Tag

Bài 85: Làng nghề truyền thống Bát Tràng trước cơ hội vươn xa

Nhịp sống trẻ 30/09/2017 10:19
aa
TTTĐ.VN - Để gìn giữ và phát triển làng nghề trong xu thế hội nhập quốc tế, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh gốm sứ tại Bát Tràng (Gia Lâm, Hà Nội) đã nhạy bén chuyển hướng sản xuất, nâng cao chất lượng và thẩm mỹ. Các sản phẩm gốm không những phục vụ nhu cầu gia dụng mà còn phục vụ trang trí nội ngoại thất, kiến trúc cao cấp.

Bài 85: Làng nghề truyền thống Bát Tràng trước cơ hội vươn xa

>> Thanh niên với vấn đề hội nhập - Khát vọng vươn xa
Bài 84: Tạo đột phá bằng nông nghiệp công nghệ cao


Cạnh tranh để giữ thương hiệu

Bát Tràng được nhiều người dân trong nước và du khách quốc tế biết đến là làng nghề gốm cổ truyền. Chính vì vậy, các hộ sản xuất kinh doanh (SXKD) gốm sứ tại Bát Tràng luôn ý thức việc phải bảo vệ thương hiệu trong thời kỳ hội nhập. Cùng với sự phát triển, gốm Bát Tràng đã trở thành thương hiệu nổi tiếng với nhiều sản phẩm độc đáo, riêng có như: men ngọc, hoa nâu, men rạn, hoa lam... Cũng chính từ những sản phẩm độc đáo này đã giúp Bát Tràng trở thành làng nghề đầu tiên trong số hơn 2.000 làng nghề ở Việt Nam được đăng ký thương hiệu.


Bài 85: Làng nghề truyền thống Bát Tràng trước cơ hội vươn xa
Một xưởng sản xuất gốm sứ tại Bát Tràng

Nhìn nhận về thị trường SXKD gốm sứ tại làng nghề Bát Tràng trong thời kỳ hội nhập, anh Vũ Tá Phong, Giám đốc Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ gốm sứ Nhật Minh cho biết: "Hiện tại, ở Bát Tràng lượng sản phẩm gốm sứ sản xuất cung ứng nội địa chiếm khoảng 85% và xuất khẩu 15%. Thị trường xuất khẩu chủ yếu là Hàn Quốc, Nhật Bản, Đan Mạch, Hà Lan, Pháp, Đức, Tây Ban Nha… Khi nền kinh tế thị trường tạo ra xu hướng hội nhập, gốm Bát Tràng cũng là một trong những mặt hàng tham gia vào cuộc cạnh tranh mạnh mẽ với gốm sứ đến từ các nước khác, đặc biệt là gốm sứ Trung Quốc. Trong nước, gốm Bát Tràng tuy đã có mặt ở rất nhiều tỉnh thành song vẫn chưa thực sự chiếm lĩnh thị trường. Các loại hàng gốm sứ Trung Quốc phổ biến với giá rẻ, nhiều mẫu mã đã len lỏi vào từng phân khúc thị trường trong nước khiến gốm sứ trong nước bị cạnh tranh mạnh mẽ. Tuy nhiên, gốm sứ Trung Quốc không thể có độ bền cao về men hay chất gốm bằng hàng sản xuất tại Bát Tràng".

Để gìn giữ thương hiệu truyền thống và nâng cao năng lực cạnh tranh, các cơ sở SXKD gốm sứ tại Bát Tràng đã không ngừng sáng tạo mẫu mã, kiểu dáng, màu sắc phù hợp với xu hướng thị trường và nhu cầu tiêu dùng của khách hàng. Bên cạnh các sản phẩm truyền thống, tại chợ gốm cổ Bát Tràng còn bày bán rất nhiều đồ gốm gia dụng và gốm trang trí cao cấp như sản phẩm sơn mài trên gốm, tranh gốm, chuông gió, các hình con vật, đồ chơi bằng gốm… Các cơ sở SXKD gốm cũng nhận sản xuất theo đơn đặt hàng của khách hàng trong nước và quốc tế. Đặc biệt, các mặt hàng gốm tâm linh, phục cổ cũng được khách hàng quan tâm và đặt rất nhiều.

“Trước hết, sản phẩm cần đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng, sau đó các nghệ nhân gốm cần nghiên cứu, sáng tạo, kết hợp giữa nghệ thuật đương đại với nghệ thuật truyền thống vào khâu sản xuất sản phẩm. Bên cạnh đó, những nghệ nhân, thợ gốm Bát Tràng cũng không ngừng học hỏi, áp dụng những tiến bộ trong khoa học kỹ thuật hiện nay vào khâu sản xuất, quảng bá, phát triển thương hiệu cho làng nghề. Nói một cách cụ thể hơn, gốm sứ Bát Tràng phải đặc biệt chú trọng tới khâu thiết kế mẫu mã sản phẩm giúp thị trường dễ dàng nhận diện sản phẩm của làng nghề. Đồng thời, thúc đẩy việc ứng dụng các thành tựu của công nghệ thông tin và truyền thông vào hỗ trợ cho khâu lưu thông sản phẩm. Làm được như vậy, thị trường gốm sứ Bát Tràng mới đủ sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế rộng mở hiện nay”, anh Vũ Tá Phong nhận định.

