Tag

Báo chí - Công đoàn đồng hành bảo vệ quyền lợi người lao động

Phóng sự 21/06/2023 08:10
aa
TTTĐ - Nhân dịp kỷ niệm 98 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2023), đồng chí Ngọ Duy Hiểu, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (nguyên Bí thư Thành đoàn Hà Nội) đã có buổi chia sẻ với báo Tuổi trẻ Thủ đô xoay quanh vấn đề vai trò của báo chí trong việc phối hợp tuyên truyền các chính sách pháp luật, bảo vệ quyền lợi người lao động và doanh nghiệp, nâng cao chất lượng hoạt động Công đoàn.
Công đoàn báo Tuổi trẻ Thủ đô luôn quan tâm bảo vệ quyền, lợi ích của đoàn viên, người lao động Điểm tựa, niềm tin của đoàn viên Công đoàn Công an Nhân dân Công đoàn Công an Nhân dân đón nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhì Nhiều sự kiện thể thao chào đón Đại hội Công đoàn PV GAS Nhiều chương trình ý nghĩa và thiết thực chào mừng Đại hội Công đoàn PV GAS

Luôn làm tốt vai trò “cầu nối” doanh nghiệp và người lao động

- PV: Với vai trò và sứ mệnh của mình, những năm qua, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh COVID -19, các cấp Công đoàn đã có những hoạt động gì nhằm chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cũng như bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng giúp đoàn viên, người lao động yên tâm làm việc, gắn bó với doanh nghiệp, vượt mọi khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, thưa ông?

- Đồng chí Ngọ Duy Hiểu, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam: Hôm nay chúng ta đang sống trong những ngày rất bình thường, hồi tưởng lại những tháng năm cả nước bị dịch bệnh COVID-19 hoành hành và toàn Đảng, toàn dân, toàn quân chống dịch, mới thấy sự khủng khiếp của dịch bệnh và giá trị của an toàn, của sự bình thường. Với chức năng đại diện cho người lao động, chăm lo, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, trong thời gian dịch bệnh, tổ chức Công đoàn cả nước đã tập trung truyên truyền, hướng dẫn người lao động phòng chống dịch, nhận rõ tác hại nguy cơ của dịch bệnh, xây dựng môi trường làm việc an toàn.

Báo chí - Công đoàn đồng hành bảo vệ quyền lợi người lao động
Đồng chí Ngọ Duy Hiểu, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

Khi dịch bệnh diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến việc làm, thu nhập, đời sống của người lao động, các cấp Công đoàn đã lắng nghe ý kiến của người lao động, doanh nghiệp để xây dựng những gói hỗ trợ và có biện pháp hỗ trợ kịp thời cho người lao động, nhất là đối tượng có hoàn cảnh khó khăn. Qua đó, các cấp Công đoàn đã hỗ trợ khoảng 10 nghìn tỷ đồng cho người lao động cả nước. Trong bối cảnh doanh nghiệp khó khăn, Công đoàn đồng hành, chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp như tạm dừng đóng kinh phí công đoàn, hỗ trợ kinh phí cho người lao động làm việc 3 tại chỗ. Các hoạt động hỗ trợ lực lượng tuyến đầu được tiến hành kịp thời với đối tượng rộng lớn. Các hoạt động Công đoàn hỗ trợ nhau về khẩu trang, nước khử khuẩn, nhu yếu phẩm, quà tặng giữa vùng chưa dịch với vùng có dịch, dịch phức tạp được diễn ra sôi nổi.

Trong giai đoạn dịch bệnh, Công đoàn đã có nhiều sáng kiến, sáng tạo, cách làm hay như tổ chức “Siêu thị 0 đồng”, “Tổ an toàn COVID”, “Bảo vệ vùng xanh doanh nghiệp”, “Cây ATM gạo”, “Đi chợ giúp công nhân”… Hàng vạn cán bộ Công đoàn đã gần gũi, tận tụy, ngày đêm chăm lo người lao động tại những điểm nóng về COVID-19… Nhờ vậy, vai trò của các cấp Công đoàn đã được đánh giá cao và tổ chức Công đoàn đã thực sự trở thành “chỗ dựa” vững chắc cho người lao động.

