Tag

Báo chí xây dựng niềm tin xã hội với giáo dục

Giáo dục 21/06/2022 08:00
aa
TTTĐ - Là một trong những ngành “nóng”, giáo dục luôn thu hút sự quan tâm và kỳ vọng lớn của dư luận xã hội. Nhiều năm qua, ngành Giáo dục đã chứng kiến không khí của sự đổi mới với những điều chỉnh, cải cách diễn ra liên tục.
Phát động cuộc thi xây dựng thiết bị dạy học số lần thứ I Bộ GD&ĐT yêu cầu giảm giá sách giáo khoa, không ép buộc học sinh, phụ huynh mua sách tham khảo Lãnh đạo Sở GD&ĐT Hà Nội chúc mừng Báo Tuổi trẻ Thủ đô nhân dịp 21/6

Trong vai trò giám sát, phản biện xã hội, báo chí có những tác động tích cực để nhân lên những việc làm hay, những hành động đẹp, cổ vũ, biểu dương để Giáo dục phát triển tốt hơn, xây dựng niềm tin của xã hội với ngành.

Hơn 3 năm theo dõi ngành đã cho tôi những trải nghiệm và kỉ niệm không thể nào quên với nghề khi mà có đến 2 năm trời, ngành Giáo dục chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch COVID-19.

Báo chí xây dựng niềm tin xã hội với giáo dục

Phóng viên theo dõi ngành Giáo dục tác nghiệp trong kỳ thi tốt nghiệp THPT

Trường học phải đóng cửa, những thông báo, chỉ thị liên tiếp được đưa ra với nỗ lực cùng toàn xã hội chung tay chống lại dịch bệnh, đảm bảo an toàn cao nhất cho học sinh. Đó là những ngày không thể nào quên của toàn xã hội nói chung và ngành Giáo dục nói riêng. Không chỉ nỗ lực ngày đêm vào công cuộc “chuyển đổi số”, cập nhật kiến thức, kỹ năng để dạy và học trực tuyến, thầy, cô vẫn phải bám trường, bám lớp, làm công tác vệ sinh để sẵn sàng đón học sinh quay trở lại bất cứ lúc nào. Tôi vẫn nhớ trong một lần phỏng vấn, một vị phụ huynh đã phải thốt lên: “Cứ dịch bệnh thế này khổ học sinh, tội thầy cô quá em ạ!”.

Trong khó khăn của việc dạy và học trực tuyến diễn ra hơn một năm trời, ngành Giáo dục Thủ đô đã xuất hiện biết bao câu chuyện và hình ảnh đẹp khi chương trình “Sóng và máy tính cho em” đã hỗ trợ được hàng triệu học sinh khó khăn của Thủ đô có thiết bị học trực tuyến.

Còn rất nhiều sự kiện giáo dục khác xảy ra nhưng để lại trong tôi những ấn tượng sâu sắc nhất chính là số phận, câu chuyện của những học sinh nghèo học giỏi; Là tình yêu nghề, yêu trò của biết bao nhà giáo Thủ đô. Đó là hình ảnh cô giáo Hòa ở huyện Chương Mỹ (Hà Nội) 15 năm gieo chữ cho những trẻ em khuyết tật, thiểu năng, không có khả năng học tập ở lớp bình thường trong ngôi chùa Hương Lan ở xã Đông Sơn. Đó là hình ảnh thầy Đỗ Minh Tiến ở trường PTCS Xã Đàn.

Hơn 30 năm theo đuổi sự nghiệp “trồng người”, những người thầy ấy không chỉ mang đến con chữ mà còn chở theo cả giấc mơ rất đỗi giản dị - ước mơ lũ trẻ câm điếc, khuyết tật nhanh chóng hòa nhập với cộng đồng, trở thành người có ích cho gia đình và xã hội… Dù cuộc sống còn bộn bề khó khăn nhưng sự hy sinh thầm lặng của họ chính là những điểm sáng để xây dựng niềm tin của xã hội với ngành Giáo dục.

Báo chí xây dựng niềm tin xã hội với giáo dục

Song song với những hình ảnh đẹp vẫn còn không ít những hiện tượng, vụ việc tiêu cực xảy ra ở ngành vốn có sức ảnh hưởng đến mọi nhà, luôn nhận được sự quan tâm và kỳ vọng lớn của xã hội. Những câu chuyện về lạm thu, về tình trạng chạy trường, chạy lớp vẫn xảy ra ở đây đó trong ngành khiến niềm tin đối với giáo dục bị lung lay.

Niềm tin là động lực nhưng đồng thời cũng là áp lực đối với ngành Giáo dục. Qua thời gian theo dõi ngành, được tiếp xúc với các thầy, cô giáo, những cán bộ làm công tác quản lý, tôi vẫn tin tưởng rằng, chỉ cần làm giáo dục bằng cái tâm trong sáng ắt sẽ gặt được những trái ngọt. Trái ngọt ấy chính là niềm tin của phụ huynh, xã hội dành cho nhà trường; Là những lứa học trò ngoan ngoãn, giỏi giang, có đức, có tài để ra đời trở thành công dân có ích cho xã hội.

Nhiều thầy cô vẫn đùa nói với tôi rằng: “Làm nghề giáo không khác gì làm dâu trăm họ”. Trong đó, một lớp học có bao nhiêu học sinh, bao nhiêu phụ huynh là từng ấy cá tính khác biệt. Đặc biệt, trong bối cảnh đời sống xã hội đang ngày càng phát triển mạnh mẽ, công nghệ thông tin được “update” liên tục, sự giám sát, phản biện của xã hội với ngành Giáo dục ngày càng cao (không chỉ qua báo chí chính thống mà còn các kênh mạng xã hội) thì áp lực đối với những người thầy ngày càng lớn hơn.

