Tag

Bảo đảm an toàn cao nhất cho người dân trước "siêu bão" Yagi

Môi trường 06/09/2024 14:41
aa
TTTĐ - Thường trực Thành ủy Hà Nội yêu cầu, toàn bộ hệ thống chính trị của thành phố chủ động tổ chức theo dõi sát diễn biến tình hình bão, mưa, lũ, kịp thời chỉ đạo, triển khai công tác ứng phó theo phương châm "bốn tại chỗ" một cách thực chất theo nhiệm vụ, thẩm quyền được giao (gồm chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; phương tiện, vật tư tại chỗ; hậu cần tại chỗ), không để bị động, bất ngờ nhằm bảo đảm an toàn tính mạng, hạn chế thấp nhất thiệt hại về tài sản cho người dân...
Sẵn sàng ứng trực bảo đảm an toàn giao thông, giúp đỡ người dân Người dân chủ động phòng ngừa, giảm thiệt hại do mưa to, gió lớn
Học sinh Hà Nội nghỉ học để tránh siêu bão Yagi Điện của Thường trực Thành ủy Hà Nội về chủ động ứng phó cơn bão số 3
Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội đã họp chỉ đạo triển khai các biện pháp cấp bách bảo đảm an toàn về người và tài sản trên địa bàn TP.
Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội họp chỉ đạo triển khai các biện pháp cấp bách bảo đảm an toàn về người và tài sản trên địa bàn TP

Dự báo mưa to, gió lớn kéo dài trong 3 ngày

Bão số 3 là một trong những cơn bão mạnh nhất trong hàng chục năm trở lại đây. Mức độ rủi ro thiên tai rất cao. Khi đổ bộ đất liền, bão có nguy cơ ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của người dân tại nhiều địa phương, trong đó có thủ đô Hà Nội.

Sau khi đạt cấp siêu bão, bão số 3 tiếp tục duy trì cường độ, di chuyển theo hướng Tây với tốc độ 10 - 15 km/giờ. Dự kiến vào chiều tối ngày 7/9, bão đổ bộ đất liền khu vực Bắc Bộ (từ Quảng Ninh đến Nam Định) với cường độ cấp 9 - 12, giật cấp 13 - 14.

Ảnh mây vệ tinh siêu bão Yagi - Ảnh: NCHMF
Ảnh mây vệ tinh siêu bão Yagi - Ảnh: NCHMF

Phó Giám đốc Đài khí tượng thuỷ văn khu vực trung du và đồng bằng Bắc Bộ Nguyễn Văn Hiệp cho biết, do ảnh hưởng của bão số 3, từ sáng 7/9, hầu hết các quận, huyện trên địa bàn Hà Nội sẽ có gió mạnh cấp 5, cấp 6, sau tăng lên cấp 7 - 8, giật cấp 9. Gió mạnh có thể gây tốc mái, hư hại nhà cửa, làm gãy đổ cây cối, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và cơ sở hạ tầng.

Từ ngày 7 - 9/9, TP.Hà Nội sẽ có mưa to đến rất to và dông. Lượng mưa tại hầu hết các quận, huyện phổ biến ở mức 200 - 300 mm, có nơi trên 350 mm. Riêng các huyện: Đông Anh, Sóc Sơn, Mê Linh, lượng mưa dự báo vào khoảng 150 - 250 mm, có nơi trên 300 mm.

Mưa lớn kéo dài có thể gây ra sạt lở đất, đặc biệt là tại các khu vực có địa hình dốc; làm ngập úng, gãy đổ cây trồng, gây thiệt hại cho mùa màng, làm giảm tầm nhìn khi lái xe, gây trơn trượt và tai nạn giao thông; có thể làm quá tải hệ thống thoát nước đô thị, gây ra ngập úng trong các khu dân cư…

Cùng với mưa to, gió lớn, cơ quan khí tượng thuỷ văn cũng nhận định từ ngày 7 - 10/9, trên các sông suối Bắc Bộ (bao gồm cả Hà Nội), sẽ xuất hiện một đợt lũ, với đỉnh lũ trên sông Thao, sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam ở mức báo động 1 - báo động 2; sông Lô lên mức báo động1; sông Hoàng Long lên mức báo động 2.

Sẵn sàng nhân lực tham gia ứng phó "siêu bão"

Để hạn chế thấp nhất thiệt hại do bão số 3 gây ra, UBND TP. Hà Nội đã sớm ban hành Công điện số 10/CĐ-UBND chỉ đạo. Chiều tối 5/9, ngay sau cuộc họp trực tuyến với Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, Hà Nội cũng đã tổ chức họp bàn, lên phương án ứng phó với bão số 3. Động thái cho thấy lãnh đạo TP Hà Nội rất quan tâm đến diễn biến và tác động của bão số 3 đối với đời sống người dân.

