Tag

Bãi bỏ các quy định đã lạc hậu để giảm bớt thủ tục hành chính cho người dân

Thời sự 10/08/2020 13:40
aa
Sáng 10-8, tiếp tục chương trình phiên họp thứ 47, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về một số vấn đề còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Cư trú (sửa đổi).

Về vấn đề còn ý kiến khác nhau liên quan đến thời điểm có hiệu lực của Luật Cư trú (sửa đổi), Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng cho rằng, nếu đầu tư đúng hướng, giao trách nhiệm rõ cho Bộ Công an và quy định các văn bản pháp luật liên quan đến nâng cấp, sử dụng, quản lý khoa học cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì có thể đưa Luật vào thực hiện từ ngày 1-7-2021.

Tuy nhiên, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh nêu quan điểm, quy định chuyển tiếp đến ngày 31-12-2025 thì quá dài, nhưng từ ngày 1-7-2021 bỏ ngay sổ hộ khẩu, sổ tạm trú được quy định trong dự thảo Luật thì trong quá trình triển khai các thủ tục hành chính sẽ gặp những vướng mắc, trục trặc.

“Quan điểm của tôi về vấn đề này là vẫn nên có thời gian quy định chuyển tiếp. Đồng thời, cần công khai, minh bạch, cải tiến các thủ tục hành chính để tạo thuận lợi cho người dân”, ông Vũ Hồng Thanh nói.

Toàn cảnh phiên họp.

Cho ý kiến về dự thảo Luật, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân hoan nghênh Bộ Công an đã mạnh mẽ trong cải cách thủ tục hành chính. Đặt vấn đề thế giới chỉ cần sử dụng mã số định danh cá nhân, thẻ căn cước công dân để thực hiện các thủ tục hành chính; quyền tự do cư trú, tự do đi lại đã được Hiến pháp quy định, Chủ tịch Quốc hội cho rằng, những quy định về cư trú đã được đặt ra quá lâu và cần thiết phải gỡ bỏ.

“Các quy định, thủ tục có liên quan đến sổ hộ khẩu đã lạc hậu thì cần được bỏ, giảm bớt thủ tục cho người dân”, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nói.

Với việc dự thảo Luật quy định giao cho HĐND các địa phương ban hành các điều kiện quy định về đăng ký thường trú, Chủ tịch Quốc hội lo ngại việc mỗi nơi quy định một kiểu, ảnh hưởng đến tính thống nhất của Luật. Do đó, cần cân nhắc việc quy định nguyên tắc để áp dụng chung cho các địa phương.

Phát biểu làm rõ một số vấn đề về dự thảo Luật Cư trú (sửa đổi), Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an đề nghị giữ nguyên một số nội dung, như thời điểm có hiệu lực của Luật là từ ngày 1-7-2021 và không cần quy định chuyển tiếp đến 31-12-2025; giữ nguyên các điều kiện đăng ký thường trú…

Về việc xóa đăng ký thường trú và tạm trú, Đại tướng Tô Lâm nhấn mạnh, việc xóa đăng ký không phải là xóa dữ liệu dân cư của công dân, dữ liệu này vẫn được lưu trữ và khai thác phục vụ quản lý dân cư.

Bộ trưởng Tô Lâm cũng thông tin, qua thống kê của Bộ Công an, hiện nay, trên cả nước, số nhân khẩu vắng mặt tại nơi thường trú là khoảng 3,4 triệu người, trong đó số nhân khẩu vắng mặt 12 tháng liên tục chỉ khoảng vài trăm nghìn người, do đó, quy định việc xóa đăng ký thường trú và tạm trú nhân khẩu vắng mặt 12 tháng liên tục không có tác động lớn.

Trước ý kiến lo ngại việc bỏ các quy định về thường trú tại các thành phố trực thuộc Trung ương sẽ gây ra những vấn đề về xã hội, Bộ trưởng Bộ Công an cho biết, hiện nhiều thành phố như Đà Nẵng, Cần Thơ vẫn chưa đạt được tiêu chí thành phố trực thuộc Trung ương là phải có 1,5 triệu dân cư, đồng thời đến năm 2020, cả nước vẫn chưa đạt được quy mô 45% dân số ở đô thị. Trong quá trình thực hiện, Bộ Công an sẽ tiếp tục cải tiến, bảo đảm phù hợp với tình hình thực tế và tránh chồng chéo với các văn bản pháp luật khác.

Kết luận nội dung này, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đề nghị các cơ quan của Quốc hội và Chính phủ tiếp thu những ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội để tiếp tục hoàn thiện dự thảo Luật trước khi trình Quốc hội tại kỳ họp thứ mười.

