Tag

Bài 90: Vấn đề dạy ngoại ngữ trong thời kì mới

Nhịp sống trẻ 10/10/2017 16:52
aa
TTTĐ.VN - Bên cạnh kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm làm việc thực tế thì ngoại ngữ là yếu tố cần và đủ, là điểm cộng cần thiết cho thanh niên Việt Nam khi cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Vậy thực tế, việc dạy và học ngoại ngữ tại nước ta đang diễn ra như thế nào và có những cải thiện ra sao?

Bài 90: Vấn đề dạy ngoại ngữ trong thời kì mới

>> Thanh niên với vấn đề hội nhập - Khát vọng vươn xa
Bài 89: Muốn thành công phải xác định đam mê và định hướng


Mặc dù đạt điểm IELTS 6.0, đủ tiêu chuẩn tốt nghiệp của một trường đại học nhưng Trung Hiếu chỉ có thể xin việc ở một doanh nghiệp Việt Nam trong khi mơ ước của Hiếu là được làm việc cho một tập đoàn nước ngoài chuyên về công nghệ thông tin đúng chuyên ngành mà Hiếu theo học. Hiếu chia sẻ: "Ở môi trường đại học, em đã được trang bị khá nhiều kĩ năng để phục vụ cho việc học ngoại ngữ. Tuy nhiên, điều kiện để thực hành và vận dụng đối với em chưa nhiều, nhất là em không có cơ hội để cọ sát với thực tế, cũng như là giao tiếp với người nước ngoài thường xuyên".


Bài 90: Vấn đề dạy ngoại ngữ trong thời kì mới
Một buổi làm việc với người nước ngoài tại Nhà máy sữa TH True Milk

Trên thực tế, đã có không ít lao động không thực hiện được ước mơ của mình giống như Hiếu, bởi lẽ, ngoài kĩ năng chuyên môn thì không có kĩ năng ngoại ngữ hoặc trình độ ngoại ngữ chỉ đạt chuẩn đủ để tốt nghiệp đang là hạn chế của hầu hết nhân sự viên. Theo VietnamWorks, trong một cuộc kiểm tra tiếng Anh trực tuyến đến lao động Việt Nam, điểm cao nhất tại Việt Nam là 12/20 điểm, tương đương với các số điểm IELTS 6.0 - 6.5, TOEFL 60 - 93. Hầu hết người tham gia chương trình đều đạt 7/20, tương đương IELTS 4.0 - 4.5, TOEFL dưới 60. Đây là điểm số khá thấp.

Giáo sư Richard Pearl, Đại học Keuka, Mỹ bày tỏ: "Thông thạo một ngôn ngữ nhất định nghĩa là có thể sử dụng nó truyền tải một nội dung chúng ta muốn, phục vụ tốt cho công việc của chúng ta, tùy theo từng cấp độ yêu cầu của công việc đó. Tiếc rằng các bạn trẻ Việt Nam lại rất thiếu điều này. Nói cách khác, chúng ta đang thiếu hụt một nguồn nhân sự có thể sử dụng tiếng Anh cao cấp. Điều này lí giải phần nào, tại sao mặc dù người Việt nói chung có thể khá ngoại ngữ nhưng lại non yếu trong việc đưa các sản phẩm trí tuệ ra thế giới, cũng như thể hiện vai trò trong cộng đồng thế giới.

Khi tham gia vào AEC (ASEAN Economic Community), số việc làm của Việt Nam đến năm 2025 có thể tăng 14,5%. Đây là cơ hội lớn cho lao động Việt Nam với năng lực chuyên môn không thua kém các nhân sự đến từ các quốc gia lân cận. Tuy nhiên, với vốn ngoại ngữ yếu như hiện nay, nhân sự Việt Nam đang để tuột mất nhiều cơ hội việc làm ngay trên sân nhà.

Một thực tế đáng buồn là nhiều sinh viên khi tốt nghiệp chỉ đạt trình độ ngoại ngữ ở mức trung bình. Trình độ ngoại ngữ ấy chưa thể đáp ứng được yêu cầu tại môi trường làm việc chuyên nghiệp, có thu nhập cao.