Đặc biệt, để chủ động ứng phó với cơn bão số 3, Thành ủy Hà Nội đã ban hành công điện hỏa tốc yêu cầu các cấp ủy, chính quyền và toàn hệ thống chính trị của thành phố khẩn trương triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm sau:

Tăng cường công tác thông tin về diễn biến và tính chất nguy hiểm, phức tạp của cơn bão số 3; tuyên truyền cho toàn thể cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động, cộng đồng doanh nghiệp và Nhân dân nhận thức rõ mức độ nguy hiểm do bão số 3 gây ra, tập trung kêu gọi, vận động người dân khẩn trương về nơi cư trú an toàn; tránh tư tưởng phó mặc trong công tác phòng, chống bão cho cơ quan chức năng, đặc biệt là tư tưởng chủ quan, lơ là. Qua đó, đề cao cảnh giác, thường xuyên quan tâm, theo dõi, nắm chắc diễn biến tình hình của bão và chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống bão hiệu quả, đảm bảo hạn chế thấp nhất thiệt hại do bão gây ra, nhất là tại các khu vực ven sông, bệnh viện, trường học, khu vực tập trung đông dân cư và các cơ quan, doanh nghiệp.

Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Võ Nguyên Phong kiểm tra công tác vận hành, chuẩn bị ứng phó với bão số 3 tại Xí nghiệp Quản lý cụm công trình đầu mối Yên Sở.
Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Võ Nguyên Phong kiểm tra công tác vận hành, chuẩn bị ứng phó với bão số 3 tại Xí nghiệp Quản lý cụm công trình đầu mối Yên Sở

Các đơn vị chủ động tổ chức theo dõi sát thông tin dự báo, diễn biến tình hình bão, mưa, lũ, kịp thời chỉ đạo, triển khai công tác ứng phó theo phương châm "bốn tại chỗ" một cách thực chất theo nhiệm vụ, thẩm quyền được giao (gồm chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; phương tiện, vật tư tại chỗ; hậu cần tại chỗ), không để bị động, bất ngờ nhằm bảo đảm an toàn tính mạng, hạn chế thấp nhất thiệt hại về tài sản cho người dân. Các cơ quan, đơn vị chủ động phương án sẵn sàng hiệp đồng với lực lượng quân đội, công an để làm tốt công tác phòng, chống bão, lũ.

Các đồng chí trong Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu thành phố, Ban Cán sự Đảng UBND TP, các quận ủy, huyện ủy, thị ủy đảng uỷ trực thuộc Thành ủy, các đồng chí Uỷ viên Ban Chấp hành Đảng bộ TP chủ động nắm sát tình hình bão để tập trung kịp thời thực hiện tốt một số nhiệm vụ sau:

Thành ủy yêu cầu khẩn trương chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ phòng, chống bão và tăng cường kiểm tra việc thực hiện theo chỉ đạo tại Công điện số 87/CĐ-TTg ngày 5/9/2024 của Thủ tướng Chính phủ và Công điện số 10/CĐ-UBND ngày 4/9/2024 của Chủ tịch UBND thành phố. Các đơn vị theo dõi chặt chẽ bản tin dự báo, cảnh báo, thông tin kịp thời về diễn biến bão, mưa lũ, nguy cơ lũ quét, sạt lở đất để các cơ quan liên quan và người dân biết, chủ động triển khai các biện pháp ứng phó.

Các địa phương, đơn vị kiểm soát, hướng dẫn giao thông an toàn, nhất là qua các khu vực ngập sâu, nước chảy xiết; chủ động bố trí lực lượng, vật tư, phương tiện để khắc phục sự cố, kiểm soát việc đi lại, tổ chức phân luồng, hướng dẫn giao thông trong thời gian bão đổ bộ, mưa lớn; sẵn sàng lực lượng, phương tiện để kịp thời cứu hộ, cứu nạn và khắc phục nhanh hậu quả bão, lũ xảy ra trên địa bàn thành phố Hà Nội...

Các đơn vị theo dõi sát tình hình bão, lũ, chủ động chỉ đạo, triển khai công tác bảo đảm an toàn đê điều, hồ đập, bảo vệ sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng khai thác và ngăn nguy cơ ngập lụt từ lũ rừng ngang; đảm bảo dự trữ, cung ứng hàng hóa, nhu yếu phẩm phục vụ nhu cầu của người dân, chủ động kích hoạt các trạm bơm tiêu để đón trước các khu vực trọng điểm tiêu úng; triển khai các biện pháp bảo vệ hồ đập, đê điều, nhất là khu vực các huyện Quốc Oai, Chương Mỹ, Mỹ Đức, Thạch Thất...

