Tag

Báo chí có nhiều dấu ấn quan trọng phản ánh các vấn đề lớn của đất nước

Thời sự 28/12/2019 10:01
aa
TTTĐ- Sáng 28/12, tại Hải Phòng, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội nhà báo Việt Nam tổ chức Hội nghị báo chí toàn quốc, tổng kết công tác năm 2019 và triển khai nhiệm vụ của năm 2020.

Báo chí có nhiều dấu ấn quan trọng phản ánh các vấn đề lớn của đất nước

Các đại biểu dự Hội nghị báo chí toàn quốc.

Bài liên quan

Giao ban báo chí: Xử lý nghiêm vụ việc tại BV Xanh Pôn

Nhiều đề xuất nhằm xử lý thông tin sai lệch, xuyên tạc

Tới dự Hội nghị có các đồng chí: Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; Vũ Đức Đam, Phó Thủ tướng Chính phủ; Thuận Hữu, Phó Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, Tổng Biên tập báo Nhân dân cùng hơn 600 đại biểu đại diện Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương; lãnh đạo các tỉnh, Ban Tuyên giáo, Sở Thông tin và Truyên thông, Hội Nhà báo cán tỉnh, thành phố; các cơ quan chỉ đạo, quản lý báo chí, các cơ quan chủ quản báo chí, các cơ quan báo chí ở Trung ương và địa phương.

Ông Lê Mạnh Hùng - Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương báo cáo về hoạt động báo chí năm 2019 và một số nhiệm vụ trọng tâm năm 2020
Ông Lê Mạnh Hùng - Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương báo cáo về hoạt động báo chí năm 2019 và một số nhiệm vụ trọng tâm năm 2020

Nhiều giải pháp trong việc đấu tranh xử lý thông tin xấu “độc”

Báo cáo đánh giá công tác báo chí 2019 do đồng chí Lê Mạnh Hùng, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương trình bày khẳng định: Trong năm 2019, báo chí đã phản ánh đậm nét, trung thực, kịp thời những diễn biến quan trọng trong đời sống chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước. Nội dung thông tin phong phú, toàn diện, có tính phản biện xã hội cao, tập trung vào các vấn đề lớn, quan trọng của đất nước như phát triển kinh tế - xã hội; tăng cường quốc phòng, an ninh; chăm lo công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị; đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; tuyên truyền bảo vệ chủ quyền biển, đảo; tuyên truyền thông tin đối ngoại, đáp ứng nhu cầu tiếp nhận thông tin của nhân dân trong và ngoài nước.

Năm 2019 có sự chuyển biến rõ nét của các cơ quan báo chí trong việc chủ động tham gia đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, phản bác các quan điểm sai trái của các thế lực thù địch, với nhiều hình thức thông tin phong phú. Trong đó, thực hiện Nghị quyết số 35-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Bộ Chính trị khóa XII về tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới, các cơ quan chức năng đã có nhiều giải pháp trong việc đấu tranh xử lý thông tin xấu "độc" trên môi trường mạng internet, đạt được kết quả bước đầu tích cực.

Bên cạnh nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền, báo chí ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu giải trí của người dân, trong đó có nhiều chương trình có tính giáo dục, tính thẩm mỹ, tính văn hóa cao. Nhiều cơ quan báo chí đổi mới mạnh mẽ trong đầu tư nâng cao chất lượng bài báo, trang báo, chương trình, kênh chương trình, tạo ra những tác phẩm báo chí có giá trị, có tác động xã hội lớn được đông đảo dư luận quan tâm, hoan nghênh.

Việc triển khai áp dụng 10 điều quy định đạo đức nghề nghiệp người làm báo Việt Nam phát huy tác dụng tích cực. Các cấp hội tăng cường công tác kiểm tra, giải quyết xử lý các vụ việc có dấu hiệu vi phạm đạo đức nghề nghiệp. Nhiều cơ quan chủ quản báo chí thực hiện có trách nhiệm trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, vướng mắc của tổ chức, cá nhân liên quan đến cơ quan báo chí trực thuộc, bảo đảm sự công bằng, khách quan.

