Tag
Đồng bằng sông Cửu Long căng mình ứng phó với hạn mặn

Bài 4: Kịp thời nắm bắt tình hình và ứng phó có hiệu quả

Xã hội 06/03/2020 23:58
aa
TTTĐ - Để chủ động đối phó với ảnh hưởng của hạn hán và xâm nhập mặn, giảm thiểu thiệt hại thấp nhất đối với sản xuất nông nghiệp và không để người dân thiếu nước sinh hoạt, thời gian qua, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã liên tục cập nhật tình hình thiên tai, đưa ra những cảnh báo sớm và có phương án ứng phó hiệu quả với hạn mặn.

Bài 4: Kịp thời nắm bắt tình hình và ứng phó có hiệu quả với hạn mặn

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã liên tục cập nhật tình hình thiên tai, đưa ra những cảnh báo sớm

Bài liên quan

Bài 1: Hạn mặn đến sớm và xâm nhập sâu hơn

Bài 2: Dân miền Tây “khát” nước ngọt

Bài 3: Đồng bộ các giải pháp để giảm thiểu thiệt hại

Nhanh chóng đề xuất giải pháp ứng phó với hạn mặn tại khu vực ĐBSCL

Chủ động thích ứng bằng hệ thống thủy lợi

Chia sẻ những giải pháp mà Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã triển khai để ứng phó với hạn, mặn tại các tỉnh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long trong thời gian vừa qua, PGS. TS Lương Văn Anh, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi cho biết: Trước tình hình hạn mặn gay gắt như hiện nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chỉ đạo các ngành chức năng, địa phương theo dõi, cập nhật diễn biến thời tiết, nguồn nước.

Đồng thời, các địa phương vận hành hợp lý công trình thủy lợi, tranh thủ lấy nước khi độ mặn ở mức cho phép để tăng cường tích trữ nước vào nội đồng, hệ thống kênh. Cùng với đó, các ngành chức năng tiếp tục đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện công trình phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn đang được bàn giao tạm thời để vận hành trong mùa khô 2019 - 2020…

Cụ thể, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức theo dõi, giám sát, dự báo tình hình nguồn nước liên tục từ tháng 6/2019 để chủ động chỉ đạo và báo cáo Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo thực hiện sớm, quyết liệt các giải pháp ứng phó.

Thủ tướng Chính phủ đã tổ chức làm việc với lãnh đạo các tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Cửu Long về công tác phòng, chống sạt lở và sản xuất vụ Đông Xuân 2019 - 2020 ngày 27/9/2019 tại tỉnh Tiền Giang.

Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành Chỉ thị 04/CT-TTg ngày 22/1/2020 về việc triển khai các giải pháp phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng đã chủ trì Hội nghị “Phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn, bảo đảm sản xuất nông nghiệp và dân sinh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long mùa khô năm 2019 - 2020” ngày 3/1/2020 tại tỉnh Bến Tre.

Trước tình hình hạn mặn gay gắt như hiện nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chỉ đạo các ngành chức năng, địa phương theo dõi, cập nhật diễn biến thời tiết, nguồn nước
Trước tình hình hạn mặn gay gắt như hiện nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chỉ đạo các ngành chức năng, địa phương theo dõi, cập nhật diễn biến thời tiết, nguồn nước

Bên cạnh việc kịp thời theo dõi, giám sát, dự báo tình hình biến đổi khí hậu, Bộ cũng đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án đầu tư xây dựng do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý vượt kế hoạch từ 6 - 13 tháng.

Hiện tại, Bộ đã đưa 5 dự án tạm thời vào vận hành phòng, chống xâm nhập mặn từ tháng 12/2019 và tháng 1/2020, như: Cống Âu Ninh Quới (hệ thống thủy lợi Quản Lộ - Phụng Hiệp); trạm bơm Xuân Hòa (tỉnh Tiền Giang); các cống Tân Dinh, Bông Bót, Vũng Liêm (hệ thống thủy lợi Nam Mang Thít), 18 cống kiểm soát mặn thuộc Dự án Bắc Bến Tre giai đoạn 1; Nạo vét kênh Mây Phốp - Ngã Hậu...