Ứng trực 100% nhân lực, thiết bị xử lý úng ngập nội đô

Đối với các Công ty TNHH MTV: Thoát nước Hà Nội, Công viên cây xanh Hà Nội, Chiếu sáng và thiết bị đô thị cần phải ứng trực 100% nhân lực, thiết bị theo phương án phòng chống thiên tai, xử lý úng ngập nội đô, khu vực nông nghiệp, hỗ trợ xử lý úng ngập các quận, huyện giáp ranh. Thành ủy Hà Nội lưu ý, kiểm tra tất cả các trạm bơm do Sở Xây dựng và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý; hạ mực nước các hồ chứa về mức tối thiểu nhất. Kịch bản nếu trường hợp bị ngập úng sâu thì phải ưu tiên chống ngập cho các trạm bơm trước (đảm bảo 100% trạm bơm phải có điện). Các đơn vị khẩn trương chỉ đạo kiểm tra, đôn đốc công tác bảo đảm an toàn công trình xây dựng đang thi công và nhà cửa, kho tàng, trụ sở, trường học, bệnh viện, nhất là những nơi ven sông và các vị trí xung yếu khác. Có biện pháp hiệu quả để phòng, chống úng ngập khu đô thị; chẳng chống, cắt tỉa, giải tỏa các cây có nguy cơ gẫy, đổ, ứng phó mưa to, gió lớn.

Đội tuần tra canh gác đê, dân quân thường trực phường Phúc Xá ứng trực phòng, chống lụt bão. Ảnh: Mai Hữu
Đội tuần tra canh gác đê, dân quân phường Phúc Xá, quận Ba Đình ứng trực phòng, chống lụt bão. Ảnh: Mai Hữu

Thành ủy Hà Nội yêu cầu xây dựng phương án kịp thời và kiên quyết sơ tán người dân trong vùng có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3, các hộ dân đang cư trú ở những khu nhà chung cư xuống cấp, chung cư cao tầng, nhà ở nguy hiểm, nhà riêng lẻ có nguy cơ sụp đổ để di chuyển đến trụ sở UBND phường, xã, trường học, nơi kiên cố, an toàn trước khi bão đổ bộ vào đất liền. Đối với các công trường xây dựng, phải có biện pháp chống rơi vật liệu từ trên cao; cần trục tháp phải hạ cần và cố định cần trục.

Các địa phương triển khai công tác vệ sinh môi trường, phòng, chống dịch bệnh trong và sau mựa lũ. Theo dõi số lượng khách du lịch, thông tin đến các doanh nghiệp du lịch về tình hình bão để chủ động ứng phó.

Ban Tuyên giáo Thành ủy chỉ đạo Đài Phát thanh và Truyền hình thành phố và các cơ quan báo chí của thành phố thường xuyên cập nhật, phát tin về diễn biến của cơn bão và sự chỉ đạo công tác phòng, chống bão của các cấp, các ngành để cán bộ, đảng viên và Nhân dân biết, chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống bão.

Tất cả hệ thống chính trị phải vào cuộc, cấp ủy các cấp trực tiếp chỉ đạo, điều phối các lực lượng, đặc biệt là lực lượng quân đội, công an bảo đảm an ninh, trật tự trên địa bàn thành phố; tập trung chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện công tác phòng ngừa, ứng phó với tinh thần ở mức cao nhất.

Đọc thêm

Điện của Thường trực Thành ủy Hà Nội về chủ động ứng phó cơn bão số 3 Xã hội

Điện của Thường trực Thành ủy Hà Nội về chủ động ứng phó cơn bão số 3

TTTĐ - Ngày 5/9, Thường trực Thành ủy ban hành Điện về việc chủ động ứng phó với cơn bão số 3 trên địa bàn TP Hà Nội.
Người dân chủ động phòng ngừa, giảm thiệt hại do mưa to, gió lớn Môi trường

Người dân chủ động phòng ngừa, giảm thiệt hại do mưa to, gió lớn

TTTĐ - Sau khi đạt cấp siêu bão, bão số 3 tiếp tục duy trì cường độ, di chuyển theo hướng Tây với tốc độ 10 - 15km/giờ. Dự kiến chiều tối 7/9, bão đổ bộ đất liền khu vực Bắc Bộ (từ Quảng Ninh đến Nam Định) với cường độ cấp 9 - 12, giật cấp 13 - 14. Do ảnh hưởng của bão số 3, từ sáng 7 đến ngày 9/9, thành phố Hà Nội có mưa to đến rất to và dông.
Tính toán cơ chế, chính sách bảo vệ môi trường từ sớm, từ xa Môi trường

