eMag azine
19/07/2024 17:00
Bài 5: Để phát triển ngành công nghiệp quà tặng…

19/07/2024 17:00

TTTĐ - Với số lượng làng nghề lớn nhất cả nước hiện nay, Hà Nội có nguồn tài nguyên phong phú và cơ hội lớn để phát triển ngành công nghiệp sản xuất quà tặng hấp dẫn, đa dạng, đầy bản sắc văn hóa và mang tính đặc trưng của Thủ đô.
Bài 5: Để phát triển ngành công nghiệp sản xuất quà tặng…

Quà tặng “kể chuyện” văn hoá Hà Nội

Bài 5: Để phát triển ngành công nghiệp quà tặng…

Với số lượng làng nghề lớn nhất cả nước hiện nay, Hà Nội có nguồn tài nguyên phong phú và cơ hội lớn để phát triển ngành công nghiệp sản xuất quà tặng hấp dẫn, đa dạng, đầy bản sắc văn hóa và mang tính đặc trưng của Thủ đô.

Hợp tác chặt chẽ giữa làng nghề, cơ sở sản xuất và điểm đến

Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội Đặng Hương Giang cho rằng, để sản phẩm quà tặng từ các làng nghề, điểm du lịch đến được tay du khách rất cần sự liên kết, hợp tác chặt chẽ giữa làng nghề, cơ sở sản xuất và điểm đến. Tới đây, Sở Du lịch tiếp tục đồng hành, hỗ trợ tuyên truyền cho các làng nghề để mỗi một sản phẩm quà tặng truyền tải được thông điệp văn hóa, lịch sử; đáp ứng số lượng, bảo đảm chất lượng, đa dạng mẫu mã, bền đẹp với thời gian, thân thiện với môi trường, giá cả hợp lý, có tính ứng dụng cao.

Bà Đặng Hương Giang bày tỏ mong muốn đưa những sản phẩm thủ công truyền thống trở thành sản phẩm quà tặng mang giá trị nghệ thuật, có câu chuyện và ý nghĩa riêng đến với du khách, góp phần tạo nên những sản phẩm điểm nhấn đại diện cho Thủ đô ngàn năm văn hiến.

Bài 5: Để phát triển ngành công nghiệp sản xuất quà tặng…

“Tôi tin tưởng với sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, sự ủng hộ của các cấp ủy Đảng, chính quyền thành phố, sự chung tay góp sức của các địa phương, sự đồng lòng của mỗi người dân và doanh nghiệp, sự ủng hộ của du khách trong nước và quốc tế, chắc chắn ngành Du lịch Thủ đô sẽ có những bước phát triển đột phá, đóng góp tích cực.

Từ đó sẽ tăng trưởng GRDP Thủ đô, phấn đấu đưa Hà Nội trở thành một trong những trung tâm công nghiệp văn hóa hàng đầu của cả nước, tạo nền tảng vững chắc, động lực quan trọng thúc đẩy phát triển “Thành phố sáng tạo” trong thời gian tới; xứng đáng là điểm đến du lịch thành phố hàng đầu Châu Á cùng nhiều giải thưởng khác đã được vinh danh", bà Giang chia sẻ.

Bài 5: Để phát triển ngành công nghiệp sản xuất quà tặng…
Hà Nội có hàng nghìn làng nghề làm nên các sản phẩm quà tặng du lịch, lưu niệm độc đáo, đặc trưng văn hoá Hà thành

ĐƯA câu chuyện lịch sử, văn hoá vào giới thiệu sản phẩm

Nghệ sĩ Nguyễn Duy Linh là người từng học thiết kế ở đất nước Nhật Bản, kết hợp nghệ thuật cắt giấy Kirigami của Nhật với công nghệ ánh sáng ở phương Tây để tạo nên sản phẩm đèn giấy nghệ thuật 3D độc đáo. Trong mỗi chiếc hộp đèn, anh đều cố gắng đưa những câu chuyện văn hóa truyền thống vào để kể cho người xem. Để sản phẩm quà tặng du lịch trở nên hấp dẫn du khách, anh Linh cho rằng cần truyền tải những câu chuyện văn hóa trong đó.