Trước mắt, các công trình này đã chủ động kiểm soát xâm nhập mặn khoảng 83.000ha và hỗ trợ kiểm soát ảnh hưởng xâm nhập mặn đến 300.000ha. Trong thời gian tới, một số dự án đang được thực hiện sẽ tiếp tục bảo đảm chủ động kiểm soát xâm nhập mặn tốt hơn, như: Hệ thống thủy lợi Bắc Bến Tre, Cái Lớn - Cái Bé, Tứ giác Long Xuyên...

“Hiện nay, biến đổi khí hậu đã làm thay đổi toàn bộ chức năng hệ thống thủy lợi tại các tỉnh miền Tây. Trước đây, chức năng chính của nó là ngăn mặn và thoát lũ nhưng hiện nay hầu như không còn lũ vì đã được kiểm soát từ đầu nguồn. Do vậy, chức năng của hệ thống thủy lợi thay đổi theo hướng kiểm soát mặn và trữ ngọt. Thời gian tới, các địa phương cần thực hiện các biện pháp kiểm soát mặn bằng hệ thống thủy lợi để nâng cao hiệu quả ngăn mặn”, PGS. TS Lương Văn Anh, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi nhấn mạnh.

Tích cực triển khai các giải pháp phi công trình

Trong bối cảnh mới, thách thức mới, trước những tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng, hạn mặn diễn ra bất thường, tư duy thích ứng thuận thiên cần đựợc nâng tầm bằng việc rà soát, cập nhật, điều chỉnh quy hoạch tổng thể vùng, từng tiểu vùng, ngành, nhất là quy hoạch sản xuất, hạ tầng thủy lợi, giao thông.

Có thể thấy rằng, những giải pháp công trình rất cần thiết nhưng các giải pháp phi công trình cũng không thể thiếu. Lâu nay, chúng ta xây dựng hệ thống thủy lợi chủ yếu để thoát lũ, nay nên chuyển sang trữ ngọt và dùng nước tiết kiệm. Về lâu dài, để thích nghi với biến đổi khí hậu, hạn, mặn, trước hết chúng ta cần tiếp cận linh hoạt đối với quy hoạch sử dụng đất.

Theo đó, nhà nước cần ưu tiên đầu tư vào vùng lõi lúa gạo của Đồng bằng sông Cửu Long ở tứ giác Long Xuyên và lưu vực phù sa sông Tiền, sông Hậu. Phân biệt khu vực trồng lúa trọng yếu và không trọng yếu dựa trên sự phù hợp về sinh thái nông nghiệp, năng suất, tác động của biến đổi khí hậu. Bên cạnh đó, chúng ta cần áp dụng phân vùng theo không gian, có chính sách hỗ trợ khác nhau ở vùng lõi, vành đai và các khu vực trồng lúa bình thường khác.

Các địa phương cần nhanh chóng rà soát diện tích vườn cây ăn trái và vườn giống cây ăn trái trong toàn vùng và tại các tỉnh có nguy cơ ảnh hưởng của hạn để nhanh chóng có giải pháp ứng phó
Các địa phương cần nhanh chóng rà soát diện tích vườn cây ăn trái và vườn giống cây ăn trái trong toàn vùng và tại các tỉnh có nguy cơ ảnh hưởng của hạn để nhanh chóng có giải pháp ứng phó

Các địa phương phải xác định sản xuất nông nghiệp cần áp dụng "3 chuyển dịch": Dịch chuyển lịch thời vụ để "né” hạn, mặn, sử dụng giống phù hợp điều kiện hạn, mặn và mạnh dạn chuyển đổi cây trồng, vật nuôi hiệu quả kinh tế hơn cây lúa kèm theo là các giải pháp kỹ thuật, tín dụng, gắn với thị trường tiêu thụ nông sản để đảm bảo sự chuyển đổi thành công, tránh duy ý chí và hành chính hóa sản xuất.