Báo chí - Công đoàn đồng hành bảo vệ quyền lợi người lao động
Ra mắt giao diện mới trang thông tin điện tử Công đoàn viên chức Việt Nam

Cùng với đó, các cấp Công đoàn đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động để người lao động vượt khó, phát động rộng rãi các phong trào thi đua yêu nước, khơi dậy động lực của người lao động, góp phần tăng năng suất lao động, phát triển kinh tế - xã hội, điển hình như chương trình “ 75 nghìn sáng kiến”, “ 1 triệu sáng kiến”. Công đoàn, trực tiếp là Tổng Liên đoàn đã rất chủ động, tích cực tham gia xây dựng chính sách, pháp luật, giám sát và phản biện xã hội, hình thành và tổ chức thực hiện các chính sách của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cho người lao động, giúp cả nước sớm kiểm soát dịch bệnh.

- PV: Xin ông cho biết, từ đầu năm đến nay, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có những giải pháp gì nhằm hỗ trợ doanh nghiệp ổn định sản xuất kinh doanh, đồng thời giúp người lao động mất việc sớm quay trở lại thị trường lao động?

- Đồng chí Ngọ Duy Hiểu: Nhiều tháng qua, tình trạng lao động mất việc, bị ảnh hưởng việc làm do doanh nghiệp thiếu đơn hàng đang diễn biến rất phức tạp. Đã có một số nhận định về việc tình trạng thiếu đơn hàng sẽ kéo dài, thậm chí sang cả năm 2024.

Báo chí - Công đoàn đồng hành bảo vệ quyền lợi người lao động
Đồng chí Ngọ Duy Hiểu, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thăm cán bộ, nhân viên ngành điện lực

Tổng Liên đoàn đã có đánh giá, khảo sát tình hình, chỉ đạo các cấp Công đoàn hỗ trợ cho các lao động khó khăn, thương lượng với người sử dụng lao động có phương án sử dụng, cắt giảm lao động hợp lý để tạo cơ hội việc làm và duy trì thu nhập cho người lao động… Tuy nhiên, với một vấn đề lớn, liên ngành, riêng Công đoàn sẽ không giải quyết được nhiều.

Trước vấn đề rất nóng này, Chính phủ đã có văn bản giao cho 4 Bộ, ngành và UBND các tỉnh tìm giải pháp, xây dựng chính sách hỗ trợ người lao động.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã trao đổi với phía cơ quan tham mưu của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về các giải pháp như: Giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp cho doanh nghiệp. Cùng với đó là một số giải pháp khác như tạm ngừng đóng quỹ hưu trí tử tuất; Hỗ trợ công tác đào tạo bồi dưỡng và nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động; Hỗ trợ cho doanh nghiệp vay để trả lương trong thời gian người lao động phải ngừng việc hoặc cho vay để doanh nghiệp phục hồi sản xuất; Đề nghị hỗ trợ cho người lao động thuộc nhóm đang phải tạm hoãn hợp đồng lao động, ngừng việc hoặc phải chấm dứt hợp đồng lao động; Tăng cường kết nối lao động việc làm, chia sẻ thông tin về thị trường lao động, đào tạo nghề, chuyển đổi nghề… Có thể nói, đây là một chùm giải pháp cho người lao động, người sử dụng lao động và doanh nghiệp trong bối cảnh khó khăn hiện nay.

Báo chí - Công đoàn đồng hành bảo vệ quyền lợi người lao động

Bên cạnh đó, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam kiến nghị chính thức với Chính phủ về một số giải pháp ổn định tình hình kinh tế vĩ mô, đặc biệt là về giá cả, lãi suất, nguồn cung ứng đầu vào cho doanh nghiệp, ổn định giá các mặt hàng thiết yếu; Cùng với đó đẩy mạnh xúc tiến thương mại tìm kiếm các thị trường mới để giúp doanh nghiệp và người lao động sớm ổn định.

