Tag
Học Bác lòng ta trong sáng hơn

Bài 5: Khẳng định giá trị người Hà Nội trong giai đoạn mới

Văn hóa 21/05/2020 08:45
aa
TTTĐ - Công chức, viên chức luôn là người đi đầu, là lực lượng chủ chốt để tạo ra những đột phá cho xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh. Từ việc học tập, làm theo tấm gương đạo đức của Bác tại nơi công sở, tinh thần này sẽ được lan tỏa về khu dân cư nơi họ sinh sống, đến gia đình, con cái để tạo nên những giá trị mới cho văn hóa Hà Nội.

Bài 5: Khẳng định giá trị người Hà Nội trong giai đoạn mới

Chủ tịch Hồ Chí Minh xem và góp ý và Đồ án quy hoạch Thủ đô Hà Nội, tháng 11/1959 (Ảnh tư liệu)

Bài liên quan

Hà Nội chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống sốt xuất huyết

Bài 1: Học Bác yêu từng ngọn lúa, mỗi cành hoa

Bài 2: Giản dị, tiết kiệm, bảo vệ của công

Bài 3: Gắn bó với nhân dân, vì nhân dân phục vụ

Bài 4: Biết đấu tranh để loại bỏ cái xấu

Nhân lên những “tấm gương”

Dễ dàng nhận thấy phẩm chất nổi bật, tạo nên phong cách, tư tưởng của Bác Hồ chính là việc phải nêu gương. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng nêu gương có một vai trò to lớn và là một giá trị trong chuẩn mực đạo đức của người cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu. Người nói “Một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền”.

Bác suốt cả cuộc đời giản dị, cống hiến cho Tổ quốc, cho nhân dân chính là một tấm gương vĩ đại mà chúng ta soi mãi càng thấy sự trong sáng, cao cả của Người. Bác nhân văn, có tầm nhìn và tầm lãnh tụ ở chỗ, Người chỉ ra phải nêu gương và người cũng chỉ ra phương pháp để nêu gương.

Đó chính là nói phải đi đôi với làm. Phải tự mình làm trước thì mới trở thành tấm gương để người sau noi theo, nói theo, làm theo. Người đúc kết rằng: “Quần chúng chỉ quý mến những người có tư cách, đạo đức. Muốn hướng dẫn nhân dân, mình phải làm mực thước cho người ta bắt chước.”

Vì thế, Người đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên không những phải có trách nhiệm tự tu dưỡng tốt mà còn phải làm gương trong công tác và lối sống, trong mọi lúc, mọi nơi, nói phải đi đôi với làm để quần chúng noi theo.

Bác nhấn mạnh nêu gương không chỉ hô khẩu hiệu không chỉ nói miệng. Muốn tiến hành tốt các nội dung nêu gương, thì cán bộ, đảng viên phải luôn thực hiện “nói đi đôi với làm”. Ðây là nguyên tắc trước hết, cực kỳ quan trọng của việc nêu gương.

Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn tự mình nêu gương trong mọi lời nói, hành động
Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn tự mình nêu gương trong mọi lời nói, hành động

Khi nước nhà vừa giành được độc lập năm 1945, để giải quyết nạn đói đang hoành hành, Bác đã kêu gọi đồng bào cả nước: “Cứ 10 ngày nhịn ăn một bữa, mỗi tháng nhịn ba bữa. Ðem gạo đó (mỗi bữa một bơ) để cứu dân nghèo”.

Một lần đi công tác, mấy Bác cháu được bố trí ăn cơm ở nhà một cơ sở. Dạo đó thiếu thốn nên cơm phải độn nhiều sắn, khoai. Vì thương Bác nên gia đình đã nấu thêm nồi cơm gạo trắng và sắp một mâm riêng.

Khi vào bữa, Bác bưng bát cơm trắng, gắp thêm mấy miếng thức ăn ngon đến mời cụ cố đang ngồi bên bếp lửa gian trong, Bác nói rành rọt: "Cơm này là để dành cho người già nhất ăn", rồi Bác lấy bát xới cho mình một bát cơm độn và ngồi cùng ăn với cả nhà.

