Tag

Bài 66: Sống lại nét đẹp nón làng Chuông

Văn hóa 05/03/2017 08:24
aa
TTTĐ.VN - Những chiếc nón cổ làng Chuông (Thanh Oai, Hà Nội) có sức sống rất riêng. Ở cái tuổi “xưa nay hiếm”, nghệ nhân Phạm Trần Canh vẫn miệt mài từng đường kim mũi chỉ làm nên những chiếc nón quai thao yểu điệu. Nhờ tình yêu với nghề truyền thống quê hương và đôi bàn tay tài hoa khéo léo, ông đã góp phần làm sống lại nét đẹp cho những chiếc nón cổ làng Chuông thuở nào.

Bài 66: Sống lại nét đẹp nón làng Chuông

>> Xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh:
* Bài 60: Phố phường thắm sắc hương xuân
* Bài 61: Độc đáo tò he
* Bài 62: Hồn nhiên “tra tấn” nhau bằng âm thanh
* Bài 63: Nếp nhà, nết người
* Bài 64: Người khơi dậy những giá trị văn hóa


Bài 66: Sống lại nét đẹp nón làng Chuông

Nghệ nhân Phạm Trần Canh tỉ mẩn đan nón.

Làng Chuông là một ngôi làng nhỏ có từ lâu đời, nằm bên dòng sông Đáy hiền hòa. Làng có nghề làm nón truyền thống đã nhiều thế kỉ. Xưa kia, nón làng Chuông là lễ vật dâng lên cho các hoàng hậu, công chúa trong cung, cũng là món trang sức được các bà, các chị ưa chuộng. Những cô gái xứ Bắc Kì làm duyên làm dáng trong những dịp hội hè bằng những chiếc nón quai thao thơ mộng.


Chiến tranh kéo dài làm xóa nhòa trong trí nhớ mọi người về cách làm nón quai thao tinh xảo một thời. Người dân làng Chuông lúc đó, nhiều người thợ lành nghề làm nón đã mất vì bom đạn hoặc li tán không kịp truyền lại nghề cho con cháu. Do nhu cầu của thị trường thay đổi, dân làng cũng chỉ duy trì cách làm nón thông thường. Từ đó, chẳng ai còn biết cách làm nón cổ truyền ra sao nữa.


Nghệ nhân Phạm Trần Canh kể lại, khi còn để chỏm, ông đã biết đan nón từ bà nội, cha mẹ ông đã sống bằng nghề đan nón. Hầu hết trẻ con trong làng cũng đều biết đan nón, nhìn ông bà làm, cha mẹ làm, con cháu làm theo. Năm 16 tuổi, ông Canh tham gia Vệ quốc đoàn, làm liên lạc cho Trung đội 27, Tiểu đoàn Đống Đa.


Năm 1954, với thương tật 2/4, ông Canh trở về quê cùng người vợ gốc Nghệ An. Trong làng, chẳng còn ai biết làm nón cổ, ông xót xa khi chứng kiến nét đẹp của quê hương đang dần mai một. Vậy là ý chí không ngại gian khổ của "anh Bộ đội Cụ Hồ" đã thôi thúc ông khôi phục tinh hoa làng nghề. Ông bắt đầu cuộc hành trình làm "sống lại" chiếc nón cổ quê mình. Dù cơ thể mang thương tật vẫn hành hạ ông mỗi khi trái nắng trở trời, ông vẫn gắng rong ruổi khắp chốn, đến các vùng Bắc Ninh, Hưng Yên, Thái Bình...


“Một lần tôi may mắn mua được một chiếc nón quai thao cổ, đem về nhà tháo tung nó ra, mày mò lại từ đầu. Từ cách xếp nan tre như thế nào, lá cọ phải đặt ra sao cho thẳng và đẹp… đều ghi nhớ một cách cẩn thận. Làm được chiếc nón đầu tiên này, tôi vui lắm. Cuối cùng thì cũng tìm lại được nghề làm nón quai thao xưa của ông cha”, ông Canh chia sẻ.