Thực tế là quá trình đào tạo ngoại ngữ của chúng ta chưa thực sự hiệu quả. Một phần nguyên nhân là ngay từ cấp tiểu học cho đến đại học, thậm chí là sau đại học thì chúng ta cũng chưa có tiêu chí nào để đánh giá đúng khả năng ngoại ngữ thật sự của học sinh và sinh viên. Thêm vào đó là giáo trình dạy ngoại ngữ khá nghèo nàn, giảng đi giảng lại.

Theo sự phát triển của đất nước, nhiều gia đình có điều kiện không tiếc tiền cho con em mình đi học tại các trung tâm ngoại ngữ, thậm chí là do giáo viên bản địa kèm cặp nhưng nhiều bạn trẻ vẫn lúng túng trong giao tiếp tiếng Anh với người nước ngoài.

Bà Nguyễn Thị Vân Anh, Giám đốc điều hành Công ty tuyển dụng nhân sự cấp cao Navigos Search, cho rằng: "So với các nước, lao động Việt Nam còn yếu nhiều kĩ năng. Khả năng trình bày, thuyết trình, truyền đạt, tinh thần đồng đội, cách xử lí công việc khi gặp khủng hoảng… của các bạn còn rất yếu. Trình độ ngoại ngữ của lao động Việt Nam cũng kém hơn rất nhiều so với các nước trong khu vực. Ngoại ngữ của chúng ta có khoảng cách khá xa so với Philippines hay Thái Lan. Trong khi ngoại ngữ đóng vai trò then chốt tiếp thu tri thức. Muốn hội nhập cần phải quảng cáo sản phẩm với bạn bè thế giới. Vì vậy, ngoại ngữ vừa là cầu nối vừa là yếu tố tự thân bắt buộc phải có của thanh niên".

Chúng tôi có dịp trao đổi với bà Đào Thị Liên Hương, Trưởng ban đối ngoại hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam, kiêm Tổng thư kí liên đoàn các hiệp hội tư vấn, giáo dục và ngôn ngữ thế giới. Bà Liên Hương chia sẻ: "Tôi từng đề xuất lên PhóThủ tướng Vũ Đức Đam về vấn đề hội nhập giáo dục. Đến bây giờ, Việt Nam đã trở thành một thành viên của cộng đồng ASEAN. Như vậy là các sinh viên sau khi tốt nghiệp đại học, cao đẳng ở nước này có thể đi sang nước kia làm việc mà không gặp bất kì một rào cản nào. Nếu ai có bằng cấp tốt nghiệp tốt hơn, trình độ ngoại ngữ tốt hơn, trình độ IT tốt hơn thì người đó sẽ có công việc tốt với mức thu nhập rất cao. Bởi thế nên các công ty đa quốc gia ngày càng mở rộng hơn".

Trường THPT Chuyên ngoại ngữ thuộc trường ĐH Ngoại ngữ - ĐH Quốc gia Hà Nội là một trong những trường học đầu tiên triển khai đề án ngoại ngữ quốc gia 2020. Phương pháp giảng dạy ngoại ngữ của trường là dựa vào tính tự giác của học sinh, đồng thời bổ sung thêm nhiều hoạt động vào các tiết học ngoại khóa. Năm 2012, ĐH Ngoại ngữ - ĐH Quốc gia Hà Nội chính thức đề ra yêu cầu tiêu chuẩn đầu ra đối với sinh viên. Cụ thể, các sinh viên phải có trình độ ngoại ngữ bậc 5 trong khung thang 6 bậc của Việt Nam về năng lực ngoại ngữ hay tương đương với bậc C1 trong khung tham chiếu châu Âu.

TS Đỗ Tuấn Minh, Hiệu trưởng trường ĐH Ngoại ngữ, ĐH Quốc gia Hà Nội cho biết: Sinh viên của trường chúng tôi với yêu cầu muốn ra trường phải đạt chuẩn. Do vậy, chúng tôi thực hiện chính sách sinh viên tốt nghiệp chỉ được nhận bằng tốt nghiệp sau khi đã đạt chuẩn đầu ra về 5 thứ tiếng.