Đọc thêm

Phải thay thế trưởng, phó phòng làm việc không hiệu quả Tin tức

Phải thay thế trưởng, phó phòng làm việc không hiệu quả

TTTĐ - Theo đại biểu Vũ Đức Bảo, thực tế đặt ra phải thay thế một số chuyên viên, trưởng, phó phòng làm việc không hiệu quả, đùn đẩy, né tránh trách nhiệm. Người đứng đầu các sở, ngành, địa phương cần quan tâm, đôn đốc đội ngũ trưởng, phó phòng, cán bộ tham mưu, tránh xảy ra tình trạng như doanh nghiệp đã phản ánh “gặp trưởng, phó phòng khó hơn gặp giám đốc”.
Làm rõ trách nhiệm về dự án chậm triển khai Tin tức

Làm rõ trách nhiệm về dự án chậm triển khai

TTTĐ - Ngày 3/7, tại phiên chất vấn kỳ họp thứ 17, các đại biểu HĐND TP đã nêu câu hỏi chất vấn, đề nghị làm rõ trách nhiệm đối với một số dự án, công việc còn chậm triển khai.
Hướng tới đánh giá chỉ số cải cách hành chính theo tuần, theo tháng Tin tức

Hướng tới đánh giá chỉ số cải cách hành chính theo tuần, theo tháng

TTTĐ - Quan điểm chỉ đạo của TP Hà Nội là phải đo lường, đo đếm được kết quả cụ thể về các chỉ số cải cách hành chính theo tuần, theo tháng. Cách làm này của TP để từng đơn vị, sở, ngành, địa phương nhìn thấy mình đang đứng ở đâu, so sánh với các đơn vị khác để phấn đấu.
Thực thi công vụ chưa nghiêm khiến nhiều việc triển khai không hiệu quả Tin tức

Thực thi công vụ chưa nghiêm khiến nhiều việc triển khai không hiệu quả

TTTĐ - Việc thực hiện kỷ luật, kỷ cương hành chính, trách nhiệm thực thi công vụ tại các cơ quan Nhà nước thuộc TP ở một số nơi chưa thực sự nghiêm, cá biệt có nơi có biểu hiện buông lỏng, né tránh, đùn đẩy trách nhiệm công việc được giao, biểu hiện tâm lý “bàn lùi”, sợ sai, sợ trách nhiệm. Tất cả những biểu hiện này dẫn tới nhiều việc của TP triển khai chậm, không hiệu quả.
Đưa ra lộ trình, giải pháp khắc phục tình trạng đùn đẩy trách nhiệm Tin tức

Đưa ra lộ trình, giải pháp khắc phục tình trạng đùn đẩy trách nhiệm

TTTĐ - Kỷ luật, kỷ cương trong thực thi công vụ ở một số địa phương, đơn vị còn chưa cao, chưa nghiêm. Cá biệt có nơi xuất hiện tình trạng né tránh, đùn đẩy công việc, biểu hiện tâm lý “bàn lùi”, sợ sai, sợ trách nhiệm. Đây là vấn đề quan trọng, cấp thiết cần được HĐND TP Hà Nội chất vấn để kịp thời chấn chỉnh.
Khai mạc phiên chất vấn của HĐND TP Hà Nội Tin tức

Khai mạc phiên chất vấn của HĐND TP Hà Nội

TTTĐ - Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 17, hôm nay (3/7), HĐND TP Hà Nội sẽ thực hiện quyền giám sát trực tiếp đối với UBND TP thông qua hoạt động chất vấn, tái chất vấn.
Các doanh nghiệp Hàn Quốc đánh giá Việt Nam là điểm đến đầu tư đầy tiềm năng Tin tức

Các doanh nghiệp Hàn Quốc đánh giá Việt Nam là điểm đến đầu tư đầy tiềm năng

Chiều 2/7, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Hàn Quốc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội kiến Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol.
Thi đua "nước rút" để tháng 7/2024 khánh thành đường dây 500kV mạch 3 Thời sự

Thi đua "nước rút" để tháng 7/2024 khánh thành đường dây 500kV mạch 3

TTTĐ - Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo 288/TB-VPCP ngày 29/6/2024 kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại cuộc họp với một số địa phương để thúc đẩy tiến độ triển khai các Dự án đường dây 500 kV mạch 3 từ Quảng Trạch (Quảng Bình) đến Phố Nối (Hưng Yên).
Phấn đấu hoàn thành mục tiêu kim ngạch thương mại song phương đạt 100 tỷ USD vào năm 2025 Tin tức

Phấn đấu hoàn thành mục tiêu kim ngạch thương mại song phương đạt 100 tỷ USD vào năm 2025

Chiều 2/7, tại Seoul, Hàn Quốc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc hội đàm với Thủ tướng Hàn Quốc Han Duck Soo nhân chuyến thăm chính thức Hàn Quốc từ ngày 30/6 đến 3/7/2024.
Thông cáo báo chí chung Việt Nam - Hàn Quốc Tin tức

Thông cáo báo chí chung Việt Nam - Hàn Quốc

Nhân chuyến thăm chính thức Hàn Quốc của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân, hai bên đã ra Thông cáo báo chí chung. Dưới đây là toàn văn Thông cáo báo chí chung Việt Nam - Hàn Quốc.
Xem thêm