Ông cụ nay đã 84 tuổi nhưng đôi mắt vẫn còn tinh anh, vẫn tự xỏ kim, khâu nón mà chẳng cần đến đôi kính lão giúp sức. Nguyên liệu làm nón chỉ có ba thứ chính là lá cọ, tre nứa làm khung và sợi cước nilon, ngày xưa khi chưa có cước, các cụ khâu bằng sợi móc lột từ cây giang. Làm nón quai thao có 6 công đoạn, đặc biệt công đoạn làm lá rất công phu gọi là “nuột”. Cây cọ ở Phú Thọ mỗi tháng chỉ có một cái búp xanh biếc, cắt phơi 3 nắng mùa hè sẽ chuyển thành màu trắng. Sau đó cho vào hun trong lò sấy đốt diêm huỳnh cho lá trắng mỏng và trong hơn, rồi mang ra đốt lưỡi cày gang lên, ở dưới đốt lửa, ở trên dùng một bọc giẻ là từng lá cho phẳng. Đây là công đoạn khó nhất, nếu làm vụng lá sẽ cháy, không trắng và cái nón mất giá trị.


Công đoạn hai, cho vòng vào khuôn: “vốt” vòng. Công đoạn ba dùng lá lợp lên thành nón. Công đoạn bốn là khâu thắt nón. Công đoạn năm là khi nón khâu xong đổ ra khuôn là công đoạn “nức cạp” và cuối cùng là trang trí nón.


Ở cái tuổi này, người ta đã có thể bỏ gánh nặng cuộc sống mà vui vầy cùng con cháu lúc tuổi già, nhưng cụ vẫn còn nhiều trăn trở vì nghề nón cổ của làng đang dần bị mai một. Năm người con của cụ, người theo nghề giáo, người làm sửa xe… cũng chẳng ai lấy nón quai thao làm cái nghiệp của đời mình.


Sợ nón quai thao lại thất truyền một lần nữa, ông Canh mở lớp dạy làm nón miễn phí cho người dân quanh vùng. Không phân biệt nam nữ, già trẻ, chỉ cần có một tấm lòng yêu nghề, muốn giữ gìn và phát huy nét đẹp truyền thống là ông đều chỉ bảo tận tình. Tính đến nay cũng đã có hàng trăm người theo học. Trong xã có tới 75% số hộ gia đình quay về làm nghề nón. Nhờ có nghề phụ nên cuộc sống của người dân nơi đây được nâng lên rõ rệt.

Người làng Chuông còn làm những chiếc nón đủ các kích cỡ làm quà lưu niệm, phục vụ nhu cầu của khách quốc tế. Mấy năm gần đây, làng đã phát triển thêm dịch vụ du lịch làng nghề nhằm tăng cường quảng bá chiếc nón truyền thống và tạo công ăn việc làm và tăng thêm thu nhập cho người dân. Khách đến làng không chỉ để mua nón, chụp ảnh mà còn rất nhiều người đến tham quan, muốn tận mắt chứng kiến công đoạn làm nón của làng nghề trên đất Thủ đô.


(còn nữa)


Tin liên quan

Đọc thêm

Bánh mì chấm sữa đặc - Tự hào văn hóa ẩm thực Việt Văn hóa

Bánh mì chấm sữa đặc - Tự hào văn hóa ẩm thực Việt

TTTĐ - Bánh mì chấm sữa đặc Ông Thọ, món ăn gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ một lần nữa lại gây thương nhớ và trở thành món ăn “tạo cơn sốt” tại Lễ hội bánh mì 2024 được tổ chức lần 2 tại TP HCM vừa qua.
Miss & Mister Fitness Supermodel World 2024 gọi tên Philippines và Uzbekistan Giải trí