Việc đổi mới giảng dạy ngoại ngữ chỉ thật sự hiệu quả khi có mô hình kiểm tra đánh giá hợp lí. Vì vậy, trường ĐH Ngoại ngữ, ĐH Quốc gia Hà Nội đã hoàn thành việc xây dựng bộ dụng cụ kiểm tra, đánh giá tiếng Anh dành cho đối tượng sau THPT có tên là VSTEP. Đây là kì thi đầu tiên của Việt Nam được chuẩn hóa như các kì thi nổi tiếng khác như IELT hay TOFL

Trước tình hình cấp thiết của xu thế hội nhập, các sinh viên ra trường phải đảm bảo khả năng về ngoại ngữ, giao tiếp tốt với người nước ngoài và thông thạo tiếng Anh chuyên ngành. Riêng đối với tiêu chí chất lượng cao thì phải đầu tư trọng tâm trọng điểm ở những chương trình nhập khẩu.


Các trường đại học phải thay đổi phương pháp giảng dạy. Phải làm thế nào để các trường mở ra phải gắn với các doanh nghiệp. Trong kỉ nguyên số và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 này, trường đại học cần có các giải pháp để nâng cao chất lượng đào tạo, đổi mới các hình thức đào tạo.

Tạo điều kiện thuận lợi nhất cho từng cá nhân học tập theo kế hoạch riêng. Đưa người học vào môi trường của doanh nghiệp, tạo môi trường để người học phát triển năng lực bản thân và phát triển cái “khác biệt” của họ. Bản thân các thầy cô giáo trong quá trình làm công tác hướng dẫn cũng nắm được nhu cầu thực tế của doanh nghiệp để thay đổi phương pháp giảng dạy”.

(còn nữa)


Bài, ảnh: Quang Anh

Tin liên quan

Đọc thêm

Mở cánh cửa hội nhập cho bạn trẻ Nhịp sống trẻ

Mở cánh cửa hội nhập cho bạn trẻ

TTTĐ - Trong kỷ nguyên số và toàn cầu hóa sâu rộng, học gì để không lỡ nhịp thời đại? Với thế hệ Gen Z, những người trẻ không ngừng tìm kiếm môi trường học tập hiện đại, đa văn hóa và có tính ứng dụng cao, chương trình Đổi mới và Phát triển toàn cầu (BGDI) tại Trường Đại học Việt Nhật (Đại học Quốc gia Hà Nội) nổi lên như một lựa chọn tiên phong, trao cơ hội trở thành chuyên gia tầm khu vực và quốc tế, ngay từ giảng đường đại học.
Họ sống đẹp và trở thành "chất xúc tác" xây cộng đồng nhân ái Nhịp sống trẻ

Họ sống đẹp và trở thành "chất xúc tác" xây cộng đồng nhân ái

TTTĐ - Từ nữ ca sĩ đưa xẩm đến gần giới trẻ, cô điều dưỡng tận tâm cứu người, đến những sinh viên giàu nghị lực và khát khao cống hiến, mỗi câu chuyện là một minh chứng sống động cho tinh thần sống đẹp của người trẻ trong kỷ nguyên mới.
Thanh niên sống đẹp: Thắp sáng niềm tin từ những điều tử tế Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Thanh niên sống đẹp: Thắp sáng niềm tin từ những điều tử tế

TTTĐ - Những tấm gương thanh niên sống đẹp chứng minh rằng sống đẹp không bị giới hạn bởi thời gian, không gian hay lĩnh vực. Đó có thể là hành động hy sinh nơi biên cương, là dự án khởi nghiệp sáng tạo, hay chỉ đơn giản là một hành động nhân ái giữa đời thường... Những điều tử tế đó cùng thắp sáng lên niềm tin cho cộng đồng xã hội.
Thanh niên Thủ đô mở cao điểm hỗ trợ làm thủ tục hành chính Camera 360 trẻ