Bài 5: Khẳng định giá trị người Hà Nội trong giai đoạn mới

Bác Hồ cũng là người luôn khuyến khích, đề cao việc học tập, thu nạp kiến thức, nhất là việc học tập ngoại ngữ để làm “chìa khóa” vươn ra thế giới. Bác cũng chính là tấm gương tiêu biểu cho việc tự học, học ngoại ngữ suốt đời. Ngay cả khi tuổi đã cao, sức đã yếu Bác vẫn chăm chỉ ghi từng từ mới ra những hộp thuốc lá để có thể luôn nhìn thấy và học cho nhớ.

Còn vô vàn những tấm gương, những bài học mà Bác để lại như một di sản vô tận và quý giá mà chúng ta có diễm phúc được thừa hưởng, nhất là những công chức, viên chức của Thủ đô hiện nay.

Thực tế cho thấy, cán bộ nói nhiều hơn làm, nói không đi đôi với làm thì không bao giờ được dân tin tưởng. Mà đã mất niềm tin của nhân dân là mất tất cả. Bởi thế, người cán bộ, công chức bắt buộc phải tự mình nêu gương, phải nói đi đôi với làm thì mới hoàn thành tốt vai trò, trách nhiệm của mình và nhân lên những tấm gương trong toàn xã hội.

Khẳng định giá trị người Hà Nội

Khi mới giải phóng Thủ đô, Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định vị trí “đầu tàu”, “gương mẫu” của Hà Nội, hướng tới xây dựng và phát triển Thủ đô trở thành một thành phố vững mạnh toàn diện. Người căn dặn Đảng bộ và Nhân dân Hà Nội phải có trách nhiệm: “Giữ vững và phát triển thuần phong mỹ tục làm cho Thủ đô ta ngày thêm tươi đẹp phồn thịnh và trở nên một thành phố gương mẫu cho cả nước”.

Mọi việc bắt đầu từ con người, vì thế, một trong những công việc quan trọng hàng đầu mà Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn Đảng bộ Hà Nội là phải quan tâm công tác cán bộ.

Trong bài nói chuyện tại Hội nghị cán bộ toàn Đảng bộ TP Hà Nội (25/4/1959), Chủ tịch Hồ Chí Minh một lần nữa nhắc nhở: “Đảng viên, đoàn viên bất cứ ở đâu, bất cứ làm công việc gì, phải thật gương mẫu. Đảng bộ Hà Nội phải làm gương mẫu cho các Đảng bộ khác. Đảng bộ Hà Nội gương mẫu sẽ góp phần đưa miền Bắc tiến lên CNXH, làm cơ sở vững mạnh đấu tranh giành thống nhất nước nhà”.

Vì thế, không chỉ riêng với công cuộc học tập và làm theo tấm gương Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, những tác phong, tâm thế mà chúng ta học được từ Người còn góp phần to lớn vào công cuộc khẳng định giá trị của người Hà Nội hiện nay, xây dựng người Hà Nội văn minh, thanh lịch.

Công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan, công sở của Hà Nội có thể nói là những “tinh hoa” của Hà Nội. Bởi lẽ, họ có trí tuệ, có bản lĩnh, lại đứng trong hàng ngũ lãnh đạo, có ảnh hưởng lớn đến mọi mặt đời sống Hà Nội.

Trong khi đó, họ đều là thành viên trong các gia đình, các tổ dân phố, là nòng cốt để đột phá, sáng tạo, đi đầu trong công cuộc xây dựng văn hóa người Hà Nội hiện nay. Mỗi lời nói, việc làm, hành động, tư duy của công chức, viên chức sẽ có tác dụng lan tỏa sâu rộng ra với quần chúng, để quần chúng làm theo.