Tăng cường chấn chỉnh, xử lý tình trạng “báo hóa” tạp chí điện tử

Công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chế độ, chính sách, giải quyết khiếu nại, tố cáo; xử lý vi phạm trong hoạt động báo chí tiếp tục được tăng cường. Những sai phạm trong hoạt động báo chí tiếp tục được xử lý, bảo đảm để các cơ quan báo chí hoạt động đúng tôn chỉ, mục đích, đúng quy định của pháp luật về báo chí. Có cơ quan báo chí vi phạm đã bị đình bản có thời hạn, một số nhà báo vi phạm đã bị thu hồi thẻ nhà báo. Kết quả, năm 2019, các cơ quan quản lý nhà nước đã tiến hành thanh tra, kiểm tra và xử phạt vi phạm hành chính 29 cơ quan báo chí với tổng số tiền là 675 triệu đồng. Các hành vi bị xử phạt chủ yếu là hành vi thông tin sai sự thật gây hậu quả nghiêm trọng.

Việc kiểm tra, chấn chỉnh, xử lý tình trạng “báo hóa” tạp chí điện tử, trang thông tin điện tử tổng hợp được đẩy mạnh. Cơ quan quản lý nhà nước đã xử phạt 8 tạp chí điện tử với tổng số tiền 205 triệu đồng với các hành vi vi phạm chủ yếu là thông tin sai sự thật gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng, hoạt động chuyên trang không phép, hoạt động tạp chí điện tử không phép.

Bên cạnh những ưu điểm, thành tích là cơ bản, hoạt động báo chí vẫn tồn tại một số khuyết điểm, hạn chế kéo dài, nhất là: Thông tin không đúng tôn chỉ, mục đích được quy định trong giấy phép, tập trung chủ yếu ở tạp chí điện tử thuộc tổ chức chính trị - xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội. Thông tin sai sự thật, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm của công dân vẫn chiếm tỷ lệ còn cao. Một số cơ quan báo chí đưa tin, bài thiếu thận trọng, nhạy cảm về chính trị, chưa chấp hành nghiêm chỉ đạo về thông tin, đưa quá nhiều thông tin liên quan đến vấn đề tiêu cực, mặt trái của xã hội; còn tình trạng gỡ, sửa tin bài, cá biệt có một số trường hợp việc sửa tin, bài có dấu hiệu tiêu cực; thông tin không chính xác, hoặc sai sự thật, gây bức xúc trong dư luận xã hội, tập trung nhiều ở báo chí điện tử...

Tình trạng “báo hóa” tạp chí điện tử còn diễn biến phức tạp; việc xử lý tình trạng này chưa quyết liệt, chưa đáp ứng yêu cầu đề ra. Việc triển khai Quy hoạch báo chí chưa bảo đảm tiến độ. Một số sai phạm của cơ quan báo chí chưa được chủ động phát hiện sớm để xử lý nghiêm, kịp thời. Một số cơ quan chủ quản chưa tích cực chấn chỉnh, xử lý không nghiêm đối với những sai phạm của cơ quan báo chí trực thuộc...

Thực hiện Quy hoạch báo chí, trong 11 tháng đầu năm 2019, cả nước đã giảm 18 cơ quan báo chí so với năm 2018. Tính đến ngày 30/11/2019, cả nước có 850 cơ quan báo chí, trong đó có 179 cơ quan báo, 648 tạp chí, 23 cơ quan báo chí điện tử độc lập; có 72 cơ quan có giấy phép hoạt động phát thanh truyền hình với 2 đài quốc gia, 64 đài địa phương, 5 kênh truyền hình; có trên 41.000 người đang công tác tại các cơ quan báo chí, trong đó có 20.400 người đã được cấp thẻ nhà báo.

