Tag

Bảo đảm dinh dưỡng giúp phòng chống dịch hiệu quả

Sức khỏe 11/09/2020 17:12
aa
TTTĐ - Tại nhiều quốc gia trên thế giới như Nhật Bản, Thái Lan, Hàn Quốc, Anh, Mỹ… Chương trình Sữa học đường được triển khai từ rất sớm, giúp phát triển thể lực, tầm vóc của nhiều thế hệ và tạo thói quen sử dụng sữa hàng ngày cho trẻ em. Trong khi đó, tại Việt Nam tỷ lệ trẻ em còi xương, suy dinh dưỡng, thiếu máu vẫn ở mức rất cao so với thế giới.

Để cải thiện tình trạng trên, bên cạnh việc bảo đảm dinh dưỡng từ các khẩu phần ăn của trẻ, việc thực hiện chương trình sữa học đường, có nghĩa là cho tất cả học sinh Mẫu giáo và Tiểu học uống sữa tại trường với định mức mỗi em sẽ được uống 180ml sữa/lần và 4 lần/trong tuần trong vòng 9 tháng sẽ giúp trẻ được cung cấp và bổ sung đầy đủ các vi chất dinh dưỡng quan trọng cho sự phát triển toàn diện của trẻ, làm giảm dần tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em, đặc biệt là suy dinh dưỡng chiều cao hiện nay.

Mục tiêu chung của chương trình là cải thiện tình trạng dinh dưỡng của trẻ em mẫu giáo và tiểu học thông qua hoạt động cho trẻ em uống sữa học đường nhằm giảm tỉ lệ suy dinh dưỡng, nâng cao tầm vóc, thể lực của trẻ em. Đến năm 2020, tập trung giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng nhẹ cân, thấp còi, cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ tại các trường mẫu giáo, tiểu học và nâng cao thể trạng của trẻ em trên địa bàn tỉnh góp phần phát triển nguồn nhân lực trong tương lai.

Việt Nam là đất nước đang phát triển, nhiều gia đình có điều kiện cho con uống sữa, một số trường mẫu giáo, tiểu học cũng cho trẻ uống sữa tại trường trong các bữa ăn bán trú. Tuy nhiên, tỷ lệ trẻ được uống sữa tại trường không cao và không đồng đều. Số trẻ được uống sữa và chăm sóc dinh dưỡng đầy đủ tại trường chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn, trong khi trẻ em ở vùng sâu, vùng xa không thể tiếp cận được Chương trình Sữa học đường.

Vitamin D (có trong các sản phẩm sữa) có vai trò điều hòa miễn dịch, được khuyên dùng để phòng ngừa các bệnh đường hô hấp thường gặp ở trẻ em
Vitamin D (có trong các sản phẩm sữa) có vai trò điều hòa miễn dịch, được khuyên dùng để phòng ngừa các bệnh đường hô hấp thường gặp ở trẻ em

Vì vậy, Chương trình Sữa học đường được triển khai gắn với an sinh xã hội có sự chỉ đạo từ cơ quan quản lý nhà nước theo Quyết định 1340/QĐ-TTg ngày 8/7/2016 của Thủ tường Chính phủ với nhiều ý nghĩa quan trọng. Đó là: Đảm bảo công bằng xã hội, cơ hội tiếp cận dinh dưỡng công bằng đối với mọi trẻ em lứa tuổi mẫu giáo, tiểu học; Giúp cải thiện chế độ dinh dưỡng nhằm giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng, thiếu vi chất dinh dưỡng ở trẻ em; Nâng cao thể lực, tầm vóc trẻ em và thanh thiếu niên Việt Nam, tiến tới cải thiện chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam; Thực hiện đầy đủ và trọn vẹn Công ước Quyền trẻ em, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

Đối với trẻ, sữa dùng trong chương trình có thành phần sữa cân đối, giàu protein chất lượng cao cần thiết, các chất béo có lợi và chứa đầy đủ các vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là vitamin D và Canxi, photpho, kẽm… giúp xương phát triển tốt và tăng chiều cao. Vì vậy, Viện Dinh dưỡng, Bộ Y tế khuyến nghị trẻ em cần được uống sữa hàng ngày theo nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam.

Thông qua chương trình Sữa học đường, trẻ em được giáo dục về vai trò quan trọng của chế độ dinh dưỡng, hình thành thói quen tốt như uống sữa mỗi ngày, đúng giờ để hỗ trợ tăng cường thể chất, trí tuệ. Đồng thời, các em cũng được nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh chung và bảo vệ môi trường thông qua việc gấp vỏ hộp gọn gàng sau khi uống sữa để dễ thu gom, tự giác bỏ vào thùng rác đúng quy định...