Phát huy giá trị truyền thống

Hiện tại, gốm sứ Bát Tràng đã có vị thế cao trên thị trường trong nước và quốc tế. Với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, gốm sứ Bát Tràng luôn phải cạnh tranh quyết liệt với các sản phẩm gốm sứ từ các nước khác. Chính vì vậy, các doanh nghiệp gốm sứ phải có những chuyển đổi mạnh mẽ để thích nghi và phát triển.

Theo đại diện cơ sở gốm “Nghệ nhân Bạch Long”, men gốm hiện nay có độ dày và trong, tạo độ sâu, bóng hơn men gốm của khoảng 20 năm trước. Để giữ gìn và phát triển thương hiệu, năm 2016 làng nghề Bát Tràng đã phối hợp với Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội, Hội gốm sứ Bát Tràng cùng các doanh nghiệp, chính quyền xã tuyển dụng, đào tạo con em trong xã học tập và nâng cao tay nghề. Ngoài việc học kinh nghiệm từ các nghệ nhân trong nước, làng nghề còn tổ chức các tour du lịch, tham quan học hỏi kinh nghiệm nghề gốm và phát triển thị trường tại các nước láng giềng như Đài Loan, Singapore…

Nghệ nhân Hà Văn Lâm, Đại diện Hiệp hội làng nghề truyền thống Bát Tràng cho biết: “Để làm ra một sản phẩm, công nhân phải trải qua quy trình tỉ mỉ, từ khâu luyện đất tạo dáng, trang trí hoa văn, tráng men, đến xếp vào lò nung… Nhờ bàn thay khéo léo và sáng tạo, nghệ nhân gốm Bát Tràng đã tạo ra ngày càng nhiều sản phẩm đa dạng mẫu mã, với các loại hình hoa văn, họa tiết dân gian đặc sắc như: mục đồng chăn trâu thổi sáo, phong cảnh đất nước, thi phú… Nhờ đó, gốm sứ Bát Tràng nói riêng cũng như gốm sứ Việt Nam nói chung đã trở thành một loại hình nghệ thuật đặc sắc, mang đậm nét tinh hoa dân tộc Việt”.

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, các nghệ nhân cùng doanh nghiệp SXKD gốm sứ Bát Tràng vẫn còn nhiều trăn trở. Do đặc thù truyền thống lâu đời, nhà xưởng thường gắn với nhà ở nên hạn chế mở rộng sản xuất cũng như việc trưng bày, lưu trữ bảo quản các sản phẩm gốm sứ.

Để tiếp tục phát triển thương hiệu trong thời gian tới, ông Hà Văn Lâm cho biết Bát Tràng đã đưa ra lộ trình cụ thể. Trước tiên, làng nghề tập trung đào tạo lao động trẻ, tiếp nhận chuyển giao công nghệ nâng cao chất lượng sương đất, sương men, sau đó sẽ chuyển đổi từ lò hộp nung than sang lò ga nhằm giảm thời gian nung đốt, bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, làng nghề gốm sứ Bát Tràng cũng tiếp tục nâng cao chất lượng sản phẩm, làm tốt khâu bao bì, giúp sản phẩm bắt mắt hơn để quảng bá sản phẩm một cách tốt nhất.

Xã Bát Tràng hiện có 1 nghệ nhân nhân dân, 4 nghệ nhân ưu tú, 20 nghệ nhân Hà Nội, 5 nghệ nhân dân gian, 15 nghệ nhân làng nghề Việt Nam và đội ngũ lao động, thợ giỏi trên 4.000 người. Hàng năm, Bát Tràng đón hàng nghìn đoàn khách đến tham quan, mua sắm, trong đó có nhiều đoàn khách quốc tế. Theo số liệu thống kê của UBND xã Bát Tràng, trong năm 2016 vừa qua, làng nghề tiếp đón khoảng 2.000 đoàn với gần 22.000 lượt khách đến thăm quan và mua sắm.

Nghề gốm Bát Tràng không chỉ tạo công ăn việc làm cho người dân trong xã mà còn thu hút hàng nghìn lao động thường xuyên từ nơi khác đến. Số liệu thống kê của UBND xã Bát Tràng cho thấy giá trị sản xuất gốm sứ và thương mại năm 2016 ước đạt trên 1.100 tỷ đồng, nộp thuế đạt 2,9 tỷ đồng, thu nhập bình quân đạt trên 50 triệu đồng/người/năm.