Theo Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Lê Mạnh Hùng, năm 2020 là năm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là năm có nhiều lễ kỷ niệm lớn của đất nước; là năm cuối hoàn thành các mục tiêu Đại hội XII của Đảng... Trong bối tình hình khu vực quốc tế được dự báo tiếp tục diễn biến phức tạp; việc triển khai thực hiện Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025 cũng đặt ra nhiều thách thức, đòi hỏi các cơ quan báo chí, đội ngũ người làm báo, các cơ quan chỉ đạo, quản lý báo chí nhanh chóng khắc phục những hạn chế, khuyết điểm như đã nêu ở trên, rút ra bài học kinh nghiệm, nỗ lực hơn nữa tiếp tục đổi mới để hoàn thành tốt các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong năm 2020:

Trong đó, đối với cơ quan chỉ đạo, quản lý báo chí giữ vững vai trò chỉ đạo, định hướng để báo chí thực hiện tốt sứ mạng của báo chí cách mạng, tạo đồng thuận xã hội vì mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh, công tác đối ngoại, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị vững mạnh, sự phát triển đất nước bền vững; đẩy mạnh các biện pháp thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra trên diện rộng, trong đó tập trung thanh tra, kiểm tra tình trạng các trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội có dấu hiệu “báo hoá”...

Đẩy mạnh công tác xây dựng Đảng trong các cơ quan báo chí

Phát biểu kết luận hội nghị, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng đánh giá cao vai trò, hoạt động của báo chí nhưng cũng thắng thắn chỉ rõ những hạn chế còn chậm được khắc phục, xử lý.

Về những nhiệm vụ của báo chí trong năm 2020, đồng chí Võ Văn Thưởng nhấn mạnh, năm 2020 là năm có ý nghĩa quan trọng, với nhiều sự kiện lớn của đất nước, đòi hỏi cần tăng cường sự lãnh đạo, phối hợp chỉ đạo quản lý nhằm tạo sự thống nhất trong hoạt động báo chí; Thực hiện tốt cơ chế kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm các cơ quan báo chí có vi phạm Luật Báo chí và quy định của pháp luật về hoạt động báo chí.

Đối với các cơ quan báo chí cần tích cực chủ động truyền tải các thông tin tuyên truyền đầy đủ các nghị quyết của Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, phản ánh đậm nét những diễn biến quan trọng trong đời sống chính trị đất nước; Đồng thời đẩy mạnh tin bài liên quan tới công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch; thực hiện hiệu quả chức năng giám sát, phản biện xã hội.

Bên cạnh đó, báo chí cần đẩy mạnh thông tin tuyên truyền các sự kiện lớn của đất nước nêu bật các thành tựu trong nhiệm kỳ XII của Đảng; Phải coi trọng thông tin tuyên truyền về đại hội đảng các cấp, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái thù địch, đồng thời tỉnh táo trước các luận điệu lợi dụng báo chí để gây mất đoàn kết, hạ thấp uy tín cá nhân, tổ chức.

Đồng chí Võ Văn Thưởng cũng yêu cầu các cơ quan chủ quản báo chí và cơ quan báo chí phải khẩn trương thực hiện nghiêm quy hoạch báo chí tới năm 2025 và rà soát, sửa đổi các quy định không phù hợp với thực tiễn.

“Chúng ta không chậm được nữa, không lừng chừng được nữa trong thực hiện quy hoạch báo chí, đến giờ là rất chậm rồi…”, đồng chí Võ Văn Thưởng nhấn mạnh, đồng thời yêu cầu đẩy mạnh công tác xây dựng Đảng trong các cơ quan báo chí nhằm chống lại tự suy thoái, tự chuyển hóa trong lĩnh vực báo chí; Tiến hành xử nghiêm tình trạng “báo hóa” tạp chí để tạp chí phải trở về đúng bản chất là cơ quan thông tin chuyên sâu định kỳ, qua đó làm tăng niềm tin của người dân vào báo chí và những người làm báo chân chính.

Cũng tại Hội nghị, Ban Tuyên giáo Trung ương đã tặng Bằng khen cho các cơ quan, đơn vị có thành tích xuất sắc trong công tác báo chí năm 2019.

