Tag
Nhà vệ sinh trường học - Ám ảnh không dễ giải tỏa:

Bài 5: Nhà vệ sinh sẽ là tiêu chí công nhận trường đạt chuẩn

Giáo dục 09/11/2018 10:00
aa
TTTĐ - Nhà vệ sinh của trường học luôn là nỗi ám ảnh của học sinh. Vậy đâu là giải pháp cho vấn đề này?

Bài 5: Nhà vệ sinh sẽ là tiêu chí công nhận trường đạt chuẩn

Nhà vệ sinh thân thiện với học sinh tại trường THCS Nguyễn Du (Nam Từ Liêm, Hà Nội)

Bài liên quan

Nhà vệ sinh trường học - Ám ảnh không dễ giải tỏa - Bài 1: Nỗi khiếp sợ không của riêng ai

Bài 2: Vì đâu nên nỗi?

Bài 3: Phụ huynh vẫn “ngồi trên đống lửa”

Bài 4: Để nhà vệ sinh thân thiện với học sinh…

Sẽ ban hành tiêu chuẩn nhà vệ sinh trường học

Để nhà vệ sinh không còn là nỗi ám ảnh của học sinh, lãnh đạo Bộ GD&ĐT cho rằng, các cơ sở giáo dục cần phát huy vai trò và gắn trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở giáo dục với việc đảm bảo vệ sinh trường học. Bên cạnh đó, các trường cần xây dựng nội quy sử dụng, bảo quản nhà vệ sinh, các công trình nước sạch đúng cách; giáo dục kĩ năng sống cho học sinh nhằm bảo vệ môi trường; xây dựng môi trường học xanh, sạch, đẹp trong các cơ sở giáo dục. Công việc này cần thực hiện thường xuyên.

Ngoài ra, cần phải đưa tiêu chí cơ sở vật chất, điều kiện nhà vệ sinh bảo đảm môi trường vào tiêu chí đánh giá thi đua của các cơ sở giáo dục. Trong tháng 11 này, Bộ GD&ĐT sẽ điều chỉnh và ban hành các tiêu chuẩn về cơ sở vật chất, nhà vệ sinh trường học để các địa phương, các cơ sở giáo dục căn cứ đầu tư cơ sở vật chất; làm ăn cứ xác định mức độ tiêu chuẩn đánh giá để kiểm định chất lượng giáo dục, công nhận đạt chuẩn quốc gia.

Bộ cũng sẽ phối hợp với Ban chỉ đạo Đề án hệ tri thức Việt số hóa thực hiện chương trình “Em muốn làm nhà vệ sinh sạch”; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học và nhà vệ sinh trường học…

Bộ GD&ĐT yêu cầu các địa phương khẩn trương, quyết liệt rà soát và thực hiện quy hoạch mạng lưới trường, lớp học phù hợp với điều kiện kinh tế, quy mô phát triển giáo dục của địa phương; dành kinh phí thỏa đáng từ nguồn vốn ngân sách để đầu tư cơ sở vật chất cho giáo dục, mua sắm bổ sung thiết bị dạy học đảm bảo đủ điều kiện thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới; thực hiện lồng ghép có hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu về giáo dục và các chương trình, dự án, đề án khác đã được phê duyệt, trong đó đặc biệt chú trọng các vùng khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo…

Hà Nội dành 466 tỷ đồng để xây dựng, cải tạo nhà vệ sinh

Theo kế hoạch đầu tư xây dựng nhà vệ sinh cấp tiểu học và THCS của Sở GD&ĐT Hà Nội, giai đoạn 2017 – 2020, thành phố sẽ thực hiện xóa hết 2.725 khu vệ sinh xuống cấp, chưa đạt chuẩn theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn và các quy định hiện hành; xây bổ sung 995 khu vệ sinh của các trường còn thiếu theo quy mô, tỷ lệ học sinh sử dụng; xây bổ sung nhà vệ sinh cho các nhà học kiên cố, bán kiên cố 2 đến 4 tầng không có nhà vệ sinh theo đúng quy mô của các tiêu chuẩn, quy chuẩn và các quy định hiện hành; đảm bảo khu vệ sinh không ô nhiễm môi trường và không ảnh hưởng sức khoẻ y tế học đường của học sinh; đáp ứng cảnh quan sư phạm trường học.

Nhu cầu vốn đầu tư theo khái toán của thành phố là 466 tỷ đồng để xây dựng mẫu nhà vệ sinh hiện đại, thiết bị đồng bộ, sử dụng tiện lợi và hợp điều kiện vệ sinh trong trường học hiện nay. Thành phố sẽ tập trung đầu tư theo thứ tự ưu tiên cho 7 huyện khó khăn và tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia còn thấp, gồm: Ba Vì, Phú Xuyên, Mỹ Đức, Ứng Hòa, Chương Mỹ, Thạch Thất và Quốc Oai.