Điều này cũng khẳng định giá trị của người Hà Nội trong giai đoạn mới hiện nay. Tốt đẹp để vững vàng đối mặt với tất cả những nguy cơ, thử thách mà dịch bệnh Covid-19 chính là một minh chứng.

Trong chương trình
Trong chương trình "Tuổi trẻ Thủ đô tình nguyện vì sức khỏe cộng đồng", Thành đoàn Hà Nội đã phát khẩu trang và nước rửa tay miễn phí cho người dân

Với vai trò đầu tầu gương mẫu, cán bộ, công chức nhà nước của Hà Nội thời gian qua đã thực hiện tốt các khuyến cáo của Bộ Y tế, cơ quan chức năng, chính quyền thành phố Hà Nội về các phương pháp đảm bảo sức khỏe, tránh lây lan để phòng, chống dịch Covid-19. Trong thời gian cách ly xã hội, công chức Hà Nội tuyệt đối tuân thủ Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, chặn mọi nguồn lây lan trong cộng đồng.

Trên khắp địa bàn Hà Nội, nhiều cơ quan đã đứng ra phát khẩu trang, nước rửa tay miễn phí cho cộng đồng, rồi những cây ATM gạo, hành động góp tiền ủng hộ người nghèo... để không một ai bị bỏ lại phía sau.

Y, bác sĩ, những người có trách nhiệm và cả các tình nguyện viên cũng đã làm việc ngày đêm, không quản ngại khó khăn gian khổ, đối mặt với vô vàn nguy cơ lây nhiễm, cho thấy trách nhiệm gánh vác lớn lao và sự hy sinh vô tư, hết mình của những người ở tuyến đầu chống dịch.

Bài 5: Khẳng định giá trị người Hà Nội trong giai đoạn mới

Điều đó cho thấy, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động ở Hà Nội vẫn từng ngày, từng bước học theo từng góc nhỏ trong tấm gương vĩ đại của Bác Hồ. Chỉ cần mỗi người một góc nhỏ ấy sẽ ghép thành những tấm gương lớn hơn, khiến cho cả thành phố soi vào, cả đất nước soi vào.

Điều này cũng góp phần xác lập những giá trị nền tảng để văn hóa ứng xử Hà Nội là văn minh, là bất biến dù trong đại dịch có nhiều xáo trộn, biến động hay trong cuộc sống thường ngày.

“Theo Bác lòng ta trong sáng hơn” chính là để chúng ta được vinh dự, tự hào khi có Người soi đường, chỉ lối, để ta có tấm lòng vô tư phục vụ nhân dân, cũng là để chính ta được thừa hưởng thành quả mà mọi người và bản thân mình cùng nhau vun đắp.

Đọc thêm

Đọc sách - con đường hướng đến thành công Văn học

Đọc sách - con đường hướng đến thành công

TTTĐ - Tối 19/4, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hải Phòng tổ chức khai mạc “Đường sách Hải Phòng 2025” với chủ đề “Đọc sách - Con đường hướng đến thành công”. Đây là sự kiện đầu tiên trong chuỗi hoạt động chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Hải Phòng (13/5/1955 - 13/5/2025) - Lễ hội Hoa Phượng Đỏ Hải Phòng 2025 và Ngày Sách Việt Nam 21/4.
Tình yêu văn hóa truyền thống qua bộ sách "Vang danh nghề cổ" Văn học

Tình yêu văn hóa truyền thống qua bộ sách "Vang danh nghề cổ"

TTTĐ - Chiều 19/4 tại Sân khấu chính của Phố sách Hà Nội (phố 19 tháng 12, Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã diễn ra buổi giao lưu ra mắt bộ sách “Vang danh nghề cổ - Khám phá những làng nghề thủ công truyền thống của Việt Nam”.
TP Hồ Chí Minh: Biển người mãn nhãn với màn trình diễn pháo hoa Nghệ thuật