Thanh niên Thủ đô mở cao điểm hỗ trợ làm thủ tục hành chính

TTTĐ - Ngay từ ngày đầu chính quyền địa phương 2 cấp đi vào hoạt động cũng là ngày đoàn viên, thanh niên tại 126 xã, phường trên địa bàn thành phố Hà Nội bắt tay vào đợt cao điểm tình nguyện hỗ trợ người dân, doanh nghiệp thực hiện các thủ tục hành chính.
Hơn 100 đội hình tình nguyện hỗ trợ vận hành chính quyền hai cấp Camera 360 trẻ

Hơn 100 đội hình tình nguyện hỗ trợ vận hành chính quyền hai cấp

TTTĐ - Trong bối cảnh tỉnh Đắk Lắk mới chính thức vận hành mô hình chính quyền địa phương hai cấp, 102 đội hình tình nguyện với hơn 2.000 thanh niên đồng hành cùng chính quyền và người dân các xã, phường trên toàn tỉnh.
Đào tạo thế hệ công dân trẻ Thủ đô mang giá trị cốt lõi Nhịp sống trẻ

Đào tạo thế hệ công dân trẻ Thủ đô mang giá trị cốt lõi

TTTĐ - Trong bối cảnh xã hội và công nghệ phát triển nhanh chóng, Trường Đại học Thủ đô Hà Nội kiên định với bốn giá trị cốt lõi: Nhân văn, Đổi mới, Động lực và Bản sắc. Đây không chỉ là kim chỉ nam cho mọi hoạt động đào tạo mà còn là nền tảng vững chắc, định hình những thế hệ sinh viên ưu tú, sẵn sàng cống hiến cho Thủ đô và đất nước.
Trí thức trẻ hiến kế ứng phó thách thức toàn cầu Nhịp sống trẻ

Trí thức trẻ hiến kế ứng phó thách thức toàn cầu

TTTĐ - Hội thảo "Thích ứng bền vững trước các thách thức của thời đại biến đổi toàn cầu" do Trung ương Đoàn, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Mạng lưới Trí thức trẻ Việt Nam toàn cầu phối hợp cùng Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội và Ngân hàng Sacombank tổ chức chiều 3/7. Gần 100 đại biểu là trí thức trẻ tiêu biểu, nhà khoa học, chuyên gia, giảng viên và cán bộ quản lý đến từ Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, Mỹ tham dự.
Hơn 100 thanh, thiếu niên kiều bào dự “Trại hè Việt Nam 2025” Nhịp sống trẻ

Hơn 100 thanh, thiếu niên kiều bào dự “Trại hè Việt Nam 2025”

TTTĐ - Dự kiến diễn ra từ ngày 13 - 26/7/2025, Trại hè Việt Nam 2025 sẽ được tổ chức tại các địa phương ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam với 110 đại biểu đến từ 31 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự.
Hai học sinh lớp 8 dùng AI “gỡ rối” tắc đường giờ cao điểm Camera 360 trẻ

Hai học sinh lớp 8 dùng AI “gỡ rối” tắc đường giờ cao điểm

TTTĐ - Từ việc chờ đèn đỏ lâu, ùn tắc giao thông, hai học trò lớp 8 của Hà Nội đã xây dựng sản phẩm công nghệ “Giao thông xanh với AI”. Sản phẩm tích hợp công nghệ AI YOLO trong giải quyết vấn đề ùn tắc, giúp tối ưu hóa dòng chảy giao thông hiện nay.
Vợ chồng cán bộ 9X vươn lên cống hiến, dựng xây tương lai Camera 360 trẻ

Vợ chồng cán bộ 9X vươn lên cống hiến, dựng xây tương lai

TTTĐ - Họ là vợ chồng trẻ sống nơi vùng cao Sơn La - một người khoác “áo xanh” của Đoàn, một người mang trọng trách của chính quyền cơ sở. Sáu năm hôn nhân, từ những ngày tay trắng khởi đầu sự nghiệp đến khi cả hai cùng giữ trọng trách trong Đảng và chính quyền địa phương, họ vẫn chọn sống giản dị, cống hiến và gắn bó.
Xem thêm