Bài 97: Giáo dục STEM - Xu hướng của giáo dục thế kỷ 21
![]() |
>> Thanh niên với vấn đề hội nhập - Khát vọng vươn xa
Bài 96: Tuổi trẻ Thủ đô tiên phong trong phát triển kinh tế, xã hội
Học đi đôi với hành
Cùng với thuật ngữ “Cách mạng công nghiệp lần thứ tư” và “Giáo dục 4.0”, STEM dường như đã trở thành một thuật ngữ thời thượng. STEM, viết tắt của Science (Khoa học), Technology (Công nghệ), Engineering (Kỹ thuật) và Mathematics (Toán học), là một mô hình giáo dục đã được triển khai tại các nước Âu, Mỹ. Trong đó, giảng dạy tích hợp bốn lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật, và toán học, theo nguyên tắc giảng dạy thông qua thực hành, trên những thí nghiệm thiết thực và sinh động có thể ứng dụng ngay trong thực tiễn đời sống thường ngày.
GS.TSKH Đỗ Đức Thái, thành viên Ban Phát triển chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, Chủ biên chương trình môn Toán cho biết, STEM là một chương trình giảng dạy dựa trên ý tưởng trang bị cho người học những kiến thức, kĩ năng liên quan đến các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học theo cách tiếp cận liên môn (interdisciplinary) và người học có thể áp dụng để giải quyết vấn đề trong cuộc sống hàng ngày. Thay vì dạy 4 môn học như các đối tượng tách biệt và rời rạc, STEM kết hợp chúng thành một mô hình học tập gắn kết dựa trên các ứng dụng thực tế. Qua đó, học sinh vừa học được kiến thức khoa học, vừa học được cách vận dụng kiến thức đó vào thực tiễn.
![]() |
Có thể nói, giáo dục STEM không hướng đến mục tiêu đào tạo để học sinh trở thành những nhà toán học, nhà khoa học, kỹ sư hay những kỹ thuật viên mà chủ yếu là trang bị cho học sinh kiến thức, kĩ năng để làm việc và phát triển trong thế giới công nghệ hiện đại ngày nay.
Giáo dục STEM tạo ra những con người có thể đáp ứng được nhu cầu công việc của thế kỷ 21, đáp ứng sự phát triển kinh tế, xã hội của quốc gia và có thể tác động tích cực đến sự thay đổi của nền kinh tế tri thức trong bối cảnh toàn cầu hóa.
Giáo dục STEM sẽ phá đi khoảng cách giữa hàn lâm và thực tiễn, tạo ra những con người có năng lực làm việc “tức thì” trong môi trường làm việc có tính sáng tạo cao với những công việc đòi hỏi trí óc. Điều này phù hợp với cách tiếp cận tích hợp trong chương trình giáo dục phổ thông mới.
Bên cạnh đó, giáo dục STEM đề cao đến việc hình thành và phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho người học. Trong mỗi bài học theo chủ đề STEM, học sinh được đặt trước một tình huống có vấn đề thực tiễn cần giải quyết liên quan đến các kiến thức khoa học. Để giải quyết vấn đề đó, học sinh phải tìm tòi, nghiên cứu những kiến thức thuộc các môn học có liên quan (qua sách giáo khoa, học liệu, thiết bị thí nghiệm, thiết bị công nghệ) và sử dụng chúng để giải quyết vấn đề đặt ra. Các kiến thức và kĩ năng này phải được tích hợp, lồng ghép và bổ trợ cho nhau, giúp học sinh không chỉ hiểu biết về nguyên lí mà còn có thể thực hành và tạo ra được những sản phẩm trong cuộc sống hằng ngày.
Ngoài ra, Giáo dục STEM đề cao một phong cách học tập mới cho người học, đó là phong cách học tập sáng tạo. Đặt người học vào vai trò của một nhà phát minh, người học sẽ hiểu thực chất của các kiến thức được trang bị, biết cách mở rộng kiến thức, cách sửa chữa, chế biến lại chúng cho phù hợp với tình huống mà người học đang phải giải quyết.
Không chờ đủ điều kiện mới áp dụng
Trước những ưu điểm của phương thức giáo dục STEM, Hà Nội đã và đang khuyến khích các trường triển khai áp dụng mô hình này trong giảng dạy. Đặc biệt, để theo kịp các nước trên thế giới, tạo ra những công dân toàn cầu trong bối cảnh hội nhập thì các trường buộc phải áp dụng STEM.