Báo cáo của Viện Dinh dưỡng cho biết, tuy những năm qua, Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể về cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho người dân, như tỉ lệ suy dinh dưỡng trẻ em đã giảm khá nhanh và bền vững, song vẫn đang phải đối mặt với những thách thức như tỉ lệ suy dinh dưỡng thấp còi (chiều cao theo tuổi) ở trẻ em dưới 5 tuổi mỗi năm vẫn còn ở mức cao (24,3%) và có sự chênh lệch giữa các vùng, nhất là vùng núi, vùng khó khăn và nông thôn với thành phố, đồng bằng. Tỷ lệ này ở miền núi phía Bắc là 30,3% và Tây Nguyên là 34,2%. “Suy dinh dưỡng thấp còi và thiếu vi chất dinh dưỡng là những nguyên nhân chính dẫn tới chiều cao còn thấp ở thanh niên Việt Nam”, báo cáo khẳng định.

Ngoài ra, thiếu vi chất dinh dưỡng còn ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, tới sự phát triển thể lực, tầm vóc, trí tuệ, cản trở sự tăng trưởng và phát triển toàn diện của trẻ em và khả năng sinh sản, cũng như năng suất lao động của người lớn. Trong khi đó, việc thực hiện chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, chế độ dinh dưỡng học đường, dinh dưỡng cho người lao động, mới chỉ đạt kết quả bước đầu.

Thông qua chương trình Sữa học đường, trẻ em được giáo dục về vai trò quan trọng của chế độ dinh dưỡng, hình thành thói quen tốt như uống sữa mỗi ngày
Thông qua chương trình Sữa học đường, trẻ em được giáo dục về vai trò quan trọng của chế độ dinh dưỡng, hình thành thói quen tốt như uống sữa mỗi ngày

Theo Phó Giáo sư, bác sĩ Lê Bạch Mai - nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia, người Việt thường thiếu hụt vitamin A, vitamin D, kẽm, sắt, thiếu đa vi chất, khẩu phần canxi thấp. Kết quả điều tra năm 2014 - 2015 của Viện Dinh dưỡng quốc gia cho thấy, tỷ lệ thiếu vitamin A tiền lâm sàng ở trẻ dưới 5 tuổi là 13%; 80,3% phụ nữ có thai; 63,6% phụ nữ tuổi sinh đẻ; 69,4% trẻ dưới 5 tuổi bị thiếu kẽm và đến 45% trẻ 6 - 12 tháng tuổi thiếu máu.

Với các cháu được uống sữa theo Chương trình Sữa học đường, sử dụng sữa tăng cường đa vi chất sẽ có lợi hơn cho sự tăng trưởng và phát triển.

Các nhà sản xuất sữa nên quan tâm bổ sung thêm nhiều vi chất quan trọng vào sản phẩm sữa để góp phần cải thiện thể trạng người Việt. Theo điều tra của Viện Dinh dưỡng, khẩu phần ăn của người Việt hầu hết không đáp ứng đủ nhu cầu về các vitamin và chất khoáng, dẫn đến tình trạng thiếu hụt vi chất.

Dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp. Ngoài việc làm theo các khuyến cáo của y tế về phòng dịch Covid-19 thì dinh dưỡng đóng một vai trò quan trọng. Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo mạnh mẽ rằng trong thời gian có đại dịch, cần quan tâm tối đa đến chế độ dinh dưỡng của trẻ để hỗ trợ hệ miễn dịch.

Ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, nhiều trái cây tươi và rau quả cũng như thịt, cá, trứng và sữa nên có mặt trên bàn ăn của học sinh; Không cho trẻ ăn quá no, không ăn nhiều đồ béo, ngọt và nước nên được uống càng nhiều càng tốt.

Vitamin D có vai trò điều hòa miễn dịch, được khuyên dùng để phòng ngừa các bệnh đường hô hấp thường gặp ở trẻ em. Tổ chức Y tế Thế giới tin rằng mức độ lành mạnh của loại vitamin này trong máu của những người có Covid-19 giúp tránh cơn bão cytokine, khi hệ thống miễn dịch phản ứng quá mức và tấn công các tế bào và mô của chính nó. Theo khuyến nghị, lượng vitamin D hàng ngày cho trẻ em và thanh thiếu niên dưới 18 tuổi là 600 IU (15 mcg). Để cơ thể trẻ không bị thiếu loại vitamin quan trọng này, cần bổ sung trong khẩu phần ăn các thực phẩm giàu vitamin D như: Gan cá tuyết, nấm, sữa, trứng, gan bò, ức gà, bông cải xanh, chuối, táo, hạnh nhân, đậu lăng, bánh mì nguyên hạt…

Sữa tươi là nguồn dinh dưỡng dễ sử dụng hằng ngày giúp cung cấp hiệu quả nguồn năng lượng, chất béo và chất đạm. Sữa tươi chính là nguồn thực phẩm hữu hiệu khi bạn cần bổ sung năng lượng cho cơ thể vào những buổi xế trưa/ chiều hoặc những lúc làm việc căng thẳng. Một ly sữa tươi thơm ngon, thuần khiết vừa cho bạn cảm giác ngon miệng khi thưởng thức lại vừa bổ sung năng lượng tức thì để cơ thể sẵn sàng làm tốt các công việc hằng ngày.