Theo ông Lê Ngọc Quang, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội, kế hoạch triển khai năm 2018 là đề xuất phân bổ 40 tỷ đồng cho các huyện Ứng Hòa, Thanh Oai, Mỹ Đức, Phú Xuyên, Ba Vì. Thiết kế sửa chữa, cải tạo và xây mới nhà vệ sinh và hệ thống lọc nước hiện đại, thiết bị đồng bộ, sử dụng tiện lợi và hợp điều kiện vệ sinh môi trường trên địa bàn và làm mẫu chung cho các huyện khác.

Ngoài ra, để duy trì nhà vệ sinh sạch sẽ trong quá trình sử dụng, Sở GD&ĐT cũng đề xuất có chế độ chính sách đối với công tác lao công, cho phép bổ sung biên chế lao công công tác vệ sinh trong các nhà trường...

Vẫn cần sự chung tay của toàn xã hội

Xây dựng, sửa chữa công trình nhà vệ sinh dành cho học sinh là một trong những nhiệm vụ quan trọng được Chính phủ đặt ra cho ngành GD&ĐT trong năm học 2018 - 2019. Tuy nhiên, nếu chỉ trông chờ vào ngân sách nhà nước thì sẽ rất khó khăn nên công tác xã hội hóa nhà vệ sinh trường học đang được khuyến khích thực hiện.

Ngay tại Hà Nội, dù dành ra hơn 400 tỷ đồng để xây mới, cải tạo, sửa chữa nhà vệ sinh trong trường học nhưng số tiền đó vẫn chưa đủ. Nhiều huyện khó khăn về ngân sách, nhu cầu xây dựng nhà vệ sinh còn cao. Vì vậy, thành phố vẫn phải kêu gọi xã hội hóa thông qua các hội nghị đầu tư. Ngoài ra, Sở GD&ĐT Hà Nội cũng giao tỷ lệ xã hội hóa nhà vệ sinh về các quận, huyện. Cụ thể, đối với huyện, thị xã: Tổng nhu cầu đầu tư cần 294 tỷ đồng. Sở đề xuất đối với các huyện hỗ trợ 50% kinh phí ngân sách thành phố (gần 150 tỷ cho 18 huyện, thị xã) và 50% vốn xã hội hóa. Đối với các quận, dùng 50% các nguồn ngân sách của quận và 50% vốn xã hội hóa.

Có thể nói, để khắc phục tình trạng nhà vệ sinh bẩn trong trường học không hề dễ. Ngoài sự nỗ lực cố gắng trong việc tuyên truyền giáo dục học sinh, rào cản lớn nhất chính là kinh phí chi trả lương cho người quét dọn vì tại các cơ sở giáo dục công lập hiện nay, không có nhân viên phụ trách việc quét dọn nhà vệ sinh. Trong khi đó, nhân viên phục vụ nhà trường lương tháng chưa tới 2 triệu đồng/tháng. Công việc của họ cũng đã khá nặng như quét dọn, lau chùi bàn ghế, nấu nước cho khu vực văn phòng, quét sân trường, lau dọn nhà vệ sinh của giáo viên…

Ở nhiều địa phương, phụ huynh đã đồng loạt góp tiền để thuê hoặc bồi dưỡng thêm cho nhân viên phục vụ. Số tiền cha mẹ các em đóng góp phụ thuộc vào sự bàn bạc của phụ huynh trong buổi họp đầu năm. Mức đóng góp sẽ được chia làm hai phần, phần để bồi dưỡng cho nhân viên phục vụ hàng tháng, phần mua chổi, nước rửa, nước lau sàn… Nhân viên phục vụ sẽ làm việc nhiều lần trong ngày và thường xuyên kiểm tra, theo dõi để nhắc nhở học sinh kịp thời. Vì vậy, nhà vệ sinh của những trường này tương đối sạch sẽ.

Nhiều phụ huynh cho rằng, về lâu về dài, nếu đóng góp thêm để nhà vệ sinh trong trường học sạch sẽ thì cũng là điều nên làm. Tuy nhiên, họ cũng bày tỏ băn khoăn, xã hội hóa sẽ có nhà vệ sinh đẹp sạch cho các con nhưng các trường cần có những quy định, quy trình về xã hội hóa chứ không để nó biến tướng thành mục đích khác.