Trong quá trình làm nghề, nhiều khi, tôi chứng kiến những nhà giáo, người quản lý tâm huyết nhưng chỉ vì một sự bất cẩn, sơ sẩy rất nhỏ thôi sẽ phải gánh chịu búa rìu của dư luận, sự chỉ trích, lên án của xã hội đến nỗi họ dường như không còn chút động lực nào để cống hiến; Khi mọi cố gắng không được ghi nhận, không được sự tin tưởng...

Bởi vậy mới nói, để giáo dục tốt hơn, không chỉ cần sự nỗ lực của những người thầy, những cán bộ làm công tác quản lý ngành Giáo dục mà còn cần hơn hết sự đồng cảm, chia sẻ của phụ huynh, xã hội.

Còn rất nhiều những câu chuyện, kỷ niệm về nghề mà có lẽ mãi mãi tôi sẽ không thể nào quên được. Tôi muốn nói lời “cảm ơn” đến những nhân vật của mình - những người thầy, người cô, cán bộ làm công tác quản lý giáo dục, các em học sinh - những người đã đem đến cho tôi giây phút thăng hoa trong cảm xúc. Từ đó, tôi hiểu ngành hơn, có thêm nhiều bài học quý giá và học hỏi những giá trị “tôn sư trọng đạo” tính nhân văn, niềm tin, sự lạc quan để nỗ lực không ngừng dù khó khăn luôn hiện hữu phía trước…

Đọc thêm

Trao giải kỳ thi học sinh giỏi các môn văn hóa quận Ba Đình Giáo dục

Trao giải kỳ thi học sinh giỏi các môn văn hóa quận Ba Đình

TTTĐ - Ngày 21/11, Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Ba Đình, Hà Nội tổng kết và trao giải kỳ thi học sinh giỏi các môn văn hóa lớp 9 năm học 2024 - 2025.
Trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng khẳng định vị thế hàng đầu khu vực Giáo dục

Trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng khẳng định vị thế hàng đầu khu vực

TTTĐ - Với tầm nhìn trở thành "Trường đại học xanh Green University, đại học thông minh và phát triển bền vững", trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng đang không ngừng đổi mới và vươn lên, khẳng định vị thế hàng đầu trong khu vực và quốc tế.
Tận dụng sức mạnh công nghệ để tạo môi trường học tập đa dạng Giáo dục

Tận dụng sức mạnh công nghệ để tạo môi trường học tập đa dạng

TTTĐ - Ứng dụng AI để tổ chức các hoạt động giáo dục, kết hợp sức mạnh của công nghệ với tư duy và tâm huyết của giáo viên để tạo ra một môi trường học tập đa dạng, sáng tạo để dạy học sinh về nghề truyền thống… đó là những việc làm tiêu biểu của các nhà giáo Thủ đô tâm huyết, sáng tạo trong thời gian vừa qua.
Hệ thống giáo dục Lý Thái Tổ: 20 năm nâng bước tương lai Giáo dục

Hệ thống giáo dục Lý Thái Tổ: 20 năm nâng bước tương lai

TTTĐ - Ngày 19/11, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hệ thống giáo dục Lý Thái Tổ đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 20 năm thành lập (2004-2024).
Sôi nổi các hoạt động kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam Giáo dục

Sôi nổi các hoạt động kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam

TTTĐ - Kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024), các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội tổ chức nhiều cuộc thi và hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao... tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích thu hút giáo viên và học sinh tham gia.
Tạo “sắc hồng” trong trường chuyên hàng đầu của Thủ đô Giáo dục

Tạo “sắc hồng” trong trường chuyên hàng đầu của Thủ đô

TTTĐ - Nhắc đến Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam, mọi người sẽ nhớ ngay đến một ngôi trường hàng đầu của Thủ đô và cả nước về giáo dục mũi nhọn với hàng trăm lượt học sinh đạt giải cao trong các cuộc thi olympic quốc tế.
Trường THCS Mỹ Đình 1: Dấu ấn một chặng đường vươn mình bứt phá Giáo dục

Trường THCS Mỹ Đình 1: Dấu ấn một chặng đường vươn mình bứt phá

TTTĐ - Trường THCS Mỹ Đình 1 có cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học hiện đại. Những năm qua, thầy và trò nhà trường đã không ngừng vươn lên xây dựng nhà trường ngày càng khởi sắc trong mọi hoạt động.
Trường Tiểu học Xuân Phương: Hân hoan ngày “Tết thầy” Giáo dục

Trường Tiểu học Xuân Phương: Hân hoan ngày “Tết thầy”

TTTĐ - Ngày 20/11, Trường Tiểu học Xuân Phương tổ chức chương trình chào mừng 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
Nhà giáo chưa đủ sống sẽ không thể toàn tâm, toàn ý dạy học Giáo dục

Nhà giáo chưa đủ sống sẽ không thể toàn tâm, toàn ý dạy học

TTTĐ - Theo Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn, trong số 1,6 triệu giáo viên, có những nhà giáo chưa đủ sống. Do đó, họ không thể toàn tâm toàn ý cho việc dạy học.
Đại biểu Quốc hội nói về “không quản được thì cấm” trong dạy thêm Giáo dục

Đại biểu Quốc hội nói về “không quản được thì cấm” trong dạy thêm

TTTĐ - Theo đại biểu Quốc hội, dạy thêm học thêm cũng có những mặt tích cực; không phải giáo viên nào cũng xấu, ép học sinh học thêm.
Xem thêm