Miss & Mister Fitness Supermodel World 2024 gọi tên Philippines và Uzbekistan

TTTĐ - Cuộc thi nhan sắc quốc tế mang tên Miss & Mister Fitness Supermodel World 2024 vừa chính thức khép lại tại khu du lịch Hồ Mây - Vũng Tàu với hai ngôi vị cao nhất thuộc về thí sinh đại diện Philippines và Uzbekistan.
Theo dấu chân Bác Hồ “Từ Việt Bắc về Hà Nội” Văn học

Theo dấu chân Bác Hồ “Từ Việt Bắc về Hà Nội”

TTTĐ - “Từ Việt Bắc về Hà Nội” là tập 3 trong bộ tiểu thuyết 5 tập “Nước non vạn dặm” của PGS.TS, nhà văn, nhà báo Nguyễn Thế Kỷ - Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương. Tác phẩm khắc họa hình tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh ở 5 giai đoạn quan trọng trong cuộc đời và sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Người.
Phát động bình chọn "Những bản hùng ca đất nước" Văn hóa

Phát động bình chọn "Những bản hùng ca đất nước"

TTTĐ - Tối 18/5, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Lễ phát động bình chọn 50 tác phẩm văn học, nghệ thuật biểu diễn Việt Nam tiêu biểu, xuất sắc sau ngày đất nước thống nhất với chủ đề “Những bản hùng ca đất nước”.
Thư viện Hà Nội trưng bày chuyên đề mừng sinh nhật Bác Văn hóa

Thư viện Hà Nội trưng bày chuyên đề mừng sinh nhật Bác

TTTĐ - Kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), Thư viện Hà Nội tổ chức trưng bày sách, báo chuyên đề “Hồ Chí Minh - Trọn cuộc đời vì nước, vì dân”.
Nguyệt Khuê - mẫu nhí cá tính và học giỏi Thời trang - Làm đẹp

Nguyệt Khuê - mẫu nhí cá tính và học giỏi

TTTĐ - Võ Minh Nguyệt Khuê gia nhập làng mode chưa lâu nhưng mới đây, mẫu nhí 10 tuổi đã ghi dấu ấn khi catwalk thần thái trong BST “Nghiên" của NTK Đức Lương tại "NDQ Fashion Show Tinh hoa đất Rồng".
Nghiên cứu văn hóa cội nguồn và tôn vinh Hùng Vương Văn hóa

Nghiên cứu văn hóa cội nguồn và tôn vinh Hùng Vương

TTTĐ - Vừa qua, tại Đền thờ Quốc tổ Lạc Long Quân (Đền Nội Bình Đà, Thanh Oai, Hà Nội), Trung tâm Nghiên cứu Văn hóa cội nguồn và Tôn vinh Hùng Vương đã chính thức ra mắt.
Hà Nội tổ chức biểu diễn nghệ thuật mừng sinh nhật Bác Điện ảnh - Âm nhạc

Hà Nội tổ chức biểu diễn nghệ thuật mừng sinh nhật Bác

TTTĐ - Nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), thực hiện sự phân công của Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, 5 đơn vị nghệ thuật trực thuộc Sở sẽ tổ chức biểu diễn phục vụ Nhân dân Thủ đô tại trung tâm một số quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố.
Top One Studio ký kết hợp tác chiến lược với SpaceSpeakers Label và Suboi Điện ảnh - Âm nhạc

Top One Studio ký kết hợp tác chiến lược với SpaceSpeakers Label và Suboi

TTTĐ - Top One Studio vừa ký kết hợp tác chiến lược với SpaceSpeakers Label và Suboi, công bố các dự án sáng tạo đột phá
Những vở kịch hấp dẫn dành cho thiếu nhi dịp hè 2024 Điện ảnh - Âm nhạc

Những vở kịch hấp dẫn dành cho thiếu nhi dịp hè 2024

TTTĐ - Chào đón Quốc tế Thiếu nhi 1/6 và dịp hè 2024, Nhà hát Tuổi trẻ ra mắt dự án biểu diễn có tên gọi “Mùa hè yêu thương”.
Xem thêm