Đọc thêm

On Stage 2024 - thắp sáng niềm đam mê kịch nghệ cho giới trẻ Giáo dục

On Stage 2024 - thắp sáng niềm đam mê kịch nghệ cho giới trẻ

TTTĐ - Câu lạc bộ Life’s So Drama trực thuộc trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam vừa tổ chức chương trình kịch nghệ thường niên On Stage với vở kịch mang tên “Năm ngàn dặm”.
Ra mắt mô hình cổng trường "An toàn giao thông" Thanh niên Thủ đô với văn hoá giao thông

Ra mắt mô hình cổng trường "An toàn giao thông"

TTTĐ - UBND phường Cống Vị (quận Ba Đình) vừa tổ chức ra mắt mô hình “Cổng trường học an toàn giao thông” tại Trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc.
Quỹ Vì tương lai xanh khởi động cuộc thi hùng biện - tranh biện Tiếng nói Xanh mùa 2 Giáo dục

Quỹ Vì tương lai xanh khởi động cuộc thi hùng biện - tranh biện Tiếng nói Xanh mùa 2

TTTĐ - Quỹ Vì tương lai xanh - Tập đoàn Vingroup chính thức phát động cuộc thi hùng biện - tranh biện Tiếng nói Xanh mùa 2 dành cho học sinh THPT toàn quốc với tổng giá trị giải thưởng lên đến hơn 18,5 tỉ đồng. Thời hạn mở đơn đăng ký từ nay cho đến 23h59 ngày 31/10/2024, vòng chung kết dự kiến diễn ra vào tháng 1/2025.
Hà Nội quán triệt học sinh không nhận đồ ăn, uống từ người lạ Chung tay vì an toàn thực phẩm

Hà Nội quán triệt học sinh không nhận đồ ăn, uống từ người lạ

TTTĐ - Trước thông tin một số học sinh ngộ độc nghi do nước uống miễn phí phát ở cổng trường, sáng 1/10, ngành Giáo dục gửi cảnh báo đến các quận, huyện, thị xã tăng cường quản lý học sinh, tuyên truyền nhắc nhở các em không ăn quà vặt ngoài cổng trường và tuyệt đối không nhận đồ ăn, đồ uống từ người lạ.
Hà Nội tăng cường ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong hoạt động dạy và học Giáo dục

Hà Nội tăng cường ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong hoạt động dạy và học

TTTĐ - Sở GD&ĐT Hà Nội vừa có văn bản gửi các phòng GD&ĐT và cơ sở giáo dục trực thuộc về thực hiện nhiệm vụ ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số năm học 2024 - 2025.
Hải Phòng: 467 đoạt giải học sinh giỏi cấp thành phố bảng A Giáo dục

Hải Phòng: 467 đoạt giải học sinh giỏi cấp thành phố bảng A

TTTĐ - Kỳ thi chọn Học sinh giỏi cấp thành phố bảng A năm học 2024-2025, Hải Phòng có 467 thí sinh đoạt giải; trong đó có 37 đoạt giải nhất, 118 giải nhì, 162 giải ba và 150 giải khuyến khích.
Gần 3.000 giáo viên đi thực tế tại các di tích của Hà Nội Giáo dục

Gần 3.000 giáo viên đi thực tế tại các di tích của Hà Nội

TTTĐ - Sáng 29/9, gần 3.000 cán bộ, giáo viên đến từ các trường học THPT, THCS và Tiểu học của Hà Nội đã được đi thực tế, tham quan tại di tích Hoàng thành Thăng Long và Văn Miếu – Quốc Tử Giám.
Quảng Nam hỗ trợ toàn bộ học phí cho học sinh phổ thông Giáo dục

Quảng Nam hỗ trợ toàn bộ học phí cho học sinh phổ thông

TTTĐ - Với quyết tâm nâng cao chất lượng giáo dục và đảm bảo quyền được học tập của mọi trẻ em, tỉnh Quảng Nam đã dành hơn 158 tỷ đồng để hỗ trợ toàn bộ học phí cho hệ mầm non và học sinh phổ thông trong giai đoạn 2024 - 2026.
Gắn lý luận chính trị với thực tiễn, gắn nhà trường với xã hội Giáo dục

Gắn lý luận chính trị với thực tiễn, gắn nhà trường với xã hội

TTTĐ - Tại Hội thảo khoa học khoa Chính trị học 30 năm xây dựng và phát triển diễn ra sáng 28/9, tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã có nhiều ý kiến tham góp thiết thực, ý nghĩa của các, chuyên gia, nhà khoa học, giảng viên, sinh viên.
Nhân viên nuôi dưỡng thi tài nấu suất ăn 25.000 đồng cho trẻ Giáo dục

Nhân viên nuôi dưỡng thi tài nấu suất ăn 25.000 đồng cho trẻ

TTTĐ - Ngày 28/9, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội tổ chức Hội thi nhân viên nuôi dưỡng giỏi cấp học mầm non thành phố Hà Nội năm học 2024 - 2025.
Xem thêm