Các địa phương cần nhanh chóng rà soát diện tích vườn cây ăn trái và vườn giống cây ăn trái trong toàn vùng và tại các tỉnh có nguy cơ ảnh hưởng của hạn, mặn, chi tiết đến từng loại cây trồng và từng huyện. Tiếp đó, cán bộ chuyên trách cần xuống hướng dẫn bà con nhân dân giải pháp chủ động ứng phó với hạn mặn, thông qua tài liệu tuyên truyền khuyến nông, hướng dẫn kỹ thuật canh tác lúa và cây ăn trái trong điều kiện hạn, mặn vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Đơn cử như cân bộ kỹ thuật hướng dẫn bà con sử dụng tối đa nguồn vật liệu hữu cơ (rơm rạ, cỏ khô, lá khô, lục bình…) hoặc màng phủ nông nghiệp để phủ gốc giữ ẩm cho cây; Cắt tỉa cành, tạo tán gọn, tỉa bớt nụ, hoa để hạn chế thoát hơi nước...

Đối với nuôi trồng thủy sản, các địa phương cần chủ động cần tăng cường quan trắc môi trường vùng nuôi để có các giải pháp ứng phó kịp thời; Khuyến cáo bà con nông dân có kế hoạch thả giống phù hợp, không thả giống vào thời điểm khô hạn và xâm nhập mặn; Đồng thời hướng dẫn người dân tăng cường sử dụng chế phẩm vi sinh nhằm cải thiện chất lượng nước để hạn chế việc thay nước thường xuyên; Hạn chế cho ăn khi độ mặn tăng; Chủ động thu hoạch khi thủy sản nuôi đạt kích thước thương phẩm trước khi xâm nhập mặn xảy ra...

Hạn mặn năm 2020 diễn ra gay gắt hơn năm 2016 nhưng đã được cảnh báo sớm. Cùng với đó, Thủ tướng Chính phủ cũng đã sớm có chỉ thị triển khai các giải pháp cấp bách phòng, chống hạn, mặn. Nếu được các ngành, các cấp, doanh nghiệp và người dân chủ động, tích cực phòng tránh, thiệt hại do hạn hán và xâm nhập mặn thì năm nay có thể sẽ thấp hơn rất nhiều so với năm 2016.

Đọc thêm

100% phường phấn đấu đạt danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh” Muôn mặt cuộc sống

100% phường phấn đấu đạt danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”

TTTĐ - Ngày 22/11, Ban Chấp hành Đảng bộ quận Ba Đình khóa XXVI, nhiệm kỳ 2020 - 2025 tổ chức Hội nghị chuyên đề thông qua một số nội dung quan trọng.
Người phụ nữ khuyết tật và "hành trình cho đi" những niềm vui Muôn mặt cuộc sống

Người phụ nữ khuyết tật và "hành trình cho đi" những niềm vui

TTTĐ - Câu chuyện về người phụ nữ khuyết tật bẩm sinh Đào Thị Nhật với đôi tay khéo léo và trái tim nồng ấm, đã chứng minh rằng với sự kiên trì và yêu thương, mỗi người đều có thể tìm thấy cho mình một con đường hạnh phúc và ý nghĩa.
Nâng cao năng lực quản trị an ninh phi truyền thống trong kỷ nguyên vươn mình Muôn mặt cuộc sống

Nâng cao năng lực quản trị an ninh phi truyền thống trong kỷ nguyên vươn mình

TTTĐ - Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức Tọa đàm với chủ đề “Nâng cao năng lực quản trị an ninh phi truyền thống trong kỷ nguyên vươn mình của Việt Nam trước những thách thức toàn cầu” với sự tham gia của các Giáo sư, Tiến sĩ, chuyên gia, học giả nghiên cứu về lĩnh vực này nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm của toàn xã hội, các cấp, các ngành, đặc biệt là cấp cán bộ lãnh đạo quản lý của cả khu vực công và khu vực tư trong việc đảm bảo an ninh phi truyền thống.
Sân chơi độc đáo của những biểu tượng sáng tạo tương lai Muôn mặt cuộc sống

