vụ và yêu cầu cấp thiết hiện nay đối với Việt Nam. Làm tốt điều này mới có thể hy vọng nhân lực của ngành văn hóa nghệ thuật nước nhà hướng tới chuẩn khu vực, kích thích cạnh tranh lành mạnh, tiến gần đến trình độ thế giới.

Một nguyên nhân nữa là trình độ Anh văn của cán bộ, giảng viên, học viên, sinh viên còn nhiều hạn chế nên một số trường chưa có nhiều chương trình và dự án hợp tác quốc tế về đào tạo và nghiên cứu khoa học quan trọng. Do đặc thù của giảng viên văn hoá nghệ thuật, giỏi về chuyên môn nhưng hạn chế về ngoại ngữ đã khiến cho giảng viên ít có điều kiện cập nhật và mở rộng kiến thức chuyên môn hoặc trao đổi, đào tạo và hợp tác nghiên cứu khoa học với đối tác nước ngoài.

Chỉ ngay trong lĩnh vực điện ảnh – truyền hình cũng đã có không ít trở ngại trong việc thích nghi với quy trình hội nhập. PGS.TS Trần Thanh Hiệp, nguyên Hiệu trưởng trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội cho rằng, con đường để văn học nghệ thuật ra thế giới là con đường trở về chính mình.

Ông Hiệp cho biết: Trước đây chúng ta thường nói đào tạo nhân lực điện ảnh - truyền hình để góp phần xây dựng một nền điện ảnh - truyền hình Việt Nam mang đậm đà bản sắc dân tộc liệu có mâu thuẫn với yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho nhu cầu phát triển của đất nước đồng thời hướng tới nhu cầu hội nhập? Thoạt nhìn, hai mục tiêu trên có vẻ mâu thuẫn với nhau nhưng thực ra về bản chất chuyên môn nghề nghiệp thì không hề mâu thuẫn.

Đào tạo người làm phim đáp ứng nhu cầu hội nhập đó là yêu cầu cao hơn. Chúng ta phải đào tạo được người làm trong lĩnh vực điện ảnh - truyền hình có kiến thức sâu và năng lực chuyên môn giỏi. Nếu không giỏi chuyên môn thì không thể làm ra tác phẩm hay mang đậm đà bản sắc dân tộc. Để làm nên một tác phẩm điện ảnh - truyền hình đậm đà bản sắc dân tộc, người nghệ sĩ không chỉ cần nền tảng văn hóa dân tộc mà còn phải biết tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, biết làm chủ giá trị tinh thần của thế giới.

Đào tạo nhân lực điện ảnh - truyền hình có khả năng hội nhập quốc tế, hướng tới chuẩn quốc tế thực tế đó là nhu cầu sống còn của sự phát triển điện ảnh dân tộc. Điện ảnh - truyền hình là loại hình ngoại nhập. Các phương tiện làm phim, truyền tải phim, trình chiếu, máy quay, thiết bị âm thanh… đều nhập ngoại. Ngôn ngữ điện ảnh là ngôn ngữ quốc tế.

Nói tới hội nhập quốc tế trong lĩnh vực đào tạo nhân lực làm phim điện ảnh - truyền hình không thể không nhắc đến sự phát triển sôi động của thị trường điện ảnh Việt Nam. Theo thống kê, thị trường chiếu bóng ở Việt Nam tăng trưởng mỗi năm 30%.

Việt Nam được coi là một trong 10 thị trường chiếu bóng tăng trưởng ngoạn mục nhất thế giới. Khi các hãng phim tư nhân Việt Nam thành lập, không ít bộ phim đã có sự tham gia của các nhà chuyên môn điện ảnh nước ngoài trong các khâu: quay phim, dựng phim, làm kĩ xảo, âm thanh… Sự cạnh tranh có yếu tố nước ngoài đã xuất hiện ngay trên sân nhà. Không ít sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành họa sĩ hoạt hình của trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội thay vì tìm cơ hội làm phim ở các cơ sở của nhà nước đã đầu quân cho những ông chủ nước ngoài.

