Tag

Bài 84: Tạo đột phá bằng nông nghiệp công nghệ cao

Nhịp sống trẻ 26/09/2017 08:06
aa
TTTĐ.VN - Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là xu hướng chủ đạo và tất yếu trong xu thế hội nhập. Tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, phục vụ phát triển bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu và hội nhập quốc tế là trọng trách của thế hệ trẻ hôm nay…

Bài 84: Tạo đột phá bằng nông nghiệp công nghệ cao

>> Thanh niên với vấn đề hội nhập - Khát vọng vươn xa
Bài 83: Bản lĩnh, tỉnh táo khi ra… “biển lớn”

Thế hệ trẻ - trung tâm đổi mới sáng tạo


Sau hơn 30 năm đổi mới, nền nông nghiệp nước ta đã có những bước phát triển mạnh mẽ và đạt được những kết quả to lớn. Cụ thể, xuất khẩu cả nước đạt doanh thu hơn 30 tỷ USD/năm, cung cấp sinh kế cho hơn 10 triệu hộ nông dân, chiếm hơn 68% dân số, đóng góp khoảng 22% GDP cho nền kinh tế và đến 35% giá trị xuất khẩu. Qua đó, đời sống của nông dân ngày càng nâng cao và bộ mặt nông thôn từng bước thay đổi hiện đại.

Con số hơn 30 tỷ USD/năm là kỉ lục của ngành nông nghiệp nhưng thực tế vẫn còn nhiều băn khoăn cho người làm chính sách. Bởi vì, hàng nông sản Việt Nam phần lớn vẫn xuất khẩu dưới dạng thô. “Đáng lẽ Việt Nam phải thu được ngoại tệ nhiều hơn thế, nếu các sản phẩm được sơ chế, bảo quản theo đúng quy trình mà thị trường yêu cầu”, GS Võ Tòng Xuân, trường ĐH Đà Lạt chia sẻ.


Bài 84: Tạo đột phá bằng nông nghiệp công nghệ cao
Trồng rau công nghệ cao tại Sóc Sơn – Hà Nội

Câu chuyện “giải cứu” trái thanh long, dưa hấu, hành tím… và gần dây là thịt lợn không còn mới mẻ nhưng ngành nông nghiệp Việt Nam vẫn chưa có chính sách cải thiện. Bỏ qua thực tế, nhiều doanh nghiệp vẫn “liều” đầu tư mạnh vào nông nghiệp để tạo thành chuỗi liên kết từ nhà vườn đến khâu tiêu thụ. Tuy nhiên, giao thương hàng hóa chủ yếu vẫn là mua đứt bán đoạn, ăn xổi ở thì, thông qua các thương lái… cuối cùng nông sản xuất khẩu quanh quẩn vẫn chỉ là hàng thô.

Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nâng cao đời sống cho nông dân và xây dựng nông thôn mới mới là đích phát triển bền vững. Tuy nhiên, hội nhập sẽ tạo ra một thị trường rộng lớn, nông sản Việt Nam đứng trước không ít khó khăn do cạnh tranh thị phần. “Nếu cứ duy trì như hiện nay, sản phẩm nông nghiệp Việt Nam sẽ thua ngay trên sân nhà. Khi nông sản từ Thái Lan, Philippines tràn vào ồ ạt vào thị trường trong nước, dù giá đắt nhưng người tiêu dùng vẫn chấp nhận vì sản phẩm của họ tươi, ngon, trồng và chế biến đúng quy trình” - anh Nguyễn Thế Tài, một nông dân ở Thường Tín (Hà Nội) lo lắng.

Xác định phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là xu hướng chủ đạo và tất yếu trong quá trình hội nhập, là giải pháp mạnh mẽ, hiệu quả trong cơ cấu lại nông nghiệp, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Quốc Doanh cho rằng: Phải lấy đoàn viên, thanh niên, doanh nghiệp làm trung tâm đổi mới sáng tạo; Xây dựng, triển khai các cơ chế, chính sách, ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh và phát triển thương hiệu. Đồng thời, phát triển doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thông qua thúc đẩy phát triển các cơ sở ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp, khởi nghiệp sáng tạo. Chỉ có như vậy mới hình thành nông nghiệp tập trung, hàng nông sản mới ra thế giới được.

Tập trung cho 3 trục sản phẩm

Theo đánh giá của các nhà quản lý nông nghiệp, tốc độ tăng trưởng của nông nghiệp nước ta đang chậm lại và chậm hơn so với hầu hết các nước có cùng trình độ phát triển trong khu vực. Sự chênh lệch lớn xuất phát từ những nguyên nhân như: Sản xuất manh mún, quy mô nhỏ lẻ; việc ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, chế biến nông, lâm, thủy sản chưa cao, do vậy cả năng suất lao động lẫn thu nhập đều thấp; sản xuất bấp bênh và giá trị gia tăng còn hạn chế; tác động của sự cạnh tranh gay gắt do hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng; vấn đề ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu và vệ sinh an toàn thực phẩm... Để khắc phục những hạn chế trên, theo các nhà khoa học, chúng ta phải tận dụng cơ hội đến từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Cuộc cách mạng này đã và đang được đặt lên vai thế hệ trẻ hôm nay. Vì thế, ngay từ bây giờ, thế hệ trẻ phải không ngừng học tập nghiêm túc, có chất lượng, thường xuyên rèn luyện, phát triển các kỹ năng để làm việc và xử lý các vấn đề đặt ra với hiệu quả cao nhất.