Sân chơi độc đáo của những biểu tượng sáng tạo tương lai

Trước thềm Đêm Vinh danh TikTok Awards Việt Nam 2024, Ngày hội Nhà sáng tạo nội dung TikTok (TikTok Creators Summit Việt Nam 2024) tổ chức tại TP Hồ Chí Minh đã chào đón sự tham gia của hơn 200 nhà sáng tạo nội dung trong nước và quốc tế.
Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất Muôn mặt cuộc sống

Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất

TTTĐ - Sáng 22/11, Bộ Tư pháp tổ chức Lễ phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất nhằm góp phần tích cực xây dựng ngành Tư pháp ngày càng phát triển. Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh, Trưởng Ban Tổ chức giải chủ trì buổi lễ.
Phân loại rác tại nguồn: Từ ý thức đến hành động Môi trường

Phân loại rác tại nguồn: Từ ý thức đến hành động

TTTĐ - Theo thống kê, tại Hà Nội, mỗi ngày có hơn 7.000 tấn rác thải. Dự báo, đến năm 2025, tỷ lệ phát sinh chất thải rắn sinh hoạt tăng 10 - 16%/năm...
Bắc Bộ nắng hanh, miền Trung mưa lớn Môi trường

Bắc Bộ nắng hanh, miền Trung mưa lớn

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, từ ngày 22/11 đến đêm 23/11, khu vực từ Quảng Trị đến Bình Định có mưa vừa, mưa to, cục bộ có mưa rất to và dông với lượng mưa phổ biến từ 100-200mm, có nơi trên 300mm. Cảnh báo nguy cơ có mưa cục bộ cường suất lớn trên 100mm/6h.
Quảng Nam cần 905 tỷ đồng để tiếp tục khơi thông dòng Cổ Cò Môi trường

Quảng Nam cần 905 tỷ đồng để tiếp tục khơi thông dòng Cổ Cò

TTTĐ - Theo UBND thị xã Điện Bàn (tỉnh Quảng Nam), dự án nạo vét sông Cổ Cò (Km14 đến Km19+456) sẽ có tổng mức đầu tư dự kiến 905 tỷ đồng.
Dai-ichi Life Việt Nam ra mắt sản phẩm bảo hiểm chăm sóc sức khỏe toàn cầu 24/7 BHXH & Đời sống

Dai-ichi Life Việt Nam ra mắt sản phẩm bảo hiểm chăm sóc sức khỏe toàn cầu 24/7

TTTĐ - Công ty Bảo hiểm Nhân thọ Dai-ichi Việt Nam (Dai-ichi Life Việt Nam) vừa chính thức ra mắt sản phẩm Bảo hiểm Chăm sóc sức khỏe toàn cầu 24/7, một giải pháp chăm sóc sức khỏe toàn diện cho khách hàng và gia đình với chi phí hợp lý và mức bảo vệ cao lên đến 2 tỷ đồng cho mỗi bệnh/thương tật (không giới hạn số lượng bệnh/thương tật) nhằm đảm bảo tài chính, giúp khách hàng dễ dàng tiếp cận các dịch vụ y tế chất lượng cao trước các rủi ro về bệnh tật, tai nạn và an tâm chăm sóc sức khỏe chu toàn.
Nỗ lực phát triển nhà ở xã hội từ doanh nghiệp Đô thị

Nỗ lực phát triển nhà ở xã hội từ doanh nghiệp

TTTĐ - Nhiều doanh nghiệp kỳ vọng sẽ nhận được nhiều hơn những chính sách ưu đãi từ chính quyền thành phố để mạnh dạn, có động lực đầu tư cho các dự án nhà ở xã hội sau này.
Xem thêm