TP Hồ Chí Minh: Biển người mãn nhãn với màn trình diễn pháo hoa

TTTĐ - Tối 19/4, hàng nghìn người dân và du khách tại TP Hồ Chí Minh đã tập trung về khu vực bến Bạch Đằng để chiêm ngưỡng màn bắn pháo hoa tầm cao trong khuôn khổ chuỗi các hoạt động nghệ thuật "Sắc màu thành phố Bác", chào mừng đại lễ 30/4.
Đại tiệc văn hóa, công nghệ chào mừng 50 năm Giải phóng miền Nam Nghệ thuật

Đại tiệc văn hóa, công nghệ chào mừng 50 năm Giải phóng miền Nam

TTTĐ - Tối 19/4, người dân TP Hồ Chí Minh và du khách đã được thưởng thức nhiều chương trình nghệ thuật đặc sắc chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Độc đáo bộ sưu tập áo dài "Sen Việt" Thời trang - Làm đẹp

Độc đáo bộ sưu tập áo dài "Sen Việt"

TTTĐ - Bộ sưu tập áo dài "Sen Việt" của nhà thiết kế Đức Minh rực rỡ sắc màu, tôn lên vẻ đẹp, sự tự tin tỏa sáng và khí chất của người phụ nữ Việt. Ở đó có sự hài hòa giữa truyền thống và sự hiện đại, năng động trong thời hội nhập của phái đẹp.
Dấu ấn thời gian tại những buổi triển lãm mừng đại lễ 30/4 Nghệ thuật

Dấu ấn thời gian tại những buổi triển lãm mừng đại lễ 30/4

TTTĐ - Hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, TP Hồ Chí Minh đã tổ chức nhiều buổi triển lãm chuyên đề, qua đó giúp hun đúc tinh thần yêu nước và lòng biết ơn tới bậc cha ông.
Nghệ An hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc 2025 Văn học

Nghệ An hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc 2025

TTTĐ - Chiều 18/4, tại TP Vinh, Sở Văn hóa và Thể thao Nghệ An tổ chức lễ phát động hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam (21/4) và Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc tỉnh Nghệ An năm 2025.
Những chương trình đậm chất lịch sử - văn hóa - nhân văn Nghệ thuật

Những chương trình đậm chất lịch sử - văn hóa - nhân văn

TTTĐ - Với hệ thống chương trình phong phú, được đầu tư công phu cả về nội dung, kỹ thuật và hình thức thể hiện, Đài Truyền hình Việt Nam gửi tới khán giả cả nước những chương trình đậm chất lịch sử - văn hóa - nhân văn nhân dịp Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Mỗi chương trình không chỉ là lời tri ân, trân trọng giá trị lịch sử mà còn là nhịp cầu nối những thế hệ, thắp lên niềm tự hào dân tộc và khát vọng dựng xây một tương lai Việt Nam rạng rỡ.
Hấp dẫn và bổ ích chuỗi hoạt động tại Phố Sách Hà Nội Văn học

Hấp dẫn và bổ ích chuỗi hoạt động tại Phố Sách Hà Nội

TTTĐ - Sáng 18/4, UBND quận Hoàn Kiếm khai mạc chuỗi sự kiện “Sách mở rộng thế giới tư duy" tại Phố sách Hà Nội (phố 19 tháng 12, quận Hoàn Kiếm). Với nhiều hoạt động hấp dẫn và bổ ích, hoạt động mang đến cho Nhân dân Thủ đô không gian phát triển văn hóa đọc lý tưởng.
Bí quyết chăm sóc sắc đẹp tự nhiên cho chị em phụ nữ Thời trang - Làm đẹp

Bí quyết chăm sóc sắc đẹp tự nhiên cho chị em phụ nữ

TTTĐ - Trong hành trình tìm kiếm vẻ đẹp tự nhiên và khỏe mạnh, muối hồng nổi lên như một kho báu từ lòng đất, mang đến vô vàn lợi ích tuyệt vời cho phái đẹp. Không chỉ là một loại gia vị quen thuộc, muối hồng còn là một liệu pháp chăm sóc da và sức khỏe toàn diện, được tin dùng từ xa xưa.
Xem thêm