Sữa tươi cũng là nguồn thực phẩm rất giàu các Vitamin tự nhiên. Khi uống sữa tươi, cơ thể được bổ sung các vitamin thiết yếu có trong sữa như vitamin A, vitamin D, vitamin B cùng các nguyên tố vi lượng như Magie, Phốt pho, selen. Nhờ vậy, cơ thể sẽ tăng sức đề kháng, hệ miễn dịch khỏe mạnh, phát triển hệ thần kinh và duy trì quá trình trao đổi chất.

Bên cạnh đó, bình thường các loại sữa đều đã có chứa vitamin D, với các loại sữa có công thức chuyên biệt thì càng chú trọng bổ sung thành phần này, cho nên đây là một nguồn thực phẩm tốt để giúp bổ sung canxi và vitamin D.

Đọc thêm

Trẻ táo bón, mẩn ngứa quanh miệng do dị ứng sữa Chung tay vì an toàn thực phẩm

Trẻ táo bón, mẩn ngứa quanh miệng do dị ứng sữa

TTTĐ - Dị ứng sữa là một trong những dị ứng thức ăn phổ biến nhất ở trẻ em, là một phản ứng bất thường của hệ miễn dịch với sữa và các sản phẩm từ sữa. Tuy nhiên nhiều phụ huynh thường chủ quan trước tình trạng dị ứng thực phẩm ở trẻ nhỏ.
Nam thanh niên suy đa tạng sau khi bị mò đốt Tin Y tế

Nam thanh niên suy đa tạng sau khi bị mò đốt

TTTĐ - Theo thông tin từ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, đơn vị này đã tiếp nhận và điều trị thành công cho nam bệnh nhân (36 tuổi) gặp biến chứng suy đa tạng vì sốt mò.
Kết luận thanh tra các phòng khám chuyên khoa ngoài công lập Tin Y tế

Kết luận thanh tra các phòng khám chuyên khoa ngoài công lập

TTTĐ - Thanh tra Sở Y tế vừa ban hành kết luận số 233/KL-TTr thanh tra việc chấp hành các quy định của Nhà nước về khám bệnh, chữa bệnh tại các phòng khám chuyên khoa ngoài công lập trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Công ty Cổ phần dịch vụ phân tích di truyền bị phạt 45 triệu đồng Tin Y tế

Công ty Cổ phần dịch vụ phân tích di truyền bị phạt 45 triệu đồng

TTTĐ - Trong tuần qua, Thanh tra Sở Y tế Hà Nội đã kiểm tra và ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính 6 cơ sở hành nghề y, dược ngoài công lập và 2 cơ sở kinh doanh thực phẩm với số tiền trên 181 triệu đồng.
Uống thuốc Nam bừa bãi, tế bào gan bị hủy hoại Tin Y tế

Uống thuốc Nam bừa bãi, tế bào gan bị hủy hoại

TTTĐ - Theo thông tin từ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, bệnh viện đã tiếp nhận một bệnh nhân tự ý dừng thuốc kháng virus viêm gan B, chuyển sang uống thuốc nam không rõ nguồn gốc khiến tế bào gan bị hủy hoại rất nặng.
Tiêu hủy lô sản phẩm Estro Skin Royal không đảm bảo chất lượng Tin Y tế

Tiêu hủy lô sản phẩm Estro Skin Royal không đảm bảo chất lượng

TTTĐ - Sở Y tế ra thông báo 2980/SYT-NVD về việc đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy lô sản phẩm Estro Skin Royal không đảm bảo chất lượng.
Tăng cường công tác phòng, chống mù lòa cho người dân Tin Y tế

Tăng cường công tác phòng, chống mù lòa cho người dân

TTTĐ - Nhằm tăng cường cơ hội tiếp cận của người dân với dịch vụ dự phòng, phát hiện sớm, điều trị và phục hồi chức năng mắt, giảm tỷ lệ các bệnh gây mù lòa, Sở Y tế Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 2838/KH-SYT về việc phòng chống mù lòa trên địa bàn thành phố năm 2024.
Nâng cao hiệu quả công tác dân số Tin Y tế

Nâng cao hiệu quả công tác dân số

TTTĐ - Bộ Y tế vừa có văn bản hướng dẫn tổ chức các hoạt động hưởng ứng ngày Dân số Thế giới 11/7 gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Hà Nội ghi nhận thêm 84 ca mắc sốt xuất huyết Tin Y tế

Hà Nội ghi nhận thêm 84 ca mắc sốt xuất huyết

TTTĐ - Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 21/6 đến ngày 28/6), toàn thành phố ghi nhận 84 ca mắc sốt xuất huyết; ghi nhận 30 ca mắc tay chân miệng, giảm 17 ca so với tuần trước.
Nỗi lo thừa cân, béo phì mỗi dịp nghỉ hè Chung tay vì an toàn thực phẩm

Nỗi lo thừa cân, béo phì mỗi dịp nghỉ hè

TTTĐ - Mỗi dịp hè đến, để con có được kỳ nghỉ “xả hơi” đúng nghĩa, nhiều phụ huynh thường cho con ăn uống và ngủ nghỉ thoải mái, khiến cân nặng của các con tăng vọt chỉ trong thời gian ngắn.
Xem thêm