Đặc biệt, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hiện đã triển khai gói hỗ trợ cho công nhân lao động gặp khó khăn đến ngày 31/3. Đối với đoàn viên Công đoàn, mức hỗ trợ là 1 - 3 triệu đồng/người; Những người không phải đoàn viên Công đoàn, mức hỗ trợ là 700.000 - 2,1 triệu đồng/người. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đang tổng kết gói này và nghiên cứu các chính sách hỗ trợ khác và sẽ chủ động triển khai hỗ trợ cho đoàn viên, công nhân lao động của mình.

Người bạn đồng hành tin cậy

- PV: Những năm qua, báo chí luôn đồng hành cùng các cơ quan, ban ngành nhằm tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước tới đông bảo công chúng, bạn đọc. Ông đánh giá như thế nào về vai trò của các cơ quan báo chí trong việc đồng hành cùng Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam trong giai đoạn vừa qua?

- Đồng chí Ngọ Duy Hiểu: Phát huy vai trò là “cầu nối” giữa các cấp Công đoàn và người lao động, thời gian qua, các cơ quan báo chí trong và ngoài hệ thống Công đoàn luôn đồng hành, phối hợp tuyên truyền kịp thời, sâu sắc về tình hình đời sống, việc làm của đoàn viên, công nhân viên chức lao động, hoạt động của tổ chức Công đoàn…Qua đó, xã hội thêm hiểu, chia sẻ với đoàn viên, người lao động, góp phần động viên, khích lệ các cấp Công đoàn và người lao động hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ đã đề ra.

Báo chí - Công đoàn đồng hành bảo vệ quyền lợi người lao động

Cụ thể, các cơ quan báo chí đã làm tốt công tác tuyên truyền về vị trí, vai trò của Công đoàn là tổ chức có sứ mệnh cao cả là đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động. Cùng với hệ thống Công đoàn, các cơ quan báo chí đã vào cuộc nhanh chóng, tích cực tuyên truyền và có nhiều tin, bài về các sự kiện của các tổ chức Công đoàn, chuyển tải tâm tư, nguyện vọng của người lao động, các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cũng như của tổ chức Công đoàn đến người lao động.

Các cơ quan báo chí đã phản ánh sâu về tình hình công nhân lao động và phản biện chính sách; Phản ánh hoạt động của Công đoàn chăm lo, bảo vệ người lao động; Tuyên truyền về các phong trào thi đua, biểu dương điển hình tiên tiến, hoạt động đối ngoại Công đoàn, công tác xây dựng chính sách, pháp luật... Nhờ có sự đồng hành của các cơ quan báo chí đã góp phần làm cho xã hội thêm hiểu, chia sẻ với đoàn viên, người lao động.

Báo chí - Công đoàn đồng hành bảo vệ quyền lợi người lao động

Đồng chí Ngọ Duy Hiểu, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam chụp ảnh lưu niệm cùng cán bộ, phóng viên

báo Tuổi trẻ Thủ đô

- PV: Là cựu thủ lĩnh Đoàn Thủ đô, trực tiếp quản lý báo Tuổi trẻ Thủ đô trong giai đoạn dài, ông đánh giá như thế nào về sự phát triển của tờ báo trong thời gian vừa qua? Đồng thời, ông có những chia sẻ, định hướng gì giúp Báo thực hiện tốt nhiệm vụ tuyên truyền, đồng hành cùng Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam trong giai đoạn sắp tới?

- Đồng chí Ngọ Duy Hiểu: Qua quá trình theo dõi sự phát triển của báo Tuổi trẻ Thủ đô, tôi đã chứng kiện nhiều cột mốc quan trọng của báo. Từ tờ báo của thế hệ trẻ Thủ đô, đến nay, báo Tuổi trẻ Thủ đô phát hành rộng rãi tại nhiều tỉnh, thành trong cả nước.