Đã có những phim truyện trong đó các nghệ sĩ Việt Nam tham gia sáng tác bình đẳng với nhà làm phim nước ngoài. “Tọa độ chết” là phim hợp tác Việt Nam – Nga, “Nguyễn Ái Quốc ở Hồng Kông” là phim hợp tác Việt Nam – Trung Quốc. Gần đây nhất có thể kể đến phim “Người cộng sự” (Việt Nam – Nhật Bản), “Tuổi thanh xuân” (Việt Nam – Hàn Quốc)…

Nói đến những điều trên không phải để khẳng định rằng trình độ làm phim của Việt Nam hơn trình độ của các nước trong khu vực. Với những nước điện ảnh - truyền hình chưa phát triển không nói làm gì nhưng với không ít nước trong khối ASEAN, tính chuyên nghiệp của một số nhà làm phim Việt Nam có phần còn thua kém họ.

Phim điện ảnh - truyền hình không đơn giản là sản phẩm hàng hóa mà nó là sản phẩm của văn hóa tinh thần. Một tác phẩm điện ảnh hay mang hồn cốt dân tộc, nó không chỉ có thể đến với người xem các nước ASEAN mà còn có thể đến được các liên hoan phim danh giá trên thế giới, quảng bá cho đất nước Việt Nam. Bởi thế, khi đổi mới chương trình đào tạo điện ảnh theo hướng chuẩn quốc gia và khu vực thì cũng phải có tầm nhìn của thế giới.

(còn nữa)


Duy Long

Tin liên quan

Đọc thêm

Sứ mệnh của thanh niên trong sự nghiệp cách mạng của Đảng Camera 360 trẻ

Sứ mệnh của thanh niên trong sự nghiệp cách mạng của Đảng

TTTĐ - Sáng 30/6, tại Hà Nội, Trung ương Đoàn tổ chức Hội thảo khoa học “Sứ mệnh của thanh niên trong sự nghiệp cách mạng của Đảng” kỷ niệm 100 năm thành lập Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên (6/1925 - 6/2025).
Cán bộ trẻ và trách nhiệm trước mô hình chính quyền mới Hoạt động Mặt trận

Cán bộ trẻ và trách nhiệm trước mô hình chính quyền mới

TTTĐ - Ngày 30/6 - một dấu mốc lịch sử khi Hà Nội cùng các địa phương trong cả nước công bố chính thức mô hình chính quyền địa phương hai cấp để vận hành vào ngày 1/7/2025, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong công cuộc cải cách hành chính. Trong những thời khắc quan trọng này, cán bộ công chức trẻ chính là lực lượng tiên phong, đặt nền móng cho khởi đầu mới bằng chính niềm tin, sự cống hiến và tinh thần trách nhiệm của mình.
Nhân dân Thủ đô tin tưởng vào mô hình chính quyền 2 cấp Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Nhân dân Thủ đô tin tưởng vào mô hình chính quyền 2 cấp

TTTĐ - Sáng nay (30/6) tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô, Thành ủy Hà Nội tổ chức Lễ công bố Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các quyết định của thành phố liên quan đến việc triển khai tổ chức đơn vị hành chính cấp xã theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Phấn khởi trước sự kiện này, nhiều người dân đã bày tỏ sự tin tưởng và quyết tâm đồng hành cùng chính quyền Thủ đô trên chặng đường tới.
Tạo động lực khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo trong thanh niên Thủ đô Camera 360 trẻ

Tạo động lực khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo trong thanh niên Thủ đô

TTTĐ - Với nhiều hoạt động như triển lãm, giới thiệu các mô hình, ý tưởng khởi nghiệp, sản phẩm sáng tạo và giải pháp chuyển đổi số… Sự kiện quảng bá nền tảng - Hội thảo ứng dụng khoa học với khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số năm 2025 đã góp phần tạo động lực và lan tỏa tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, đồng hành cùng đoàn viên, thanh niên Thủ đô.
Chiến sĩ trẻ ra quân gỡ “nút thắt” trong thủ tục hành chính Nhịp sống trẻ