Đọc thêm

Khai mạc phiên chất vấn của HĐND TP Hà Nội Tin tức

Khai mạc phiên chất vấn của HĐND TP Hà Nội

TTTĐ - Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 17, hôm nay (3/7), HĐND TP Hà Nội sẽ thực hiện quyền giám sát trực tiếp đối với UBND TP thông qua hoạt động chất vấn, tái chất vấn.
Các doanh nghiệp Hàn Quốc đánh giá Việt Nam là điểm đến đầu tư đầy tiềm năng Tin tức

Các doanh nghiệp Hàn Quốc đánh giá Việt Nam là điểm đến đầu tư đầy tiềm năng

Chiều 2/7, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Hàn Quốc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội kiến Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol.
Thi đua "nước rút" để tháng 7/2024 khánh thành đường dây 500kV mạch 3 Thời sự

Thi đua "nước rút" để tháng 7/2024 khánh thành đường dây 500kV mạch 3

TTTĐ - Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo 288/TB-VPCP ngày 29/6/2024 kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại cuộc họp với một số địa phương để thúc đẩy tiến độ triển khai các Dự án đường dây 500 kV mạch 3 từ Quảng Trạch (Quảng Bình) đến Phố Nối (Hưng Yên).
Phấn đấu hoàn thành mục tiêu kim ngạch thương mại song phương đạt 100 tỷ USD vào năm 2025 Tin tức

Phấn đấu hoàn thành mục tiêu kim ngạch thương mại song phương đạt 100 tỷ USD vào năm 2025

Chiều 2/7, tại Seoul, Hàn Quốc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc hội đàm với Thủ tướng Hàn Quốc Han Duck Soo nhân chuyến thăm chính thức Hàn Quốc từ ngày 30/6 đến 3/7/2024.
Thông cáo báo chí chung Việt Nam - Hàn Quốc Tin tức

Thông cáo báo chí chung Việt Nam - Hàn Quốc

Nhân chuyến thăm chính thức Hàn Quốc của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân, hai bên đã ra Thông cáo báo chí chung. Dưới đây là toàn văn Thông cáo báo chí chung Việt Nam - Hàn Quốc.
Hà Nội thông qua Nghị quyết về chương trình giám sát năm 2025 Tin tức

Hà Nội thông qua Nghị quyết về chương trình giám sát năm 2025

TTTĐ - Chiều 2/7, tại kỳ họp thứ 17, HĐND thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết về chương trình giám sát năm 2025.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Hiệp hội Nghiên cứu đổi mới sáng tạo toàn cầu Hàn Quốc Tin tức

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Hiệp hội Nghiên cứu đổi mới sáng tạo toàn cầu Hàn Quốc

Chiều 2/7, tại thủ đô Seoul, trong chương trình thăm chính thức Hàn Quốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp Chủ tịch Hiệp hội Nghiên cứu đổi mới sáng tạo toàn cầu Hàn Quốc Kim Jin Pyo, nguyên Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc.
Tăng cường mạnh mẽ hơn nữa hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam và Hàn Quốc Tin tức

Tăng cường mạnh mẽ hơn nữa hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam và Hàn Quốc

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Hàn Quốc, sáng 2/7, tại Nhà Quốc hội Hàn Quốc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc hội kiến với Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Woo Won Shik.
Hà Nội có thêm 22 tuyến đường, phố mới Tin tức

Hà Nội có thêm 22 tuyến đường, phố mới

TTTĐ - Tại phiên làm việc sáng 2/7, với 91,4% đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, HĐND TP đã thông qua Nghị quyết về đặt tên, điều chỉnh độ dài một số đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn TP Hà Nội năm 2024.
Thông qua 11 nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội Tin tức

Thông qua 11 nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội

TTTĐ - Sáng 2/7, HĐND TP Hà Nội đã thông qua nghị Nghị quyết về nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng và thu, chi ngân sách 6 tháng cuối năm 2024, với 87/87 đại biểu có mặt tán thành (chiếm 93,55% tổng số đại biểu HĐND TP).
Xem thêm