Chị Hoàng Kim Uyên, Phó Hiệu trưởng trường THCS Giảng Võ, cho biết: “Nhà trường đang trong quá trình triển khai dự án STEM. Giáo viên cũng đã và đang có những buổi tập huấn về chương trình này. Trường đang kết hợp làm dự án với Hội đồng Anh trong việc đào tạo giáo viên. Bước đầu nhà trường đã triển khai ở những môn học rồi, cùng với đó, nhà trường kết hợp dạy 6 kĩ năng cơ bản của học sinh thế kỉ 21. Đến bây giờ học sinh đã bắt đầu được tiếp cận giáo dục STEM. STEM được lồng ghép trong tất cả các môn”.
Cũng theo cô Uyên, thông qua giáo dục STEM học sinh được học thực hành, thực hành kiến thức đã học được từ trải nghiệm thực tế. Trong tương lai, công dân toàn cầu không chỉ học mỗi lí thuyết, mà còn giáo dục nhân cách, con người lẫn khả năng tư duy về thực học, thực làm trên thực tế. Việc học bây giờ không còn là học trên lí thuyết, mà phải học thông qua làm, thông qua kinh nghiệm, trải nghiệm trên thực tế và qua tất cả các bộ môn. “Thực ra, điều kiện về con người, về cơ sở vật chất, nguồn học liệu đều chưa đáp ứng được yêu cầu triển khai chương trình giáo dục STEM. Tuy nhiên, Ban giám hiệu nhà trường tư duy rằng, nếu cứ đợi tất cả mọi thứ hoàn chỉnh mới làm thì mình quá lạc hậu so với thế giới và so với các nước xung quanh. Vì thế, chúng tôi quyết tâm triển khai, điều kiện thế nào thì mình áp dụng thế đó. Nếu không thay đổi mà cứ đi theo lối mòn cũ thì mình có lỗi với gần 4.000 học sinh đang theo học tại trường”, cô Uyên chia sẻ.
Là một trong những trường tiên phong trong việc áp dụng phương thức giáo dục STEM, trường THCS Nguyễn Tri Phương (Ba Đình, Hà Nội) đã thu được những kết quả bước đầu từ mô hình câu lạc bộ STEM rô-bốt.
Theo cô Phạm Thị Hương Giang, Hiệu trưởng trường THCS Nguyễn Tri Phương: “Một trong những phương diện của STEM là STEM rô-bốt. Trường Nguyễn Tri Phương có câu lạc bộ STEM rô-bốt đã thực hành 2 năm rồi, sang năm nay là năm thứ 3. Câu lạc bộ STEM rô-bốt lúc đầu chỉ là một nhóm học sinh, đến nay có gần 100 học sinh tham gia. Năm ngoái, TP tổ chức cuộc thi STEM rô-bốt toàn thành phố Hà Nội, cuộc thi đó đã thu hút rất nhiều bạn nhỏ tham gia. Tại cuộc thi, trường THCS Nguyễn Tri Phương đã đoạt giải Nhất”.
Để việc học đi đôi với thực hành, trường THCS Nguyễn Tri Phương cũng đã phối hợp với Trung tâm Vật lí Edison để dạy học sinh. Trung tâm Edison đã sang trường hướng dẫn, giảng dạy về khoa học cho học sinh toàn trường. Trường cũng tổ chức đưa học sinh sang trung tâm để thực hành. Quá trình đào tạo này đã tạo sự thay đổi thiết thực và tích cực trong việc giảng dạy bộ môn Vật lí của trường.
Cũng theo cô Giang, sau khi áp dụng STEM vào dạy học, học sinh có thay đổi, tiến bộ rõ rệt. Các em được học và thực hành, tạo sự hứng thú, tự tin hơn trong khi học và trong cả cuộc sống. “Tôi nghĩ rằng cần phải tuyên truyền nhiều hơn nữa để giáo viên tích cực vào cuộc. Khi giáo viên không đứng ngoài cuộc thì mới mong STEM áp dụng được rộng rãi vào tất cả các môn học, ngoài những môn tự nhiên”, cô Giang nói.
(Còn nữa)
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Mở cánh cửa hội nhập cho bạn trẻ

Họ sống đẹp và trở thành "chất xúc tác" xây cộng đồng nhân ái

Thanh niên sống đẹp: Thắp sáng niềm tin từ những điều tử tế

Thanh niên Thủ đô mở cao điểm hỗ trợ làm thủ tục hành chính

Hơn 100 đội hình tình nguyện hỗ trợ vận hành chính quyền hai cấp

Đào tạo thế hệ công dân trẻ Thủ đô mang giá trị cốt lõi

Trí thức trẻ hiến kế ứng phó thách thức toàn cầu

Hơn 100 thanh, thiếu niên kiều bào dự “Trại hè Việt Nam 2025”

Hai học sinh lớp 8 dùng AI “gỡ rối” tắc đường giờ cao điểm
