Bài 5: Bí thư Đoàn 9X luôn cố gắng để không bị đào thải
Thạc sĩ Nguyễn Thị Thúy hiện là giảng viên khoa Quản trị kinh doanh kiêm Bí thư Đoàn trường Đại học Đại Nam
Bài liên quan
Chọn nghề y phải quen áp lực hoặc bị đào thải
Uống nhiều nước giúp cơ thể đào thải virus sởi
Phương pháp dạy con thông minh của mẹ thần đồng Đỗ Nhật Nam
“Bữa sáng yêu thương" hỗ trợ sinh viên khó khăn trong mùa dịch
Nhiều hoạt động kịp thời, hỗ trợ sinh viên trong đại dịch
Kêu gọi sinh viên tình nguyện hiến máu để giảm tình trạng khan hiếm do dịch bệnh
Nỗ lực hết mình khi còn trẻ
Nguyễn Thị Thúy sinh ra và lớn lên tại làng quê nghèo ở tỉnh Nghệ An. Xuất thân trong gia đình thuần nông, lại là con trưởng trong gia đình nên từ nhỏ cô gái trẻ đã tôi luyện cho mình đức tính chăm chỉ và tự lập.
Học giỏi nhưng cô gái trẻ từng từ bỏ cơ hội học tập tại trường chuyên của tỉnh. Thúy kể: “Lúc thi vào cấp 3, tôi đạt số điểm rất cao và đủ điểm vào trường chuyên mà mình yêu thích. Tuy nhiên, do hoàn cảnh gia đình quá khó khăn không đủ điều kiện theo học nên lúc đó tôi phải tạm gác lại mong muốn của bản thân”.
Những lúc như thế, Thúy lại nhớ đến lời dạy của thầy cô ở trường: "Chúng ta phải học, phải cố gắng học nhiều. Không chịu khó học thì không tiến bộ được. Không tiến bộ là thoái bộ. Xã hội càng đi tới, công việc càng nhiều, máy móc càng tinh xảo. Mình không chịu học thì lạc hậu, mà lạc hậu là bị đào thải, tự mình đào thải mình…”.
Vì vậy, dù học ở môi trường nào cô gái trẻ cũng luôn nỗ lực, cố gắng hết mình để sau này không phải hối tiếc. Suốt 12 năm liền, Thúy đều đạt thành tích học sinh xuất sắc toàn diện.
“Tôi luôn tâm niệm, được đi học là bản thân đã may mắn hơn rất nhiều người. Vì vậy, sau này khi là giảng viên, tôi vẫn hay tâm sự với các bạn sinh viên rằng, các em hãy cứ cống hiến, hãy cứ thể hiện hết mình khi còn trên giảng đường đại học. Vì chính nơi đây sẽ mở ra cho các em rất nhiều cơ hội trong tương lai”, Thúy nói.
Chia sẻ về “duyên phận” với mái trường Đại học Đại Nam, giảng viên 9X tâm sự: “Duyên hay số chẳng qua chỉ là cách nói, còn nghề nghiệp là do mình lựa chọn, có kế hoạch và mục tiêu rõ ràng. Ngay từ ngày còn ngồi trên giảng đường đại học, nhìn các thầy cô giáo, tôi đã khao khát một ngày nào đó sẽ trở thành giảng viên đứng trên bục giảng. Đây chính động lực để tôi cố gắng học tập, rèn luyện và thực hiện ước mơ”.
Hết lòng với hoạt động Đoàn
Trước khi trở thành giảng viên của trường Đại học Đại Nam, cô gái trẻ đã có 4 năm là sinh viên ưu tú của trường Đại học Thương mại.
Cô gái trẻ Nguyễn Thị Thúy luôn nỗ lực hết mình trong các hoạt động Đoàn |
Là một cô gái năng động, luôn hết lòng với các hoạt động Đoàn nên ngay từ khi còn là sinh viên Thúy đã giữ chức vụ Phó Chủ tịch Hội sinh viên trường Đại học Thương mại.