Chiến sĩ trẻ ra quân gỡ “nút thắt” trong thủ tục hành chính

TTTĐ - Sáng 29/6, tại trụ sở Công an TP Hà Nội, Lễ ra quân hướng dẫn giải quyết thủ tục hành chính, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai mô hình chính quyền địa phương hai cấp đã được tổ chức với sự phối hợp giữa Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội – Bộ Công an, Công an TP Hà Nội, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội và Tập đoàn VNPT.
Làm đẹp phố phường, sẵn sàng chào đón ngày hội lớn Nhịp sống trẻ

Làm đẹp phố phường, sẵn sàng chào đón ngày hội lớn

TTTĐ - Tại các phường, từ các con phố đến khu tập thể, đâu đâu cũng thấy các bạn trẻ thanh niên tình nguyện, hội viên phụ nữ cùng nhau ra quân tổng vệ sinh môi trường, làm đẹp cảnh quan để chào đón một sự kiện trọng đại: Hà Nội chính thức vận hành mô hình chính quyền địa phương hai cấp từ ngày 1/7/2025.
TP Hồ Chí Minh "xuất quân" chiến dịch Mùa Hè xanh Nhịp sống phương Nam

TP Hồ Chí Minh "xuất quân" chiến dịch Mùa Hè xanh

TTTĐ - Ngày 29/6, Thành đoàn, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam thành phố, Hội Sinh viên Việt Nam TP Hồ Chí Minh tổ chức Lễ ra quân cao điểm chiến dịch “Mùa Hè xanh” lần thứ 32 và chương trình “Gia sư áo xanh” lần thứ 14 năm 2025.
Kỳ vọng trước thềm chuyển đổi mô hình chính quyền 2 cấp Camera 360 trẻ

Kỳ vọng trước thềm chuyển đổi mô hình chính quyền 2 cấp

TTTĐ - Cùng với cả nước, thành phố Hà Nội sẽ chính thức chuyển sang mô hình chính quyền 2 cấp từ ngày 1/7/2025. Thời khắc chuyển mình mang ý nghĩa lịch sử này nhận được sự quan tâm của đông đảo người dân, trong đó các bạn trẻ cùng bày tỏ niềm vui, gửi gắm niềm tin vào mô hình chính quyền địa phương hai cấp.
102 "chiến sĩ nhí" Phú Yên hoàn thành "Học kỳ trong quân đội" 2025 Nhịp sống trẻ

102 "chiến sĩ nhí" Phú Yên hoàn thành "Học kỳ trong quân đội" 2025

TTTĐ - 102 "chiến sĩ nhí" của chương trình "Học kỳ trong quân đội" năm 2025 tại Phú Yên đã hoàn thành xuất sắc khóa huấn luyện kéo dài một tuần đầy thử thách. Buổi lễ tổng kết và bế mạc được tổ chức bởi Tỉnh đoàn Phú Yên, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo cùng Trung tâm hoạt động Thanh thiếu nhi tỉnh.
Người trẻ thay avatar - lan tỏa tinh thần chính quyền hai cấp Nhịp sống trẻ

Người trẻ thay avatar - lan tỏa tinh thần chính quyền hai cấp

TTTĐ - Sáng tạo, chủ động và lan tỏa tinh thần trách nhiệm công dân, đó là những gì thế hệ trẻ đang thể hiện rõ nét trước ngày công bố mô hình chính quyền hai cấp tại Thủ đô Hà Nội. Không phải là những dòng trạng thái khô khan hay bài viết mang tính lý luận, giới trẻ hôm nay đang lan tỏa tinh thần chính trị theo cách riêng, bắt đầu từ hành động nhỏ như thay ảnh đại diện (avatar) trên mạng xã hội.
Xem thêm