Ngoài báo in Tuổi trẻ Thủ đô, Tuổi trẻ và Đời sống, Khởi nghiệp trẻ, còn có báo điện tử www.tuoitrethudo.com.vn và các chuyên trang www.phapluat.tuoitrethudo.com.vn; khoinghieptre.tuoitrethudo.com.vn; www.giaoductre.tuoitrethudo.com.vn. Với những lợi thế này, báo Tuổi trẻ Thủ đô chính là “kênh” tuyên truyền có độ phủ sóng sâu rộng tới bạn đọc cả nước.

Báo chí - Công đoàn đồng hành bảo vệ quyền lợi người lao động
Đồng chí Ngọ Duy Hiểu, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và đồng chí Nguyễn Tiến Hưng, Phó Bí thư Thành đoàn Hà Nội chụp ảnh lưu niệm cùng Ban Biên tập báo Tuổi trẻ Thủ đô

Những năm qua, báo Tuổi trẻ Thủ đô là một trong số những tờ báo luôn đồng hành cùng Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam trong việc bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của người lao động, mang lại những kết quả cụ thể, giúp quyền lợi người lao động được đảm bảo tốt hơn. Từ đó xây dựng hình ảnh của tổ chức Công đoàn, đội ngũ cán bộ Công đoàn thực sự là người đại diện cho đoàn viên, người lao động, thấu hiểu tâm tư, nguyện vọng, giải quyết bức xúc của người lao động, góp phần cải thiện đời sống người lao động ngày càng tốt hơn.

Hiện nay, báo Tuổi trẻ Thủ đô đã có riêng chuyên trang, chuyên mục “Lao động - Việc làm” trên cả báo in và báo giấy với những tin, bài, ảnh tuyên truyền bám sát theo chủ đề, chủ điểm hàng tháng. Báo cũng thường xuyên phản ánh, thông tin đến công nhân viên chức lao động các chương trình phúc lợi cho người lao động, mái ấm Công đoàn, gương công nhân viên chức lao động tiêu biểu, tuyên truyền chính sách, pháp luật với người lao động... Ngoài ra, phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô còn viết bài, đưa tin nhiều hoạt động của tổ chức Công đoàn như: Phong trào “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”, đại hội Công đoàn các cấp...

Trong thời gian tới, tôi hy vọng báo Tuổi trẻ Thủ đô sẽ tiếp tục đồng hành với các cấp Công đoàn trong việc đại diện bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của người lao động. Đồng thời, báo cũng tích cực phản ánh những cách làm tốt, mô hình hiệu quả giúp đảm bảo quyền lợi tốt hơn cho người lao động, góp phần xây dựng hình ảnh của tổ chức Công đoàn, đội ngũ cán bộ Công đoàn thực sự là người đại diện cho đoàn viên, người lao động…

Trân trọng cảm ơn ông!

Đọc thêm

Những chuyện cảm động ở điểm cấp căn cước công dân Phóng sự

Những chuyện cảm động ở điểm cấp căn cước công dân

TTTĐ - Qua 2 năm triển khai thực hiện Đề án 06 của Chính phủ, cán bộ, chiến sĩ Công an quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội) luôn nỗ lực vượt qua khó khăn, hoàn thành xuất sắc các chiến dịch xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; cấp căn cước công dân (CCCD) gắn chíp… theo lộ trình đề ra. Đón Tết Giáp Thìn năm nay, người dân, doanh nghiệp có thêm niềm vui khi các thủ tục hành chính được đơn giản hóa, tiết kiệm thời gian, chi phí.
Thăng trầm làng đúc đồng trăm tuổi Phóng sự