“Một trong những kỷ niệm đáng nhớ đối với tôi khi còn sinh viên đó là thành lập và phát triển đội sinh viên tình nguyện quy củ đầu tiên của trường Đại học Thương mại mang tên đội sinh viên tình nguyện VMT. Đến bây giờ, đội hình đã được hơn 11 năm tuổi. Các em vẫn duy trì và phát triển hoạt động tại trường”, cô gái trẻ tâm sự.
Sau khi công tác 2 năm tại trường Đại học Đại Nam, cô giảng viên trẻ đã chứng minh được năng lực của bản thân khi chiếm được tình cảm yêu mến của đồng nghiệp, sự tín nhiệm của sinh viên và được Ban Giám hiệu tin tưởng giao phó trọng trách Bí thư Đoàn trường.
Bên cạnh hoạt động giảng dạy, hoạt động văn hóa, phong trào được xem là “linh hồn” của trường đại học. Tuy nhiên, không phải trường đại học nào cũng ý thức được điều đó để có sự quan tâm đúng mực tới các hoạt động văn hóa, phong trào. Vừa làm công tác giảng dạy ở khoa với 2 bộ môn Kỹ năng mềm và Marketing, vừa làm hoạt động Đoàn, bận rộn là thế nhưng cô gái trẻ luôn tràn đầy năng lượng và hoàn thành mọi công việc một cách xuất sắc nhất.
Đối với Thúy, khó khăn lớn nhất của hoạt động Đoàn là làm sao thu hút sinh viên đến với các hoạt động phong trào. Sinh viên hiện nay mong muốn có nhiều sân chơi để được thể hiện năng lực cá nhân nhiều hơn. Tuy nhiên, một số hoạt động phong trào vẫn còn mang tính chất bắt buộc sinh viên tham gia nên sinh viên chưa thật sự hào hứng.
Muốn hiểu sinh viên phải gần sinh viên. Trong quá trình tham gia giảng dạy trên lớp, cô gái trẻ bắt đầu khảo sát nhu cầu và mong muốn của sinh viên để hiểu hơn về họ. Bên cạnh đó, Thúy cũng có kết nối với các đơn vị Đoàn trường ở những trường đại học khác để học hỏi và tham khảo những chương trình hay để áp dụng cho sinh viên trường mình.
Để hình thành nên một nhân cách một con người toàn diện, cô gái 9X cho rằng, mỗi bạn trẻ nên học tập và làm theo tấm gương của Bác Hồ kính yêu từ chính những công việc, hoạt động liên quan đến sinh viên, thể hiện cụ thể trên ba phương diện kiến thức, kỹ năng, thái độ. Trước hết, sinh viên cần phải học tập tốt, đây là nhiệm vụ hàng đầu của các bạn trẻ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Học tốt để có kiến thức, có khả năng tác nghiệp, khẳng định được bản thân mình và cống hiến được cho đất nước, cho xã hội. Bên cạnh đó, sinh viên cần rèn luyện các kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng sống như giao tiếp, nhận thức bản thân, xác định mục tiêu, làm việc nhóm và trau dồi thái độ, đạo đức, sống đẹp, sống lành mạnh, có kiến thức xã hội, có văn hoá. Ba điều này bổ trợ cho nhau để hình thành nên một nhân cách một con người toàn diện.
Trong quá trình giảng dạy thạc sĩ Nguyễn Thị Thúy đã đạt nhiều thành tích nổi bật như: Hướng dẫn nhóm sinh viên đoạt giải Nhất cuộc thi Khởi nghiệp Quốc gia do VCCI tổ chức năm 2016 với dự án Trang trại gà cáy con; Hướng dẫn nhóm sinh viên đoạt giải Ba cuộc thi Khởi nghiệp quốc gia do VCCI tổ chức năm 2018 với dự án Trang trại Hắc mộc heo; Giấy khen hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học của trường Đại học Đại Nam các năm học từ 2015 đến 2019; Bằng khen của Thành đoàn Hà Nội vì có thành tích xuất sắc trong công tác Đoàn nhiệm kỳ 2015 - 2017.