Bài 5: Để phát triển ngành công nghiệp sản xuất quà tặng…

Anh Linh cho hay: "Ở Hà Nội, chúng ta có hơn một nghìn làng nghề, mỗi làng nghề có điểm riêng biệt khác nhau nên để chọn sản phẩm nào là đặc trưng thì rất khó. Với tôi, mỗi quà tặng du lịch nếu có câu chuyện về văn hóa, giá trị của Hà Nội thì nó đều là sản phẩm đặc trưng của du lịch Hà Nội. Hồ Gươm, Văn Miếu… là những biểu tượng cho Hà Nội nói riêng, Việt Nam nói chung, đằng sau những biểu tượng ấy là những câu chuyện về giá trị lịch sử, văn hóa.

Tuy nhiên để câu chuyện đó đến gần hơn với du khách trong và ngoài nước thì trong mỗi sản phẩm du lịch, chúng ta nên đưa câu chuyện đó vào, ví dụ như có những tờ giấy giới thiệu kèm theo các sản phẩm đó".

Bài 5: Để phát triển ngành công nghiệp sản xuất quà tặng…
Các sản phẩm thủ công được các nghệ nhân tạo thành những món quà tặng thu hút khách du lịch

Xây dựng chiến lược, kênh bán hàng tiện ích

Đối với hoạt động du lịch, các sản phẩm quà tặng chính là những tác phẩm nghệ thuật, thông qua đó để kể câu chuyện về văn hóa, lịch sử, con người Hà Nội. Đây là một trong những yếu tố quan trọng, tạo dấu ấn cho điểm đến, tăng sức hút, hấp dẫn du khách, đồng thời tạo sự lan tỏa, quảng bá hình ảnh điểm đến.

Theo ông Lê Bá Ngọc, Tổng Thư ký Hiệp hội Xuất khẩu hàng Thủ công mỹ nghệ Việt Nam (Vietcraft), Hà Nội muốn phát triển lĩnh vực quà tặng du lịch thì phải xác định được sản phẩm nào bán cho ai, vì đối tượng khác nhau thì mẫu mã, thiết kế sẽ khác nhau.

Bài 5: Để phát triển ngành công nghiệp sản xuất quà tặng…

"Hà Nội phải có chiến lược rõ ràng về sản phẩm, cũng như kênh bán hàng trực tiếp và trực tuyến. Tốt nhất là sản phẩm quà tặng phải mang thông điệp của Hà Nội. Sau đó, xây dựng kênh bán trực tiếp tại các tuyến phố trung tâm, bán ngay tại làng nghề hoặc bán tại sân bay, trên máy bay.

Kênh trực tuyến là xây dựng một sàn thương mại điện tử cho riêng quà tặng du lịch, giới thiệu để khách tìm hiểu, ngắm nghía trước sản phẩm và khi họ đến Hà Nội chỉ việc nhận hàng hoặc đến thẳng nơi bán", ông Ngọc chia sẻ.

phát triển Doanh nghiệp qùa tặng

Thời gian qua, nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát chính là một trong những điển hình đưa sản phẩm truyền thống thành quà tặng thu hút khách du lịch. Là một trong những người làm sơn mài nổi tiếng của làng Đường Lâm (thị xã Sơn Tây, Hà Nội), xưởng điêu khắc của nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát gần đây trở thành điểm đến của nhiều du khách trong hành trình khám phá các di sản nổi tiếng ở xứ Đoài.

Anh Phát cho biết: “Thời gian qua những sản phẩm quà tặng của tôi được nhiều người ưa thích vì tôi đã thay đổi mẫu mã liên tục phù hợp với thị trường. Trong những sản phẩm đó có yêu tố văn hóa được thể hiện bằng chất liệu bản địa ví dụ như gỗ mít, đá ong. Hơn nữa trong mỗi sản phẩm đều có những câu chuyện văn hóa lịch sử gắn liền giúp chúng ý nghĩa hơn”.

Bài 5: Để phát triển ngành công nghiệp sản xuất quà tặng…

Theo anh Phát, để hình thành ngành công nghiệp quà tặng, từng địa phương từ cấp phường xã, quận huyện đến thành phố phải chú trọng phát triển những sản phẩm thủ công truyền thống. Cơ quan chức năng hỗ trợ các nghệ nhân cấp Nhà nước phát triển doanh nghiệp; định hướng để các cá nhân ưu tú phát triển thành những doanh nghiệp, từ đó góp hình thành một nền công nghiệp quà tặng.