Thăng trầm làng đúc đồng trăm tuổi

TTTĐ - Nghề đúc lư đồng xuất hiện ở Sài Gòn từ thế kỷ thứ XVIII, do hai nghệ nhân sau khi học nghề ở phủ Thừa Thiên đã đem về truyền dạy tại Phú Lâm, rồi chuyển tới làng An Hội (Gò Vấp). Một thời vàng son đã qua, giờ đây chỉ còn lại 4 hộ vẫn tiếp nối truyền thống, bền bỉ giữ lửa trao truyền cho con cháu.
Thực trạng chốn "ăn chơi" bậc nhất TP Hồ Chí Minh Phóng sự

Thực trạng chốn "ăn chơi" bậc nhất TP Hồ Chí Minh

TTTĐ - Tuy được mệnh danh là chốn ăn chơi bậc nhất "Sài thành" nhưng thực tế nhiều mô hình nhà hàng, bar, pub lounge, karaoke… tại Quận 1, TP Hồ Chí Minh lại đang ẩn khuất nhiều vấn đề và bất cập. Thậm chí, nhiều địa điểm đã nhận quyết định xử phạt nhưng có vẻ như “muỗi đốt inox”.
Thâm nhập những cánh rừng vùng biên đang ngày đêm "rỉ máu" Phóng sự

Thâm nhập những cánh rừng vùng biên đang ngày đêm "rỉ máu"

TTTĐ - Quá trình thâm nhập, phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô đã tận mắt chứng kiến những cánh rừng vùng biên giới tại hai xã Ia Púch và Ia Mơ, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai, đang ngày đêm "rỉ máu"
Bài cuối: Niềm vui trên khu tái định cư do doanh nghiệp xây dựng Phóng sự

Bài cuối: Niềm vui trên khu tái định cư do doanh nghiệp xây dựng

TTTĐ - Bên cạnh những khu tái định cư còn nhiều bất cập, thì Khu tái định cư Thủy điện Đăk Mi 1, do Công ty Cổ phần Quang Đức Kon Tum làm chủ đầu tư đang đem lại niềm vui, cuộc sống ấm no cho 37 hộ dân thôn Kon Năng, xã Đăk Choong, huyện Đăk Glei (Kon Tum).
Về với Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên Phóng sự

Về với Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên

TTTĐ - Chiều 9/12, tại Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên, đoàn công tác của báo Tuổi trẻ Thủ đô đã tới dự lễ cầu siêu, dâng hương tri ân những anh hùng hi sinh trên các mặt trận của tỉnh Hà Giang.
Bài 3: Người dân được hỗ trợ tiền, xã “giữ” làm tái định cư? Phóng sự

Bài 3: Người dân được hỗ trợ tiền, xã “giữ” làm tái định cư?

TTTĐ - Loạt bài phản ánh của báo Tuổi trẻ Thủ đô cho thấy nhiều bất cập tại các khu tái định cư thuộc dự án bố trí sắp xếp dân cư vùng thiên tai và vùng đặc biệt khó khăn ở huyện Đăk Glei (tỉnh Kon Tum) đang cần được tháo gỡ.
Bài 2: Đi không được, ở cũng không xong Phóng sự

Bài 2: Đi không được, ở cũng không xong

TTTĐ - Khi người dân chuyển về khu tái định cư đã phát hiện nhiều bất cập khiến các hộ dân “đi không được, ở cũng không xong”. Thậm chí, có hộ dân phải “bỏ của chạy lấy người”...
Bài 1: Người dân chưa thể "an cư" tại khu tái định cư Phóng sự

Bài 1: Người dân chưa thể "an cư" tại khu tái định cư

TTTĐ – Câu chuyện đầu tư khu tái định cư cho người dân vùng thiên tai, khó khăn tại huyện Đăk Glei (tỉnh Kon Tum) không được tính toán thấu đáo, dẫn đến dự án rơi vào cảnh hoang phế, gây lãng phí ngân sách Nhà nước.
Bài 5: Để “thuốc” phát huy tác dụng Phóng sự

Bài 5: Để “thuốc” phát huy tác dụng

TTTĐ - Liên quan đến việc triển khai Chỉ thị 24/CT-TU của Thành uỷ Hà Nội, phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô đã có cuộc trao đổi...
Xem thêm