Tính toán cơ chế, chính sách bảo vệ môi trường từ sớm, từ xa

TTTĐ - Sáng 6/9, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp, cho ý kiến hoàn thiện Dự thảo nghị định sửa đổi bổ sung Nghị định số 08/NĐ-CP/2022 quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường (Dự thảo Nghị định).
Đêm nay, siêu bão Yagi ảnh hưởng trực tiếp vịnh Bắc Bộ Môi trường

Đêm nay, siêu bão Yagi ảnh hưởng trực tiếp vịnh Bắc Bộ

TTTĐ - Cơn bão số 3 (tên quốc tế Yagi) là một trong những cơn bão mạnh nhất trong hàng chục năm trở lại đây. Khi đổ bộ đất liền, bão có nguy cơ ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của người dân tại nhiều địa phương, trong đó có Thủ đô Hà Nội.
Khí đốt và LNG là mấu chốt cho sự phát triển kinh tế của đất nước Môi trường

Khí đốt và LNG là mấu chốt cho sự phát triển kinh tế của đất nước

TTTĐ - Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam phụ thuộc vào các khoản đầu tư chiến lược vào cơ sở hạ tầng khí đốt, hợp đồng khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) và những cải cách chính sách quan trọng, khi nhu cầu về khí đốt của quốc gia dự kiến tăng trung bình 12% mỗi năm và có thể tăng gấp ba lần vào giữa những năm 2030 - theo nghiên cứu của công ty nghiên cứu và tư vấn thị trường năng lượng Wood Mackenzie.
Đề phòng nguy cơ xảy ra dông, lốc và gió giật mạnh trước khi bão đổ bộ Môi trường

Đề phòng nguy cơ xảy ra dông, lốc và gió giật mạnh trước khi bão đổ bộ

TTTĐ - Hồi 10 giờ ngày 6/9, vị trí tâm siêu bão ở vào khoảng 19,3 độ Vĩ Bắc; 112,0 độ Kinh Đông, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 130km về phía Đông Đông Nam; cách Quảng Ninh khoảng 570km về phía Đông Đông Nam.
Bộ đội Biên phòng Quảng Ninh khẩn trương triển khai ứng phó siêu bão Môi trường

Bộ đội Biên phòng Quảng Ninh khẩn trương triển khai ứng phó siêu bão

TTTĐ - Bão số 3 (Yagi) đã mạnh lên thành siêu bão, được dự báo có cường độ rất mạnh, mức độ rủi ro thiên tai lớn, diễn biến phức tạp. Trước tình hình đó, bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Quảng Ninh chủ động các phương án để phòng, chống và ứng phó.
Cận cảnh nhà máy xử lý nước thải lớn nhất nước Môi trường

Cận cảnh nhà máy xử lý nước thải lớn nhất nước

TTTĐ - Nhà máy xử lý nước thải Nhiêu Lộc - Thị Nghè (TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh) với công suất 480.000m3/ngày là dự án nhà máy xử lý nước thải lớn nhất nước. Hiện dự án đã đạt hơn 40% tiến độ. Diện tích đất dành xây dựng nhà máy khoảng 38ha, với tổng vốn đầu tư khoảng 6.000 tỷ đồng. Dự kiến nhà máy đưa vào hoạt động vào năm 2025.
Bão số 3 giật trên cấp 17, cách Quảng Ninh khoảng 600km Môi trường

Bão số 3 giật trên cấp 17, cách Quảng Ninh khoảng 600km

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia, hồi 7h ngày 6/9, vị trí tâm siêu bão ở vào khoảng 19,2 độ Vĩ Bắc; 112,3 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Bắc khu vực Bắc Biển Đông, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 160km về phía Đông Đông Nam; cách Quảng Ninh khoảng 600km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm siêu bão mạnh cấp 16 (184-201km/h), giật trên cấp 17, di chuyển theo hướng Tây, tốc độ 15-20km/h.
Quảng Ninh cấm biển, tạm dừng khai thác các chuyến bay Môi trường

Quảng Ninh cấm biển, tạm dừng khai thác các chuyến bay

Thực hiện chỉ đạo từ Cục Hàng không Việt Nam và tỉnh Quảng Ninh, Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn sẽ tạm ngừng tiếp thu, khai thác tàu bay từ 4h đến 16h ngày 7/9.
Xem thêm