Bên cạnh sự nỗ lực của thế hệ trẻ, tất cả các Bộ, Ngành, các cấp, cộng đồng doanh nghiệp và cả xã hội phải trực tiếp vào cuộc. Trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã rất quan tâm chỉ đạo và ban hành nhiều cơ chế, chính sách đặc thù, để thu hút đầu tư vào sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Đặc biệt, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo huy động gói tín dụng thương mại 100 nghìn tỷ đồng, khuyến khích phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch, với lãi suất cho vay thấp hơn từ 0,5% đến 1,5% mỗi năm so với mức lãi suất cho vay thông thường cùng kỳ hạn.

Hiện, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang tập trung tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng ưu tiên tập trung ba trục sản phẩm, gồm: Nhóm sản phẩm chủ lực quốc gia (những sản phẩm chủ lực có kim ngạch xuất khẩu từ 1 tỷ USD trở lên và thịt lợn; rà soát điều chỉnh quy hoạch; xây dựng vùng sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn; tổ chức hợp tác, liên kết theo chuỗi giá trị và ứng dụng giống mới, quy trình sản xuất tiên tiến, ứng dụng công nghệ cao); nhóm sản phẩm chủ lực cấp tỉnh, thành phố (căn cứ lợi thế và điều kiện cụ thể, lựa chọn nhóm sản phẩm chủ lực của địa phương để quy hoạch và phát triển theo hướng như sản phẩm quốc gia nhưng quy mô cấp địa phương); nhóm sản phẩm vùng, miền (những đặc sản có quy mô nhỏ, được xây dựng và phát triển gắn với xây dựng nông thôn mới ở xã theo mô hình "Mỗi làng, xã một sản phẩm").

Để tạo được chuyển biến rõ nét trong thực tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho rằng, cần triển khai đồng bộ các giải pháp, trọng tâm là hoàn thiện cơ chế chính sách, tăng cường nghiên cứu chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ và đổi mới, phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, để tạo “đột phá” trong cơ cấu lại nông nghiệp.

Với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là sự chỉ đạo quyết liệt của Thủ tướng Chính phủ, sự vào cuộc của các Bộ, Ngành trung ương và các địa phương, Thứ trưởng Lê Quốc Doanh tiếp tục khẳng định, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là khâu then chốt tạo sự đột phá, góp phần thực hiện thành công Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, phục vụ phát triển bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu và hội nhập quốc tế.



Mỗi đoàn viên, thanh niên phải tìm ra thế mạnh của mình


Để nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thực sự trở thành vị trí trung tâm không chỉ là nhận thức, tiềm lực của bản thân, mà đòi hỏi các bạn trẻ phải có kế hoạch hành động cụ thể. Nhờ có hành động, nhiều bạn trẻ Việt Nam đã thành công với những ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo độc đáo.


Vậy nên, các Bộ, Ngành cần phải có các chính sách rất mạnh mẽ trong phát triển hạ tầng CNTT; Đẩy mạnh ứng dụng CNTT, đưa tin học vào mọi mặt của đời sống kinh tế, xã hội; Tạo điều kiện cho nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển. Muốn làm được điều đó, mỗi đoàn viên, thanh niên, mỗi tập đoàn, doanh nghiệp phải tìm ra thế mạnh của riêng mình nhưng cần có sự kết nối để tạo ra các cơ hội mới”, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh.


(còn nữa)


Phương Uyên

Tin liên quan

Đọc thêm

“Chia lửa” thủ tục hành chính cùng người dân Camera 360 trẻ

“Chia lửa” thủ tục hành chính cùng người dân

TTTĐ - Sự phối hợp nhịp nhàng giữa đội ngũ cán bộ "Một cửa" và tinh thần xung kích của đoàn viên, thanh niên tình nguyện đã trở thành cầu nối quan trọng, giúp người dân thực hiện thủ tục hành chính thuận lợi hơn. Hình ảnh chính quyền địa phương 2 cấp thân thiện, gần dân cũng được lan tỏa.
Những “người truyền lửa” trong bộ máy chính quyền mới Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Những “người truyền lửa” trong bộ máy chính quyền mới

TTTĐ - Từng là những thủ lĩnh phong trào thanh niên của tỉnh Bình Dương, chị Trần Thị Diễm Trinh và chị Nguyễn Thanh Thảo vừa được điều động giữ các chức vụ chủ chốt tại cấp cơ sở TP Hồ Chí Minh. Hành trình mới không chỉ là sự tiếp nối lý tưởng cống hiến, mà còn là minh chứng sinh động cho chủ trương trẻ hóa, làm mới đội ngũ cán bộ ở cơ sở, nơi gần dân nhất, thiết thực nhất.
Giáo dục giới tính cho người trẻ: Không dạy kiểu “mạnh ai nấy làm” Nhịp sống trẻ