(còn nữa)


Tin liên quan

Đọc thêm

Xu hướng phát triển và cơ hội việc làm thời đại số Giáo dục

Xu hướng phát triển và cơ hội việc làm thời đại số

TTTĐ - Trước sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, nhu cầu phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực Lữ hành và Du lịch tại Việt Nam đang trở nên cấp thiết.
Hát Quốc ca tại địa chỉ đỏ lan tỏa mạnh mẽ tình yêu nước Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Hát Quốc ca tại địa chỉ đỏ lan tỏa mạnh mẽ tình yêu nước

TTTĐ - Với chủ đề “Em yêu Tổ quốc Việt Nam”, cuộc thi thiếu nhi hát Quốc ca tại các địa chỉ đỏ là một hành trình để đội viên, thiếu nhi cả nước được trở về với lịch sử, nơi ghi dấu biết bao chiến công, sự hy sinh và những trang sử vẻ vang của dân tộc. Từ những giai điệu trầm hùng, sâu lắng của bài Quốc ca được vang lên tại các địa danh lịch sử, tình yêu Tổ quốc sẽ được lan tỏa mạnh mẽ.
Cầu nối hợp tác giáo dục chiến lược giữa Việt Nam và Nhật Bản Giáo dục

Cầu nối hợp tác giáo dục chiến lược giữa Việt Nam và Nhật Bản

TTTĐ - Việt Nam đã và đang thúc đẩy các chương trình hợp tác giáo dục chiến lược với những quốc gia có nền giáo dục phát triển, trong đó Nhật Bản là một đối tác quan trọng.
Bài 3: Những Bí thư Chi đoàn “truyền lửa”, gắn kết người trẻ Nhịp sống trẻ

Bài 3: Những Bí thư Chi đoàn “truyền lửa”, gắn kết người trẻ

TTTĐ - Giữa nhịp sống hiện đại, nơi những tòa chung cư ngày càng trở thành không gian sống phổ biến, việc xây dựng tinh thần cộng đồng và kết nối giữa cư dân, đặc biệt là thanh niên, trở thành một thách thức lớn. Tuy nhiên, chính trong môi trường đó, những thủ lĩnh Chi đoàn ở khu chung cư đã thắp lên ngọn lửa nhiệt huyết, góp phần gắn kết và lan tỏa những giá trị tích cực đến cộng đồng.
Thanh niên Việt Nam tập trung thực hiện "3 tiên phong", "5 chủ động" Đối thoại với Thanh niên

Thanh niên Việt Nam tập trung thực hiện "3 tiên phong", "5 chủ động"

TTTĐ - Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo số 198/TB-VPCP ngày 24/4/2025 kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Chương trình đối thoại với thanh niên năm 2025.
Bài 2: Vượt khó, kiến tạo cộng đồng văn minh MultiMedia

Bài 2: Vượt khó, kiến tạo cộng đồng văn minh

TTTĐ - Mô hình hoạt động Đoàn tại các khu chung cư cao tầng tại địa bàn Thủ đô Hà Nội đang ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong việc xây dựng cộng đồng gắn kết, văn minh và nâng cao đời sống tinh thần cho thanh niên và cư dân.
Bệ phóng cho khát vọng chinh phục thị trường kinh tế toàn cầu Giáo dục

Bệ phóng cho khát vọng chinh phục thị trường kinh tế toàn cầu

TTTĐ - Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng, ngành Kinh doanh quốc tế đang trở thành một lĩnh vực đầy tiềm năng và cơ hội cho thế hệ trẻ Việt Nam. Trường Đại học Công nghệ Giao thông vận tải (UTT) đã khẳng định vị thế là một trong những cơ sở đào tạo uy tín, tiên phong trong lĩnh vực này, trang bị cho sinh viên hành trang vững chắc để tự tin làm chủ thị trường toàn cầu.
Bài 3: “Chiến binh số” khởi nghiệp từ máy tính và nghị lực thép Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Bài 3: “Chiến binh số” khởi nghiệp từ máy tính và nghị lực thép

TTTĐ - Trong kỷ nguyên số, có những người trẻ dù mang trên mình những khiếm khuyết cơ thể vẫn luôn phấn đấu không ngừng. Họ như những chiến binh số, làm chủ công nghệ, kiến tạo tương lai cho chính mình và lan tỏa nguồn cảm hứng bất tận cho cộng đồng.
Sinh viên chế tạo vữa chống cháy, cách nhiệt thân thiện với môi trường Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Sinh viên chế tạo vữa chống cháy, cách nhiệt thân thiện với môi trường

TTTĐ - Vận dụng kiến thức đã học, một nhóm sinh viên Thủ đô đã thực hiện dự án tận dụng phế thải công nghiệp từ môi trường xung quanh để sản xuất vật liệu chống cháy, cách nhiệt ưu việt và thân thiện với môi trường. Dự án được đánh giá rất cao bởi tính ứng dụng thực tiễn và vừa giành giải Nhất cuộc thi I-imPact 2025.
Giữ lửa văn hóa đọc trong kỷ nguyên số Camera 360 trẻ

Giữ lửa văn hóa đọc trong kỷ nguyên số

TTTĐ - Giữa không gian số ngập tràn nội dung hiện nay, văn hóa đọc, tình yêu đối với những trang sách lại trở nên quý giá và cần được giữ lửa hơn bao giờ hết.
Xem thêm