Anh Phát cho rằng quanh ta có thể thấy như Nhật Bản họ coi nghệ nhân như là một di sản quốc gia. Họ cho nhiều cơ chế, điều kiện thậm chí Nhà nước trả lương cho các nghệ nhân để yên tâm nghiên cứu sáng tác ra các tác phẩm mà không phải lo việc mưu sinh.

Bên cạnh đó mỗi làng nghề cũng cần phải có những định hướng tư duy phát triển khách hàng; đa dạng hóa mẫu mã; đưa công nghệ số vào để tự quảng bá sản phẩm. “Làng nghề phải chủ động tìm khách hàng chứ không để khách hàng phải tìm mình”, anh Phát nhấn mạnh.

Tăng cường quảng bá sản phẩm

Bạn trẻ Vũ Thanh Bình, sinh viên năm thứ tư, Học viện Báo chí và Tuyên truyền cho biết, cậu rất trân trọng mỗi bài học được về các làng nghề và lắng nghe câu chuyện của các nghệ nhân. Thanh Bình vẫn nhớ đã may mắn được gặp nghệ nhân Thu Hương - làm nón lá truyền thống tại làng Chuông, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội, trong một lần thực hiện bài tập cuối môn học.

Bài 5: Để phát triển ngành công nghiệp sản xuất quà tặng…

Nữ nghệ nhân đã hướng dẫn Bình các công đoạn làm ra một chiếc nón lá cần những bước như thế nào và chia sẻ cho cậu biết những khó khăn, vất vả để gắn bó và bảo tồn nghề trong bối cảnh hiện đại.

Vũ Thanh Bình chia sẻ: “Em nghĩ rằng việc lựa chọn và tìm hiểu thông qua mỗi bài học giúp giới trẻ có thể hiểu được câu chuyện của các làng nghề. Em hiểu và trân trọng những sản phẩm truyền thống được làm thủ công qua tay những người nghệ nhân.

Các sản phẩm có từng câu chuyện và lịch sử của làng nghề, vì vậy rất dễ để tiếp cận và lắng nghe câu chuyện đó. Việc tăng cường quảng bá sản phẩm truyền thống không chỉ tăng doanh thu cho các làng nghề địa phương mà còn giúp phát huy, bảo tồn nền văn hoá Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung”.

Để lan toả những sản phẩm quà tặng từ làng nghề truyền thống, mang văn hoá riêng của Hà Nội đến với nhiều bạn trẻ, du khách hơn, bạn Lương Minh Anh (21 tuổi, Cầu Giấy, Hà Nội) cho rằng: “Các buổi workshop, học làm nghề thủ công là một cơ hội tuyệt vời để cho em và người trẻ được tiếp cận, trải nghiệm các sản phẩm thủ công. Em có cơ hội được tham gia một buổi workshop trang trí chuồn chuồn tre tại Triển lãm sản phẩm mây tre đan Made of Tre.

Em rất thích khi được tự tay tô vẽ những cánh chuồn chuồn đơn sắc trở nên rực rỡ và xinh xắn. Chuồn chuồn tre mang những nét vẽ thể hiện tính cách riêng của em. Khi em chụp ảnh và đăng trên trang cá nhân được các bạn bè hỏi về thông tin workshop cũng như tìm hiểu về chuồn chuồn tre.

Em nghĩ, việc tham gia các workshop hay ứng tuyển trở thành thành viên của các sự kiện, làm nghề thủ công, giúp lan tỏa hình ảnh của sản phẩm thủ công và giúp giới trẻ tiếp cận với các món quà thủ công như chuồn chuồn tre. Thông qua những câu chuyện riêng, từ mỗi trải nghiệm của người trẻ, mỗi sản phẩm thủ công sẽ gần gũi và đến gần với thanh, thiếu niên, đặc biệt với thế hệ Gen Z”.

Lê Dung - Phương Thanh - Đình Trung

Trình bày: Bình Minh

Bài viết liên quan:

Quà tặng "kể chuyện" văn hóa Hà Nội Bài 2: Duyên dáng áo dài Trạch Xá Bài 3: Chuồn chuồn tre “bay” khắp năm châu Bài 4: Mây tre đan và tài hoa của người Phú Vinh

Lê Dung Nguyễn Dũng Thi Mai