Giáo dục giới tính cho người trẻ: Không dạy kiểu “mạnh ai nấy làm”

TTTĐ - Trên thực tế, giáo dục giới tính trong trường học vẫn còn rời rạc, thiếu chiều sâu và chưa thực sự đồng bộ giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Khi học sinh còn “tự mò mẫm” qua mạng, phụ huynh thì lúng túng, còn giáo viên e dè vì thiếu chuyên môn, những lỗ hổng kiến thức giới tính đang để lại hệ lụy rõ rệt cho thế hệ trẻ. Muốn giáo dục giới tính hiệu quả, không thể chỉ dừng ở một vài buổi chuyên đề, mà cần cả một chiến lược phối hợp bài bản, lâu dài và khoa học từ nhiều phía.
Anh Hà Đức Hải làm Bí thư Tỉnh Đoàn Lào Cai sau hợp nhất tỉnh Nhịp sống trẻ

Anh Hà Đức Hải làm Bí thư Tỉnh Đoàn Lào Cai sau hợp nhất tỉnh

Ban Bí thư Trung ương Đoàn đã có quyết định về việc chỉ định Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Bí thư, Phó Bí thư và Ủy ban Kiểm tra lâm thời Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Lào Cai (sau khi hợp nhất tỉnh Lào Cai và Yên Bái). Trong đó, anh Hà Đức Hải được chỉ định giữ chức Bí thư Tỉnh Đoàn Lào Cai mới từ 1/7.
TP Hồ Chí Minh: Sắc xanh đồng hành cùng UBND phường, xã Camera 360 trẻ

TP Hồ Chí Minh: Sắc xanh đồng hành cùng UBND phường, xã

TTTĐ - Hơn 150 chiến sĩ tình nguyện Mùa Hè xanh Phân hiệu Học viện Hành chính và Quản trị công tại TP Hồ Chí Minh năm 2025 vừa ra quân vào ngày 30/6, khởi động một mùa Hè đầy ý nghĩa, đồng hành cùng địa phương.
Cú hích chiến lược cho hệ sinh thái khởi nghiệp Nhịp sống trẻ

Cú hích chiến lược cho hệ sinh thái khởi nghiệp

TTTĐ - Ngày 30/6, Diễn đàn khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo HUB Forum Hanoi 2025: The Next Challenge được tổ chức tại Cung Thanh niên, Hà Nội, quy tụ hàng trăm startup, doanh nghiệp, quỹ đầu tư, tổ chức chính sách và đối tác quốc tế, mở ra không gian kết nối chiến lược, chia sẻ tri thức và thúc đẩy sự phát triển của hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam.
Gen Z với tương lai của nền hành chính hiện đại Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Gen Z với tương lai của nền hành chính hiện đại

TTTĐ - Hôm nay, thành phố Hà Nội cùng các tỉnh, thành trên cả nước chính thức công bố mô hình chính quyền địa phương hai cấp, đánh dấu bước chuyển quan trọng trong tiến trình cải cách bộ máy hành chính và xây dựng nền quản trị hiện đại. Đây không chỉ là sự kiện lớn của hệ thống chính trị, mà còn là dấu mốc đáng ghi nhớ đối với thế hệ trẻ, những người sống, làm việc và đồng hành cùng chính quyền mới.
Chính quyền hai cấp và sự kỳ vọng của người trẻ Nhịp sống trẻ

Chính quyền hai cấp và sự kỳ vọng của người trẻ

TTTĐ - Sáng nay (30/6), thành phố Hà Nội chính thức công bố quyết định sắp xếp tổ chức lại các đơn vị hành chính theo mô hình chính quyền địa phương hai cấp: cấp thành phố và cấp xã. Đây là dấu mốc quan trọng trong lộ trình đổi mới bộ máy hành chính, hướng tới một nền quản trị tinh gọn, hiệu quả, phục vụ tốt hơn cho người dân và doanh nghiệp.
Sứ mệnh của thanh niên trong sự nghiệp cách mạng của Đảng Camera 360 trẻ

Sứ mệnh của thanh niên trong sự nghiệp cách mạng của Đảng

TTTĐ - Sáng 30/6, tại Hà Nội, Trung ương Đoàn tổ chức Hội thảo khoa học “Sứ mệnh của thanh niên trong sự nghiệp cách mạng của Đảng” kỷ niệm 100 năm thành lập Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên (6/1925 - 6/2025).
Cán bộ trẻ và trách nhiệm trước mô hình chính quyền mới Hoạt động Mặt trận

Cán bộ trẻ và trách nhiệm trước mô hình chính quyền mới

TTTĐ - Ngày 30/6 - một dấu mốc lịch sử khi Hà Nội cùng các địa phương trong cả nước công bố chính thức mô hình chính quyền địa phương hai cấp để vận hành vào ngày 1/7/2025, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong công cuộc cải cách hành chính. Trong những thời khắc quan trọng này, cán bộ công chức trẻ chính là lực lượng tiên phong, đặt nền móng cho khởi đầu mới bằng chính niềm tin, sự cống hiến và tinh thần trách nhiệm của mình.
Xem thêm